Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết bài thơ “Những cánh buồm” (năm 1962) và in trong tập thơ cùng tên năm 1964. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân trời bao la phía trước. Từ niềm mơ ước ấy của con, tác giả đã giãi bày nỗi niềm của chính mình về những khát khao vẫn còn dang dở, muốn chuyển tiếp cho thế hệ tương lai thực hiện sau này. Chính nhờ ý tứ trong sáng, giản dị mà đằm sâu triết lí ấy, “Những cánh buồm” vẫn khắc khoải không nguôi trong mỗi hồn người.

Mở đầu bài thơ là không gian biển xanh, cát trắng và ánh mặt trời rực rỡ trên cao. Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở. Cuộc đi bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay đó là hành trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ? Một cha, một con cứ thế bước đi “dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Trung Thông đã viết những câu thơ đầu tiên thật tự nhiên: Hai cha con dắt đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.

Hai cái bóng, một “dài lênh khênh” của người cha đã trưởng thành, một của đứa con thơ bụ bẫm nên “tròn chắc nịch” giữa mênh mông bãi cát rộng dài của biển. Hình ảnh thơ đẹp quá, đẹp đến say lòng cùng với một giọng thơ vui tươi, trong sáng. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi.

Cuộc chuyện trò thân mật giữa hai cha con bắt đầu từ câu hỏi ngây thơ mà đầy háo hức và thông minh của đứa trẻ khiến cho người cha không thể không trả lời. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy? Lúc này, hình ảnh cánh buồm xuất hiện để người cha khơi gợi niềm mơ ước cho con: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa có nhà... ( Vietnam.net)

Ghi lại đáp án chứa câu trả lời đúng ra giấy kiểm tra

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm

Câu 2. Câu “Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở.” thành phần được mở rộng bằng cụm chủ vị là thành phần nào?

A. Thành tố phụ sau trong cụm động từ.

B. Thành tố phụ sau trong cụm danh từ.

C. Thành tố phụ sau trong cụm tính từ.

D. Thành phần trạng ngữ.

docx 4 trang Thái Bảo 31/07/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN NGỮ VĂN Năm học 2023 – 2024 KHỐI 7 Thời gian: 90 phút MÃ ĐỀ V7-CKI-02 Ngày thi: 21/12/2023 I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết bài thơ “Những cánh buồm” (năm 1962) và in trong tập thơ cùng tên năm 1964. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân trời bao la phía trước. Từ niềm mơ ước ấy của con, tác giả đã giãi bày nỗi niềm của chính mình về những khát khao vẫn còn dang dở, muốn chuyển tiếp cho thế hệ tương lai thực hiện sau này. Chính nhờ ý tứ trong sáng, giản dị mà đằm sâu triết lí ấy, “Những cánh buồm” vẫn khắc khoải không nguôi trong mỗi hồn người. Mở đầu bài thơ là không gian biển xanh, cát trắng và ánh mặt trời rực rỡ trên cao. Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở. Cuộc đi bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay đó là hành trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ? Một cha, một con cứ thế bước đi “dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Trung Thông đã viết những câu thơ đầu tiên thật tự nhiên: Hai cha con dắt đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh. Hai cái bóng, một “dài lênh khênh” của người cha đã trưởng thành, một của đứa con thơ bụ bẫm nên “tròn chắc nịch” giữa mênh mông bãi cát rộng dài của biển. Hình ảnh thơ đẹp quá, đẹp đến say lòng cùng với một giọng thơ vui tươi, trong sáng. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi. Cuộc chuyện trò thân mật giữa hai cha con bắt đầu từ câu hỏi ngây thơ mà đầy háo hức và thông minh của đứa trẻ khiến cho người cha không thể không trả lời. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy? Lúc này, hình ảnh cánh buồm xuất hiện để người cha khơi gợi niềm mơ ước cho con: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa có nhà ( Vietnam.net) Ghi lại đáp án chứa câu trả lời đúng ra giấy kiểm tra Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2. Câu “Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở.” thành phần được mở rộng bằng cụm chủ vị là thành phần nào? A. Thành tố phụ sau trong cụm động từ. B. Thành tố phụ sau trong cụm danh từ. C. Thành tố phụ sau trong cụm tính từ. D. Thành phần trạng ngữ. Câu 3. Câu văn nào nêu bằng chứng mà người viết dẫn ra từ bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông? A. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi. B. Cuộc đi bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay đó là hành trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ?. C. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy? D. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Trung Thông đã viết những câu thơ đầu tiên thật tự nhiên: Hai cha con dắt đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
  2. Câu 4: Một cha, một con cứ thế bước đi “dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Từ “một” trong câu văn trên là từ loại nào? A. Phó từ B. Số từ C. Danh từ D. Quan hệ từ Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Kể về bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông. B. Miêu tả về vẻ đẹp “Những cánh buồm” trong bài thơ của Hoàng Trung Thông. C. Phân tích vẻ đẹp về nội dung và hình thức trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông. D. Giới thiệu về những ước mơ trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông. Câu 6. Mối liên hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong bài viết trên có tác dụng như thế nào? A. Làm nổi bật tình yêu con và và những ước mong của cha mẹ với con cái. B. Giúp khắc họa hình ảnh cha và con luôn luôn song hành, gần gũi với nhau. C. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ “Những cánh buồm”. D. Đưa ra thông điệp ý nghĩa về tình cha con, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. Câu 7. Câu: “Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân trời bao la phía trước” có vai trò gì trong đoạn văn 1? A. Ý kiến B. Lí lẽ C. Bằng chứng D. Luận đề Câu 8. Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì? A. Nhắc nhở mỗi người phải biết yêu và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên. B. Nhắc nhở mỗi người dù đi đâu cũng luôn nhớ về quê hương, gia đình. C. Nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng, yêu thương cha của mình. D. Nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng hiện tại, hướng tới tương lai. Thực hiện yêu cầu sau Câu 9. Dựa vào nội dung đoạn trích và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khoảng 3 dòng về vai trò của tình phụ tử đối với mỗi người. Câu 10. Qua bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông cũng như qua văn bản trên, em thấy con cái cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm với cha mẹ như thế nào? Em hãy trình bày bằng đoạn văn khoảng 3-5 câu. II. VIẾT (4 ĐIỂM) Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình em. Hết!
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 MÃ ĐỀ V7-CKI – 02 Phần Câu Nội dung Điểm 1 A 0,25 2 A 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 C 0,25 - HS lí giải được vì sao tình phụ tử là những gì thiêng liêng nhất với mỗi con người? Gợi ý: HS có kết hợp lí lẽ hoặc bằng chứng linh hoạt. +Vì cha là người luôn yêu thương, chở che cho ta nhất (có những 9 người cha sẵn sàng hi sinh tính mạng vì con ) 2,0 +Là điểm tựa vững chắc cho ta lúc ta vấp ngã +Là động lực để ta tiến bước trong cuộc sống I. Đọc +Luôn giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách v v hiểu (GV linh hoạt cho điểm theo ý kiến của học sinh, đảm bảo câu trả lời phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật) - Đúng hình thức đoạn văn 0,5 - Nội dung: + Dẫn dắt, giới thiệu + Bài học bản thân rút ra sau khi đọc văn bản + Mở rộng, kêu gọi mọi người. Gợi ý: - Trân trọng công lao sinh thành, dưỡng dục, những tảo tần, hi 10 sinh của cha mẹ dành cho con cái. - Luôn nỗ lực lao động/học tập, luôn rèn luyện phẩm chất để trở thành người tốt, để cha mẹ yên tâm, không phải vất vả,lo lắng. 1,5 - Luôn quan tăm, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. - Dành thời gian ở bên cha mẹ và dành cho cha mẹ tình yêu thương đặc biệt. (GV linh hoạt cho điểm theo ý kiến của học sinh, đảm bảo câu trả lời phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật) A. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nêu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình 0,5 II. B. Thực hiện đúng yêu cầu của bài văn: Viết +Trình bày cảm xúc về một người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em, ông, bà
  4. +Lần lượt nêu được tình cảm với đối tượng ( ngoại hình, tình cách ) một cách chân thành, sâu sắc, có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả. +Bài văn đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 1. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng biểu cảm và nêu cảm nhận chung về đối tượng. 2. Thân bài: 3,0 - Nêu cảm nghĩ về ngoại hình của đối tượng. - Nêu cảm nhận về tính cách, phẩm chất của đối tượng. - Kỷ niệm đáng nhớ giữa em và người đó là gì? 3. Kết bài: - Khẳng định tình cảm với đối tượng và liên hệ bản thân. C. Chính tả, ngữ pháp: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, không mắc lỗi 0,25 chính tả, dùng từ, đặt câu; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. D. Sáng tạo: Nêu được cảm nghĩ bằng lời văn lôi cuốn, hấp dẫn, 0,25 giàu cảm xúc.