Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Cẩm Tú (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu:

“…Tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế? Kiêng theo tập tục? Kiêng vì mê tín? Hay kiêng như thế thì có may mắn thực? Tôi không biết. Chỉ thấy rằng ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. […]

Từ mấy hôm trước, người vợ đã dặn đi dặn lại các con: ngày tết không được quét nhà, vì sợ đuổi thần tài ra cửa, không được đánh vỡ chén bát để tránh đổ vỡ suốt năm, không được khâu vá vì kim chỉ tượng trưng cho công việc làm ăn vất vả.[…]

Phải. Tại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch? Ấy là vì tổ tiên ta lúc chọn ngày để đặt Tết Nguyên Đán đã có một ý định là đem lại cho Tết Nguyên Đán một sự phù hợp với tính chất sinh hoạt dân tộc: các cụ chọn một ngày rảnh nhất, một ngày có ý nghĩa nhất trong một năm để tưởng nhớ đến ông bà, rước xách thờ cúng và nghỉ ngơi cho khoẻ.[…]

Tục tiễn ông táo, tục không quét nhà, tục xông đất thoát thai từ sự tin tưởng đó. Có người bảo rằng sự tin tưởng đó có từ lúc dân ta bắt đầu định cư và sống về nghề nông. Có từ lúc nào cũng được, nhưng tựu trung thì cũng chẳng có hại gì, vì tin Thần Đất như thế cũng như thờ cúng ông bà cha mẹ, ai cũng phải nhận là một tục hay mà người phương Tây không thể cho là dị đoan, mê tín [...]

Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Vừa lúc đó, ở ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hoà, người dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ.”

(Trích “Tết, Hỡi cô mặc cái yếm xanh”,

“Thương nhớ mười hai” – Vũ Bằng, Nxb Văn học)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Tùy bút. B. Tản văn.

C. Nghị luận. D. Truyện đồng thoại.

Câu 2. Đoạn trích được tác giả viết để đề cập đến vấn đề gì của ngày Tết?

A. Các lễ hội. B. Các loài hoa.

C. Các tập tục, tín ngưỡng. D. Các việc cần làm.

Câu 3. Đoạn trích được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba.

C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

docx 11 trang Thái Bảo 02/08/2024 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Cẩm Tú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trần Cẩm Tú (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2023 -2024 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % điểm TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện/ hiểu thơ 3 0 5 1 0 1 0 60 2 Viết bài văn biểu cảm về Viết con người 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng 10 10 15 25 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT NĂM HỌC 2023 -2024 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơn Thông Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Vận Chủ đề vị kiến hiểu dụng biết dụng thức cao Nhận biết: 1 Đọc hiểu - Nhận biết được phương thức biểu đạt, giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, 5TN, 3TN 1TL chủ đề của văn bản, biện 1TL pháp tu từ, cấu tạo của từ. - Nhận biết được thể loại, nhân vật, ngôi kể , chi tiết tiêu biểu của văn bản Truyện/ thơ truyện . Thể thơ Thông hiểu: - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại, nhan đề văn bản. - Xác định nghĩa của từ, tác dụng của các BPTT Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, bài thơ. 2 Viết Biểu cảm Nhận biết: Nhận biết 1TL* về con được yêu cầu của đề về người, sự thể loại, đối tượng biểu việc. cảm. Thông hiểu: Viết đúng về
  3. nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản ) Vận dụng: Vận dụng cao: - Viết được bài văn biểu cảm về người thân. Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự. - Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, thể hiện tình cảm của bản thân với đối tượng biểu cảm. Tổng 3TN 5TN, 1TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2023 – 2024 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu: “ Tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế? Kiêng theo tập tục? Kiêng vì mê tín? Hay kiêng như thế thì có may mắn thực? Tôi không biết. Chỉ thấy rằng ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. [ ] Từ mấy hôm trước, người vợ đã dặn đi dặn lại các con: ngày tết không được quét nhà, vì sợ đuổi thần tài ra cửa, không được đánh vỡ chén bát để tránh đổ vỡ suốt năm, không được khâu vá vì kim chỉ tượng trưng cho công việc làm ăn vất vả.[ ] Phải. Tại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch? Ấy là vì tổ tiên ta lúc chọn ngày để đặt Tết Nguyên Đán đã có một ý định là đem lại cho Tết Nguyên Đán một sự phù hợp với tính chất sinh hoạt dân tộc: các cụ chọn một ngày rảnh nhất, một ngày có ý nghĩa nhất trong một năm để tưởng nhớ đến ông bà, rước xách thờ cúng và nghỉ ngơi cho khoẻ.[ ] Tục tiễn ông táo, tục không quét nhà, tục xông đất thoát thai từ sự tin tưởng đó. Có người bảo rằng sự tin tưởng đó có từ lúc dân ta bắt đầu định cư và sống về nghề nông. Có từ lúc nào cũng được, nhưng tựu trung thì cũng chẳng có hại gì, vì tin Thần Đất như thế cũng như thờ cúng ông bà cha mẹ, ai cũng phải nhận là một tục hay mà người phương Tây không thể cho là dị đoan, mê tín [ ] Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Vừa lúc đó, ở ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hoà, người dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ.” (Trích “Tết, Hỡi cô mặc cái yếm xanh”, “Thương nhớ mười hai” – Vũ Bằng, Nxb Văn học) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào? A. Tùy bút. B. Tản văn. C. Nghị luận. D. Truyện đồng thoại. Câu 2. Đoạn trích được tác giả viết để đề cập đến vấn đề gì của ngày Tết? A. Các lễ hội. B. Các loài hoa. C. Các tập tục, tín ngưỡng. D. Các việc cần làm.
  5. Câu 3. Đoạn trích được viết theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. Câu 4. Việc tác giả sử dụng ngôi kể vừa tìm được ở câu 3 nhằm thể hiện yếu tố nào của đặc điểm thể loại? A. Chất trữ tình. B. Sự sống động. C. Kỳ ảo. D. Cái tôi. Câu 5. Trong câu “Tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế?”, từ “thiên hạ” có nghĩa là gì? A. Chỉ những vật nhỏ hơn trời. B. Chỉ mọi người ở đời. C. Chỉ các hành tinh xếp sau Mặt trời. D. Chỉ mặt đất. Câu 6. Câu nào nêu đúng các từ có yếu tố Hán Việt trong đoạn trích trên? A. Thiên hạ, may mắn, Nguyên Đán, tổ tiên. B. Thiên hạ, nhân gian, Nguyên Đán, Thất Tịch. C. Thiên hạ, nhật nguyệt, Nguyên Đán, may mắn. D. Thiên hạ, Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Thất Tịch. Câu 7. Dấu chấm lửng trong đoạn trích được dùng để: A. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Lời trích dẫn bị lược bớt. C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng. D. Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. Câu 8. Đâu là quan điểm của tác giả trước những tập tục, tín ngưỡng ngày Tết? A. Tôi không biết, tôi không quan tâm. B. Chính điều đó làm cho cuộc sống “lùi lại” phía sau. C. Cứ tin như thế sẽ thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. D. Tất cả chỉ là mê tín, dị đoan Câu 9. Đoạn trích đã cho ta biết dịp lễ, Tết, nhân dân ta thuộc mỗi vùng miền đều có những tập tục, nghi lễ riêng để đón chào năm mới. Em hãy kể thêm một số tập tục và nghi lễ trong ngày Tết của nước ta mà em biết. Câu 10. Từ tình cảm tác giả gửi gắm trong đoạn trích, em có cảm nhận và suy nghĩ gì về không khí ngày Tết quê em? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều tuyệt vời. Mỗi ngày được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân yêu có lẽ là một điều hạnh phúc nhất. Hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ). Hết
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM – ĐỀ 1 MÔN : NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 B 0,25 7 A 0,25 8 C 0,25 Học sinh có thể kể 1 số tập tục trong dịp Tết của nước ta: 2,0 - Tảo mộ 9 - Trưng bày hoa ngày Tết. - Dựng cây nêu - Chúc Tết. HS liên hệ bản thân viết đoạn văn 5-7 câu nêu cảm nhận cuẩ em về 2,0 10 không khí ngày Tết. Thời tiết dịp Tết: • Tiết trời trở nên ấm áp hơn. • Trên cành cây, từng chồi non đang căng tràn nhựa sống. • Từng đàn chim én bay về như báo hiệu xuân đã sang. • Trăm loài hoa đang thi nhau khoe sắc. - Không khí của làng quê ngày Tết: • Các con đường được quét dọn sạch sẽ, tấp nập người đi lại. • Các khu chợ đông đúc người mua bán với nhiều mặt hàng được bày bán. - Cảm xúc của con người: • Mọi người đang hân hoan chuẩn bị đón Tết. • Họ náo nức, vui tươi chuẩn bị chào đón 1 năm mới. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm về con người. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Viết bài văn biểu cảm về người thân
  7. c. Triển khai vấn đề Yêu cầu HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1.Mở bài : 0,5 - Giới thiệu người thân - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người thân đó. 2. Thân bài : Trình bày được những cảm xúc cụ thể, suy nghĩ về đối 2,0 tượng biểu cảm: + Biểu cảm những nét ấn tượng về ngoại hình của người thân. + Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống: thông qua các mối quan hệ, đối xử với mọi người xung quanh, bản thân người viết. + Sự gắn bó của người ấy với bản thân em : trong cuộc sống hàng II ngày, hồi tưởng kỉ niệm -> bộc lộ tình cảm của người viết : nhớ nhung, yêu quí, kính trọng, biết ơn 3. Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân với người thân 0,5 . d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo; sử 0,25 dụng những liên tưởng, so sánh độc đáo, mới lạ . GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Ngọc Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  8. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 Năm học: 2023 – 2024 Ngày thi: 21/12/2023 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng /Thực hiện yêu cầu: CON CHIM CHIỀN CHIỆN Con chim chiền chiện Chim bay, chim sà Bay vút, vút cao Lúa tròn bụng sữa Lòng đầy yêu mến Đồng quê chan chứa Khúc hát ngọt ngào. Những lời chim ca. Cánh đập trời xanh Chim bay cao vút Cao hoài, cao vợi Chim biến mất rồi Tiếng hát long lanh Chỉ còn tiếng hót Như cành sương chói. Làm xanh da trời Chim ơi, chim nói Con chim chiền chiện Chuyện chi, chuyện chi? Hồn xanh quê nhà Lòng vui bối rối Sáng nay lại hót Đợi lên đến thì Tưng bừng lòng ta. Tiếng ngọc trong veo (Huy Cận) Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hát không biết mỏi. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ. B. Thể thơ năm chữ. C. Thể thơ tự do. D. Thể thơ lục bát. Câu 2. Trong khổ thơ thứ 3, những tiếng nào được gieo vần với nhau? Chim ơi, chim nói Chuyện chi, chuyện chi? Lòng vui bối rối Đợi lên đến thì A. nói – chi. B. chi – rối.
  9. C. nói – chi; rối – thì. D. nói – rối; chi – thì. Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ ghép? A. Ngọt ngào. B. Đồng quê. C. Long lanh. D. Trong veo. Câu 4. Chủ đề của bài thơ là A. niềm vui của con chim chiền chiện với thiên nhiên, cuộc sống. B. niềm vui của con người trước cảnh vật tươi đẹp, đầy sức sống của thiên nhiên. C. vẻ đẹp của chú chim chiền chiện bên cạnh bức tranh thiên nhiên. D. tiếng hót trong trẻo của chú chim chiền chiện làm bức tranh thiên nhiên thêm sức sống. Câu 5. Từ đồng nghĩa với từ “trong veo” trong câu thơ “Tiếng ngọc trong veo” là A. đục ngầu. B. trong ngần. C. trong sáng. D. vẩn đục. Câu 6. Vị ngữ là cụm động từ trong câu A. Khúc hát ngọt ngào. B. Tiếng hát long lanh. C. Tiếng ngọc trong veo. D. Chim gieo từng chuỗi. Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Tiếng hát long lanh/ Như cành sương chói” là A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 8. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ là A. Chim bay cao vút. B. Chim biến mất rồi. C. Chim ơi, chim nói. D. Những lời chim ca. Câu 9. Em hãy nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh “con chim chiền chiện” trong bài thơ. Câu 10. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong khổ thơ: Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hát long lanh Như cành sương chói. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý. Hết
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM – ĐỀ 2 MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023- 2024 Thời gian làm bài : 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 D 0,25 3 C 0,25 4 B 0,25 5 B 0,25 6 D 0,25 7 A 0,25 8 C 0,25 - Hình ảnh “con chim chiền chiện” là trung tâm của bài thơ. 1,0 - Hình ảnh gần gũi, quen thuộc, là biểu tượng cho bầu trời tự do. 9 GV chấm linh hoạt, HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn 1,0 là thể hiện ý chính của câu. - Chỉ ra được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: 0,5 10 điệp từ “ cao”. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: + Tạo nhạc điệu cho câu thơ, làm khổ thơ thêm đặc sắc 1,5 + Nhấn mạnh độ cao vô tận của bầu trời. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm về con người. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn biểu cảm về người thân 0,25 c. Triển khai vấn đề Yêu cầu HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1.Mở bài : 0,5 - Giới thiệu người thân - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người thân đó. 2. Thân bài : Trình bày được những cảm xúc cụ thể, suy nghĩ về đối 2,0 tượng biểu cảm: + Biểu cảm những nét ấn tượng về ngoại hình của người thân. + Biểu cảm những nết tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống: thông qua các mối quan hệ, đối xử với mọi người xung quanh, bản thân
  11. người viết. + Sự gắn bó của người ấy với bản thân em : trong cuộc sống hàng ngày, hồi tưởng kỉ niệm -> bộc lộ tình cảm của người viết : nhớ nhung, yêu quí, kính trọng, biết ơn 3.Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân với người thân. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo; sử 0,25 dụng những liên tưởng, so sánh độc đáo, mới lạ . GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Cẩm Tú Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng