Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Thụy
“Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa
được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy”. (“Cho và nhận” - Xuân Lương)
. TRẮ NGHIỆ (2.0 điểm): Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án đúng:
Câu 1: Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai số nhiều C. Ngôi thứ hai số ít D. Ngôi thứ ba
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 3: Vì sao cô giáo đã dẫn nhân vật “tôi” đi khám mắt?
A. Vì nhân vật “tôi” phàn nàn với cô giáo về đôi mắt của mình.
B. Vì bố mẹ nhân vật “tôi” nhờ cô giáo đưa con mình đi khám mắt.
C. Vì cô giáo đã thấy nhân vật “tôi” cầm sách đọc một cách không bình thường.
D. Vì cô giáo đưa tất cả học sinh trong lớp đi khám mắt để kiểm tra sức khỏe
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_202.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Thụy
- UBND QUẬN LONG BIÊN I TR CUỐI HỌ I TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NĂ HỌC 2022 - 2023 ã đề NV7 11 MÔN: NGỮ VĂN 7 Ngày thi: 22/12/2022 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ỌC – HI U (6.0 điểm): ọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy”. (“Cho và nhận” - Xuân Lương) . TRẮ NGHIỆ (2.0 điểm): Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án đúng: Câu 1: Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai số nhiều C. Ngôi thứ hai số ít D. Ngôi thứ ba Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Vì sao cô giáo đã dẫn nhân vật “tôi” đi khám mắt? A. Vì nhân vật “tôi” phàn nàn với cô giáo về đôi mắt của mình. B. Vì bố mẹ nhân vật “tôi” nhờ cô giáo đưa con mình đi khám mắt. C. Vì cô giáo đã thấy nhân vật “tôi” cầm sách đọc một cách không bình thường. D. Vì cô giáo đưa tất cả học sinh trong lớp đi khám mắt để kiểm tra sức khỏe. Câu 4: Từ “một” trong câu văn sau thuộc từ loại nào: “Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe”? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ Câu 5: Việc cô giáo thuyết phục nhân vật “tôi” nhận chiếc kính cho thấy cô là người như thế nào? A. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. B. Cô là người nghiêm khắc và quyết đoán. C. Cô là người giàu có về cả vật chất lẫn tinh thần. D. Cô là người có tấm lòng vị tha, biết hi sinh vì người khác. Câu 6: Trong câu văn sau, từ nào là phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ “mua”: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô.”? A. một B. người C. đã D. kính Câu 7: Trạng ngữ: “Một ngày nào đó” trong câu văn: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác.” được mở rộng bởi thành phần nào? A. Cụm chủ - vị B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ
- Câu 8: Phương án nào sau đây nói đúng về đặc điểm của nhân vật “tôi” qua câu chuyện trên? A. Thông minh, tài năng B. Hài hước, lém lỉnh C. Giàu lòng yêu thương D. Hiểu chuyện, sống có trách nhiệm. B. TỰ LUẬN (4.0 điểm): Câu 1: a. Trong câu chuyện, cô giáo đã làm gì để nhân vật “tôi” vui vẻ nhận cặp kính? b. Giải thích nghĩa của từ “ngượng ngùng” trong câu văn sau và đặt một câu với từ đó: “Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo”. Câu 2: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc văn bản trên bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu). PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm): Qua các tác phẩm văn học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật thú vị. Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em đã đọc. Hết