Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thanh Thúy (Có đáp án)
Câu 1. (0,25 điểm) Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ B. Năm chữ
C. Bảy chữ D. Tám chữ
Câu 2. (0,25 điểm) Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A.So sánh B. Nhân hóa và So sánh
C. Nhân hóa và Ẩn dụ D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.
Câu 3. (0,25 điểm) Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?
A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.
B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.
C. Những quả sâu non nhí nhảnh.
D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.
Câu 4. (0,25 điểm) Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?
A. Vì chúng ở trên cao.
B. Vì chúng là những quả sấu non.
C. Vì chúng chưa lớn.
D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thanh Thúy (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Ngày thi:03/01/2023 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Chót trên cành cao vót Mấy quả sấu con con Như mấy chiếc khuy lục Trên áo trời xanh non. Trời rộng lớn muôn trùng Đóng khung vào cửa sổ Làm mấy quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa. Trái con chưa đủ nặng Để đeo oằn nhánh cong. Nhánh hãy giơ lên thẳng Trông ngây thơ lạ lùng. Cứ như thế trên trời Giữa vô biên sáng nắng Mấy chú quả sấu non Giỡn cả cùng mây trắng Mấy hôm trước còn hoa Mới thơm đây ngào ngạt, Thoáng như một nghi ngờ, Trái đã liền có thật. Ôi! từ không đến có
- Xảy ra như thế nào? Nay má hây hây gió Trên lá xanh rào rào. Một ngày một lớn hơn Nấn từng vòng nhựa một Một sắc nhựa chua giòn Ôm đọng tròn quanh hột Trái non như thách thức Trăm thứ giặc, thứ sâu, Thách kẻ thù sự sống Phá đời không dễ đâu! Chao! cái quả sấu non Chưa ăn mà đã giòn, Nó lớn như trời vậy, Và sẽ thành ngọt ngon. (Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu) Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,25 điểm) Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2. (0,25 điểm) Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì? A.So sánh B. Nhân hóa và So sánh C. Nhân hóa và Ẩn dụ D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ. Câu 3. (0,25 điểm) Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào? A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng. B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ. C. Những quả sâu non nhí nhảnh. D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.
- Câu 4. (0,25 điểm) Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”? A. Vì chúng ở trên cao. B. Vì chúng là những quả sấu non. C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5. (0,25 điểm) Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì? A. Vui B. Đùa C. Chơi D. Nghịch Câu 6. (0,25 điểm) Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì? A. Vui sướng B. Bất ngờ C. Ngạc nhiên và thích thú D. Phấn khởi Câu 7. (0,25 điểm) Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì? A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn. B. Thể hiện sự gần gũi. C. Thể hiện sự vui đùa. D. Thể hiện thân thiết. Câu 8. (0,25 điểm) Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên? A. Miêu tả quả sấu non trên cao. B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu. C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu. D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược. Câu 9. (2,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Trái non như thách thức Trăm thứ giặc, thứ sâu, Thách kẻ thù sự sống Phá đời không dễ đâu! Câu 10. (2,0 điểm) Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình em. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 7 Ngày thi:03/01/2023 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 D 0,25 3 A 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25 8 D 0,25 9 - Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: + So sánh: Trái non như thách thức + Nhân hóa: Thách thức + Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu - chỉ kẻ thù xâm lược - Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, 2,0 cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 10 - HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc: Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên 2,0 nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 phần: 0,25 MB, TB, KB. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
- Biểu cảm về người thân trong gia đình c.Trình bày cảm xúc của em về người thân trong gia đình 1. Mở bài: • Giới thiệu được người thân trong gia đình em. 0,5 • Tình cảm, ấn tượng của em với người thân. 2. Thân bài a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu, nổi bật về ngoại hình. • Công việc, tính tình, phẩm chất. 1,0 • Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. b. Tình cảm của đối với những người xung quanh • Với người thân trong gia đình 1,0 • Với bà con họ hàng, làng xóm c. Gợi lại những kỉ niệm của em với đối tượng • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em 3. Kết bài: • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với đối tượng 0,5 • Liên hệ bản thân lời hứa. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, 0,25 hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. Bài viết lôi cuốn, hấp dẫn BGH Tổ nhóm CM Người làm đề Đỗ Thị Phương Mai Nguyễn Thị Thanh Thúy