Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển (Có đáp án)

Câu 1. Tác giả của bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là:

A. Bà Huyện Thanh Quan.

B. Lý Bạch.

C. Hạ Tri Chuơng

D. Nguyễn Khuyến.

Câu 2. Chủ đề của bài thơ Tĩnh dạ tứ là gì?

A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn).

B. Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê hương).

C. Sơn thủy hữu tình (non nước hữu tình).

D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình).

Câu 3. Quan hệ từ "hơn" trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?

A. Sở hữu.

B. So sánh.

C. Nhân quả.

D. Điều kiện.

Câu 4. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" miêu tả cảnh vật thiên nhiên thế nào?

A. Sự vật kì bí, huyền diệu trong không gian thần tiên, thoát tục.

B. Sự vật chen chúc, chật chội trong không gian nhỏ hẹp.

C. Sự vật quấn quýt, giao hòa trong không gian ấm áp tình người.

D. Sự vật mờ ảo, trang nhã như trong tranh thủy mặc.

Câu 5. Từ trái nghĩa với từ "già" trong trường hợp: rau già, cau già là

A. non.

B. trẻ

C. ít.

D. tươi

pdf 8 trang Thái Bảo 16/07/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ngọc Hiển (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, MA TRẬN TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 24/12/2021 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Năng lực đọc hiểu văn bản thơ, bút kí. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. 2. Phẩm chất: Trung thực, nghiêm túc, tự giác trong giờ kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ TT Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận Tổng Vận dụng dụng hợp TN TL TN TL cao Chủ đề - Nhớ được thông 1 tin về tác giả. 0.25 6 - Nhận biết được 1 1 Văn thể loại, các đặc 1.0 trưng của thể loại. 3.5 - Hiểu được nội 3 1 dung văn bản. 0.75 1.5 - Nhận diện được 3 quan hệ từ, từ đồng 0.75 5 Tiếng nghĩa, từ trái nghĩa 2 Việt - Chỉ ra được biện 1 1 pháp nghệ thuật 2.5 1.5 0.25 trong văn bản. 3 Tập 1 1 làm Đoạn văn 4.0 4.0 văn Tổng số câu 6 5 1 12 Tổng số điểm 3.5 2.5 4.0 10.0 Tỉ lệ % 35 25 40 10
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút Đề II I. Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn phương án đúng nhất Câu 1. Tác giả của bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là: A. Bà Huyện Thanh Quan. C. Hạ Tri Chuơng B. Lý Bạch. D. Nguyễn Khuyến. Câu 2. Chủ đề của bài thơ Tĩnh dạ tứ là gì? A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn). B. Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê hương). C. Sơn thủy hữu tình (non nước hữu tình). D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình). Câu 3. Quan hệ từ "hơn" trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? A. Sở hữu. B. So sánh. C. Nhân quả. D. Điều kiện. Câu 4. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" miêu tả cảnh vật thiên nhiên thế nào? A. Sự vật kì bí, huyền diệu trong C. Sự vật quấn quýt, giao hòa trong không gian thần tiên, thoát tục. không gian ấm áp tình người. B. Sự vật chen chúc, chật chội trong D. Sự vật mờ ảo, trang nhã như trong không gian nhỏ hẹp. tranh thủy mặc. Câu 5. Từ trái nghĩa với từ "già" trong trường hợp: rau già, cau già là A. non. B. trẻ C. ít. D. tươi. Câu 6.
  3. - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. Từ đồng nghĩa in đậm trong câu trên có điểm gì khác nhau? A. Về sắc thái biểu cảm B. Về mặt nghĩa C. Về mục đích sử dụng D. Về số lượng chữ Câu 7. "Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ" Việc lặp lại từ "nghe" ở đầu mỗi dòng thơ có tác dụng gì? A. Nhằm nhấn mạnh những giác quan đặc biệt của người cháu. B. Nhằm nhấn mạnh tâm tư, cảm xúc của người lính khi nghe âm thanh tiếng gà trưa. C. Nhằm nhấn mạnh âm thanh tiếng gà như choáng ngợp cả không gian. D. Chỉ là một sự lặp từ đơn điệu, không có dụng ý nghệ thuật gì cả. Câu 8. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Trong đoạn văn trên, tác giả đã cảm nhận hương vị cốm bằng những giác quan nào? A. Thị giác, khứu giác. B. Xúc giác, thính giác, vị giác. C. Khứu giác, vị giác. D. Thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác.
  4. II. Tự luận (8 điểm) Câu 9 (4 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ( Trích Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK ngữ văn 7, tập I) a. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (1.5 điểm) b. Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, nhà thơ lại chọn âm thanh tiếng gà nhảy ổ? Từ đó, em hiểu gì về tình cảm của người chiến sĩ trên đường hành quân? (1.5 điểm) c. Ghi lại một vài câu thơ về tình yêu quê hương, đất nước mà em biết. (1 điểm) Câu 10 (4 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: 1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về Bức tranh thiên nhiên trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”của Hồ Chí Minh. 2. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tình yêu nước sâu sắc của Bác trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. . Chúc các em làm bài tốt!
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN CHẤM TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đề II Phần I. Trắc nghiệm (0.25đ/ câu đúng) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C B B C A A B D Phần II. Tự luận (8 điểm) Nội dung Điểm a. HS chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng. 0.5 - Miêu tả âm thanh tiếng gà trưa thông qua lặp từ “Cục cục tác cục ta” và những dấu chấm lửng ( ): mô phỏng sát và đúng tiếng gà mái nhảy ổ đẻ vào buổi trưa để mở đầu một bức tranh quê hương có âm thanh tiếng gà vọng vào trong không gian. 0.5 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: lấy thính giác “nghe” nắng trưa xao động để diễn tả cảm giác của thị giác (nhìn thấy); cảm giác của xúc giác bàn chân đỡ mỏi để tiếp nhận cảm xúc của tuổi Câu 9 thơ bất chợt ùa về. 0.5 (4 điểm) - Điệp từ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu các câu thơ: vừa nhấn mạnh cảm xúc được gợi ra từ âm thanh tiếng gà, làm lay động không gian và đánh thức lòng người. Trong vô vàn những âm thanh của làng quê, nhà thơ chọn miêu tả âm thanh tiếng gà nhảy ổ vì: + Đó là âm thanh thân thuộc, bình dị của mọi miền quê. 0.25 + Là sợi dây âm thanh đánh thức mọi cảm xúc của người chiến 0.5 sĩ (người cháu) trên đường hành quân xa nhớ về tuổi thơ, nhớ về người bà thân yêu, mở đầu mạch cảm xúc xuyên suốt bài
  6. thơ. 0.25 + Âm thanh ấy là biểu hiện cho triết lý giản dị: những gì gần gũi thân thiết nhất luôn có sức sống lâu bền trong trái tim người 0.5 đi xa. - Hiểu biết của HS về tình cảm của người chiến sĩ trên đường hành quân: tha thiết gắn bó với quê hương. Quyết tâm lên đường vì nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả: bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Đó chính là biểu hiện cao đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. - HS ghi lại từ 2 câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước trở 1 đ lên ( trong hoặc ngoài chương trình Ngữ văn 7 đều được). * Hình thức: - Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi (chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt). - Sử dụng ngôi thứ nhất, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (có thể kết hợp với phương thức tự sự, miêu tả). * Nội dung đảm bảo các ý: Đề 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về Bức tranh thiên nhiên trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và Rằm tháng giêng”của Bác Hồ Chí Minh. Câu 10 - Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm và khái quát cảm (4 điểm) nghĩ. - Trong bài thơ “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người. Bài thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. -Trong bài thơ “Rằm tháng giêng”, thiên nhiên hiện lên là vẻ 4.0 đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang của đêm nguyên tiêu. Bầu trời, vầng trăng và dòng sông
  7. tưởng như không có giới hạn. Điệp từ “xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người - Cảm nhận về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng làm nổi bật hình ảnh bức tranh thiên nhiên trong hai bài thơ. Đề 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tình yêu nước sâu sắc của Bác trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và Rằm tháng giêng”. - Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm và khái quát cảm nghĩ. + Trong bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” không phải chỉ vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc + Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trong huyền thoại. Ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, Người vẫn vừa đắm say tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho vận mệnh dân tộc - Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật trong hai tác phẩm. * Cho điểm: - Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, thể hiện tình cảm 3.0 rõ, cảm nhận được các chi tiết, hình ảnh nổi bật; có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng về hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. - Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, 2.0 rõ ràng; hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng văn viết có cảm xúc, sai ít lỗi chính tả hoặc dùng từ. - Bài đạt ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài nhưng phải 1.0 đủ các ý chính; diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém, không thể hiện được nội dung hoặc chỉ thực hiện được 0 1/3 số ý, hoặc mắc quá nhiều lỗi diễn đạt về từ và câu. - Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn (Căn cứ vào các thang điểm, tùy vào mức độ làm bài của học
  8. sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm còn lại) BGH DUYỆT TTCM DUYỆT GV RA ĐỀ Khúc Thị Thanh Hiền Nguyễn Thị Thanh Thủy Nguyễn Thị Ngọc Hiển