Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân
Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CON SẺ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
(Theo I. Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3. Khi đi vào vườn, nhân vật “tôi” nhìn thấy điều gì?
Câu 4. Câu văn “Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 5. Đề tài của văn bản là gì?
Câu 6. Vì sao con chó đột ngột dừng lại không vồ tới con sẻ non nữa?
Câu 7. Hành động của nhân vật chim sẻ già cho thấy điều gì?
Câu 8. Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?
Câu 9. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP I. Đọc - hiểu: 1. Chủ đề Bài 1: Bầu trời tuổi thơ Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn 2. Yêu cầu kiến thức: - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. - Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. - Nhận biết được biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm nói tránh và hiểu được tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ này. - Xác định được mục đích, chủ đề, nội dung chính của văn bản. - Hiểu và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Hiểu và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. - Hiểu được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ đã học trong ngữ cảnh. - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Nêu được việc làm, hành động thể hiện bài học rút ra từ văn bản. II. Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. *Yêu cầu: - Về hình thức: đúng đoạn văn - Về nội dung: + Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ + Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ + Khái quát được cảm xúc về bài thơ. B. CẤU TRÚC ĐỀ - 20% trắc nghiệm (số lượng câu hỏi TNKQ 8 câu) - 80% tự luận BGH xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Nguyễn Thị Vân
- BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CON SẺ Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. Con chó của tôi dừng lại và lùi Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. (Theo I. Tuốc-ghê-nhép) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3. Khi đi vào vườn, nhân vật “tôi” nhìn thấy điều gì? Câu 4. Câu văn “Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ.” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 5. Đề tài của văn bản là gì? Câu 6. Vì sao con chó đột ngột dừng lại không vồ tới con sẻ non nữa? Câu 7. Hành động của nhân vật chim sẻ già cho thấy điều gì? Câu 8. Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”? Câu 9. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện này là gì? Bài 2: Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu: ĐÔI BÀN TAY Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con. Lớn thêm chút nữa, khi con bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh thì đôi bàn tay ấy đã chai sần với những lớp nám đen, phía dưới lớp da là những vết chai cứng ngắt. Vậy mà con vẫn không thấy mẹ than phiền khi con hỏi: “Mẹ ơi mẹ không lo lắng gì về đôi tay chai sần của mình sao?”. Mẹ dịu dàng bảo: “Tay mẹ chai để đổi lấy tay con mịn đấy!”. Nói rồi mẹ lại ôm con vào lòng. Không quản ngại khó khăn, đôi tay ấy làm đủ mọi chuyện từ nấu cơm, đan thêu quần áo đến băm chuối nấu cháo cho heo ăn, cuốc đất, làm ruộng. Vết chai này nối tiếp vết chai khác làm tay mẹ ngày càng dày hơn, thô hơn. Mẹ biết không, nhiều lúc con ganh tị với nhỏ bạn khi đôi tay của mẹ bạn trắng và đẹp hơn tay mẹ. Nhưng thời gian đã làm con lớn khôn, tình yêu thương của mẹ đã nuôi con trưởng thành, và cuối cùng con cũng nhận thức được đôi bàn tay chai sần của mẹ là đôi bàn tay đẹp nhất và ấm áp nhất. Lần đầu tiên đi học, đôi tay mẹ đã dắt con, lúc con bị vấp ngã cũng là đôi bàn tay ấy nâng con dậy, khi con ốm thì chính đôi bàn tay nhọc nhằn sớm hôm ấy đã thức suốt đêm chườm khăn nóng, sờ trán con, và khi con hư thì đôi bàn tay của mẹ đã dạy con nên người. Đôi bàn tay ấy dù là ôm con, dù là nâng niu con nhưng không bao giờ bao che cho những lỗi lầm của con. Đôi bàn tay của mẹ đã dạy cho con cách yêu thương, cách sống tự lập, cách đương đầu với khó khăn thử thách dù là trong cô độc. Chính đôi bàn tay của mẹ đã âm thầm đứng phía sau tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con vượt qua mọi trở ngại. Khi con thất bại, đôi bàn tay của mẹ luôn ở bên cạnh con, động viên khích lệ: “Một lần ngã là một lần bớt dại con à!”. Khi con thành công, đôi bàn tay của mẹ ôm ấp con và nói: “Cố
- lên con nhé!”. Dù chưa một lần mẹ nói yêu con nhưng bấy nhiêu đó thôi con cũng biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm. Bụi thời gian có thể làm phai mờ đi tất cả nhưng làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả đã in hằn lên đôi bàn tay ấy phải không mẹ? Con sẽ cố gắng, cố gắng thật nhiều để đạt được thành công trong học tập và trong cuộc sống. Con sẽ không làm mẹ phải thất vọng. Con hứa với mẹ là con sẽ làm được. Chắc chắn là thế phải không mẹ, bởi con đã được thừa hưởng tính nhẫn nại và kiên cường từ mẹ! (Nguồn: ) Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt có trong văn bản trên. Câu 2. Trạng ngữ trong câu: “Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con” là gì? Câu 3. Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn dưới đây là gì? “Đôi bàn tay ấy dù là ôm con, dù là nâng niu con nhưng không bao giờ bao che cho những lỗi lầm của con. Đôi bàn tay của mẹ đã dạy cho con cách yêu thương, cách sống tự lập, cách đương đầu với khó khăn thử thách dù là trong cô độc”. Câu 4. Người con trong bài thơ bày tỏ cảm xúc dành cho ai? Cảm xúc như thế nào? Câu 5. Tìm từ láy trong đoạn văn sau? “Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con. Lớn thêm chút nữa, khi con bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh thì đôi bàn tay ấy đã chai sần với những lớp nám đen, phía dưới lớp da là những vết chai cứng ngắt. Vậy mà con vẫn không thấy mẹ than phiền khi con hỏi: “Mẹ ơi mẹ không lo lắng gì về đôi tay chai sần của mình sao?”. Mẹ dịu dàng bảo: “Tay mẹ chai để đổi lấy tay con mịn đấy!”. Nói rồi mẹ lại ôm con vào lòng”. Câu 6. Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới chúng ta quan văn bản trên là gì? Câu 7. Vì sao người con nói rằng: “Dù chưa một lần mẹ nói yêu con nhưng bấy nhiêu đó thôi con cũng biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm”? Câu 8. Thấu hiểu tình yêu thương của mẹ, em hãy kể ra ít nhất 4 việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình dành cho người mẹ kính yêu. Bài 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Khi đang là hạt Mầm tròn nằm giữa Rằng các bạn ơi Cầm trong tay mình Vỏ hạt làm nôi Cây chính là tôi Chưa gieo xuống đất Nghe bàn tay vỗ Nay mai sẽ lớn Hạt nằm lặng thinh. Nghe tiếng ru hời Góp xanh đất trời. Khi hạt nảy mầm Khi cây đã thành (Lời của cây- Trần Hữu Thung) Nhú lên giọt sữa Nở vài lá bé Mầm đã thì thầm Là nghe màu xanh Ghé tai nghe rõ. Bắt đầu bập bẹ. Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ gì? Câu 2. Chủ đề của bài thơ là gì? Câu 3: Chỉ ra các từ được gieo vần trong bài thơ. Câu 4: Hai câu thơ: Mầm đã thì thầm/Ghé tai nghe rõ” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 5: Tác dụng của việc ngắt nhịp 1/3 trong câu “Rằng/các bạn ơi” là gì? Câu 6. Trong bài thơ trên, thái độ, tình cảm của tác giả với cây là gì? Câu 7. Quá trình sinh trưởng của cây được tác giả cảm nhận và miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc nào? Câu 8. Theo em, thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?
- Bài 4: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Co chim chiền chiện Tiếng ngọc trong veo Con chim chiền chiện Bay vút trời cao Chim gieo từng chuỗi Hồn xanh quê nhà Lòng đầy yêu mến Lòng chim vui nhiều Sáng nay lại hót Khúc hát ngọt ngào. Hát không biết mỏi. Tưng bừng lòng ta. Cánh đập trời xanh Chim bay, chim sà (Con chim chiền chiện -Huy Cận) Cao hoài, cao vợi Lúa tròn bụng sữa Tiếng hót long lanh Đồng quê chan chứa Như cành sương chói. Những lời chim ca. Chim ơi, chim nói Bay cao, cao vút Chuyện chi, chuyện chi? Chim biến mất rồi Lòng vui bối rối Chỉ còn tiếng hót Đời lên đến thì Làm xanh da trời Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ gì? Câu 2. Chủ đề của bài thơ trên là gì? Câu 3. Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Tiếng hót long lanh/ Như cành sương chói là gì? Câu 5. Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác gì? Câu 6. Ghi lại cảm nhận của em về hình ảnh “con chim chiền chiện” trong bài thơ. Câu 7. Trong bài thơ, “con chim chiền chiện” không chỉ báo hiệu niềm vui mà còn góp phần bé nhỏ của mình làm cuộc sống thêm đẹp. Trong tương lai, em dự định sẽ làm gì để cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa? Bài 5: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà. Mẹ cũng không ngủ được (Mẹ vắng nhà ngày bão- Đặng Hiển) Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó. Câu 2. Câu thơ: “Mẹ về như nắng mới/Sáng ấm cả gian nhà” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì? Câu 4. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về? Câu 5. Chủ đề của bài thơ trên là gì? Câu 6. Bài thơ ca ngợi ai, ca ngợi điều gì ? Câu 7. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối. Câu 8. Em hãy rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc bài thơ trên. Bài 6: Viết một đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nghĩ của em về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em thích nhất. Chúc các con ôn tập tốt