Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thanh Mai
PHẦN I: Đọc – hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.
(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm
Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại”?
A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.
B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_na.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thanh Mai
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2023- 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Văn bản: Lưu ý, chương trình Ngữ văn mới, đề thi sẽ không sử dụng tác phẩm trong SGK. Vậy nên các con không cần phải học thuộc lòng tác phẩm mà chỉ cần khai thác kiến thức thể loại và rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Văn nghị luận: Học sinh nắm được đặc điểm của văn nghị luận: Luận điểm, lý lẽ, bằng chứng, liên kết trong văn bản phát hiện các dấu hiệu nghệ thuật và phân tích tác dụng. Liên hệ bài học - Văn bản thông tin: : Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản thông tin như nhan đề, sapo, ngôn ngữ, cách triển khai ý tưởng và thông tin Liên hệ bài học. 2. Tiếng Việt: - Ôn tập kiến thức về từ Hán Việt, giải nghĩa từ Hán Việt. - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, nói quá - Dấu câu: dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng 3. Tập làm văn: - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ( trình bày ý kiến tán thành) - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ( trình bày ý kiến phản đối) B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: - GV cho HS làm một số đề tham khảo trong đề cương và chữa. Đề 1 PHẦN I: Đọc – hiểu (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. (Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)
- Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại”? A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2? A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. Câu 4. Đoạn văn trên nói đến vấn đề gì? A. Ý thức tự giác B. Ý chí nghị lực vượt qua thất bại C. Ý thức trách nhiệm D. Sự thành công trong cuộc sống Câu 5. Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào? A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. B. Điều mình mong muốn đạt được. C. Những điều có ích cho cuộc sống. D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định. Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào? “Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”. A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì? Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai D. Đánh dấu tên tác phẩm Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? A. Đoàn kết là sức mạnh. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thất bại là thầy của chúng ta. D. Đừng sợ thất bại.
- Câu 9. Văn bản trên khuyên nhủ chúng ta điều gì? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân. Câu 10. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu dưới đây và nêu tác dụng. “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm, thành công”. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương”. Đề 2 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn! [2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi. (Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống , Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Văn bản trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể. Câu 3. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Nhân hóa Câu 4. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2? A. Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. B. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. C. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. D. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi. Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? A. Tôn trọng B. Khinh rẻ C. Quý mến D. Yêu thương Câu 6. Đoạn văn trên nói đến vấn đề gì?
- A. Quyền được vui chơi giải trí của con người. B. Quyền được yêu thương, chăm sóc của con người. C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người. D. Quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người. Câu 7. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào? “ Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 8. Nội dung của đoạn: “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là: A. Cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác. B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình. C. Cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện. D. Cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả. Câu 9. Văn bản trên khuyên nhủ chúng ta điều gì? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân. Câu 10. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu dưới đây và nêu tác dụng. “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: “Có thể bỏ qua một số môn chỉ nên học những môn học mà mình yêu thích là được”. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 80 % tự luận + 20% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Nguyễn Thanh Mai