Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm đó không có trăng những bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để anh lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp! Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh tỏa sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cái đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm cho nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

(Theo

Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?

Câu 2. Đom Đóm và Giọt Sương có cuộc gặp gỡ như thế nào?

Câu 3. Vì sao nhân vật Đom Đóm lại bay đến gần Giọt Sương?

Câu 4. Ai là người nhận ra vẻ đẹp của đối phương trong câu chuyện?

Câu 5. Người viết đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào để xây dựng nhân vật trong câu chuyện?

Câu 6. Tìm các phó từ trong câu: “Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy?”

docx 7 trang Thái Bảo 11/07/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Vân

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2023 – 2024 I. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP: 1. Đọc-hiểu: Văn bản truyện, thơ - Nhận biết được những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong tác phẩm truyện. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một tác phẩm thơ. 2.Tiếng Việt: Số từ, phó từ, các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liệt kê trạng ngữ, mở rộng thành phần câu - Xác định được số từ, phó từ. - Xác định được trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ - Xác định được thành phần câu được mở rộng - Xác định và nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ đã học. - Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể. 3.Phần viết: Kiểu bài nghị luận văn học và Biểu cảm - Dạng 1: Phân tích đặc điểm của nhân vật văn học + Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học + Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật, nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật + Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật - Dạng 2: Biểu cảm về con người hoặc sự việc + Giới thiệu được đối tượng biểu cảm, nêu được ấn tượng ban đầu với đối tượng. + Nêu được đặc điểm/hình ảnh nổi bật để lại tình cảm, ấn tượng cho bản thân. + Thể hiện tình cảm, suy nghĩ đối với người/sự việc được nói đến. II. CẤU TRÚC ĐỀ - 20% TNKQ (số lượng câu hỏi TNKQ 8 câu) - 80% tự luận III. BÀI TẬP THAM KHẢO Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG Tối hôm đó không có trăng những bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để anh lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp! Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng: - Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh tỏa sáng như một viên ngọc vậy!
  2. Giọt Sương dịu dàng nói: - Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cái đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào! Đom Đóm nói: - Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương nói với theo, giọng đầy khích lệ: - Xin chúc bạn làm cho nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé! (Theo Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? Câu 2. Đom Đóm và Giọt Sương có cuộc gặp gỡ như thế nào? Câu 3. Vì sao nhân vật Đom Đóm lại bay đến gần Giọt Sương? Câu 4. Ai là người nhận ra vẻ đẹp của đối phương trong câu chuyện? Câu 5. Người viết đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào để xây dựng nhân vật trong câu chuyện? Câu 6. Tìm các phó từ trong câu: “Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy?” Câu 7. Sau khi đọc câu chuyện, em rút ra bài học gì khi khen ngợi người khác? Câu 8. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các nhân vật trong câu chuyện? Câu 9. Em hiểu lời nói của Giọt Sương: “Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình”, như thế nào? Bài tập 2. Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. [ ] Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:
  3. - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51) Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó. Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào? Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.” Câu 5. Thông tin “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em hiểu gì về Lộc? Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu). Bài tập 3. Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: CHIỀU SÔNG THƯƠNG Đi suốt cả ngày thu Cho sắc mặt mùa màng Vẫn chưa về tới ngõ Đất quê mình thịnh vượng Dùng dằng hoa quan họ Những gì ta gửi gắm Nở tím bên sông Thương Sắp vàng hoe bốn bên Nước vẫn nước đôi dòng Hạt phù sa rất quen Chiều vẫn chiều lưỡi hái Sao mà như cổ tích Những gì sông muốn nói Mấy cô coi máy nước Cánh buồm đang hát lên Mắt dài như dao cau Đám mây trên Việt Yên Ôi con sông màu nâu Rủ bóng về Bố Hạ Ôi con sông màu biếc Lúa cúi mình giấu quả Dâng cho mùa sắp gặt Ruộng bời con gió xanh Bồi cho mùa phôi phai Nước màu đang chảy ngoan Nắng thu đang trải đầy Giữa lòng mương máng nổi Đã trăng non múi bưởi Mạ đã thò lá mới Bên cầu con nghé đợi Trên lớp bùn sếnh sang Cả chiều thu sang sông. (Hữu Thỉnh) Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: “Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang” Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? Câu 4. Bài thơ nói về mùa nào trong năm?
  4. Câu 5. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: “Ôi con sông màu nâu Ôi con sông màu biếc Dâng cho mùa sắp gặt Bồi cho mùa phôi phai” Câu 6. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? “Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương” Câu 7. Tìm phó từ trong các câu thơ sau: “Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang” Câu 8. Em đã và sẽ làm gì để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. (Kể ít nhất 4 việc làm/hành động) Bài tập 4: Đọc đoạn thơ sau: “ Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.”[ ] (Trích bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? Câu 3. Tâm trạng của anh đội viên biểu hiện như thế nào trong đoạn thơ trên? Câu 4. Nghĩa của từ “ trầm ngâm ” trong câu thơ “Vẻ mặt Bác trầm ngâm” được hiểu như thế nào? Câu 5. Thêm trạng ngữ phù hợp cho câu thơ: Anh đội viên thức dậy. Câu 6: Xác định phó từ trong khổ thơ sau: Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì ? Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Người cha mái tóc bạc”? Câu 9. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của Bác Hồ trong đoạn thơ trên? Câu 10. Qua đoạn thơ trên, em nhận thấy mình sẽ làm gì để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác Hồ?
  5. Bài tập 5. Em đã được đọc và học nhiều truyện ngắn hay và ý nghĩa, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. Bài tập 6. Viết bài văn biểu cảm về một người mà em yêu thương. Ban giám hiệu TT/NTCM duyệt Người lập Nguyễn Thị Vân