Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thanh Vân
I. ĐỌC - HIỂU:
Đọc ngữ liệu sau:
Tiếng vọng rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người!”. Từ khu rừng liền có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người!”. Cậu hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng sâu lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Bây giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người!”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu
người!”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm
Câu 2: Cậu bé trong văn bản là người như thế nào? A. Hay sà vào lòng mẹ để khóc. B. Hay bỏ vào khu rừng rậm chơi. C. Thích thét lớn mỗi khi giận dữ. D. Ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách.
Câu 3: Câu văn “Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm” có mấy số từ?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 4. Người mẹ trong văn bản trên có hành động gì?
A. Nắm tay con, đưa con trở lại khu rừng.
B. Ôm con vào lòng và an ủi.
C. Trách mắng vì con giận mẹ mà bỏ vào rừng.
D. Tìm con khi con bị lạc trong rừng
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thanh Vân
- UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. PHẦN ĐỌC – HIỂU 1. Phần văn bản - Ôn tập văn bản thể loại truyện - Ôn tập văn bản thể loại thơ Yêu cầu: - Học sinh nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc trưng thể loại, cảm thụ một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc - Sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong ngữ liệu mở (ngoài sách giáo khoa). 2. Phần TH Tiếng Việt - Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ - Biện pháp tu từ (nói giảm nói tránh, điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ ) - Số từ, phó từ, ngữ cảnh, nghĩa của từ trong ngữ cảnh Yêu cầu: - Nắm được khái niệm, đặc điểm hình thức, chức năng. - Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ. - Vận dụng trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 3. Phần viết: - Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học. - Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Yêu cầu: - Nắm được đặc trưng của dạng bài, có kĩ năng làm bài. - Vận dụng các kĩ năng để viết một bài văn hoàn chỉnh. II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Trắc nghiệm và tự luận (Ngữ liệu ngoài SGK) PHẦN II.VIẾT: (4 điểm) (Kĩ năng viết văn tự sự, biểu cảm) III. MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1 I. ĐỌC - HIỂU: Đọc ngữ liệu sau: Tiếng vọng rừng sâu Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người!”. Từ khu rừng liền có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người!”. Cậu hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng sâu lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Bây giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người!”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu
- người!”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm Câu 2: Cậu bé trong văn bản là người như thế nào? A. Hay sà vào lòng mẹ để khóc. B. Hay bỏ vào khu rừng rậm chơi. C. Thích thét lớn mỗi khi giận dữ. D. Ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Câu 3: Câu văn “Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm” có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Người mẹ trong văn bản trên có hành động gì? A. Nắm tay con, đưa con trở lại khu rừng. B. Ôm con vào lòng và an ủi. C. Trách mắng vì con giận mẹ mà bỏ vào rừng. D. Tìm con khi con bị lạc trong rừng. Câu 5: Trạng ngữ trong câu: Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người!” biểu thị điều gì? A. Cách thức diễn ra hành động của nhân vật. B. Mục đích của hành động nhân vật. C. Nơi chốn diễn ra hành động của nhân vật. D. Nguyên nhân diễn ra hành động của nhân vật. Câu 6: Vì sao cậu bé lại hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở? A. Vì cậu bé bị lạc trong rừng và mãi mới tìm được đường về nhà. B. Vì cậu không sao hiểu được từ trong rừng sâu lại có người ghét mình. C. Vì cậu gặp một con thú dữ trong rừng đuổi theo mình. D. Vì cậu thấy có lỗi với mẹ và chạy về xin lỗi mẹ. Câu 7: Phép tu từ điệp ngữ “Tôi yêu người!” trong đoạn: “Bà nói: “Bây giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người!”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người!” có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh hành động của người con. B. Người mẹ muốn con nghe lời dạy của mình. C. Khuyên mọi người biết nói lời tốt đẹp, yêu thương nhau. D. Thể hiện tình cảm của cậu bé đối với mọi người. Câu 8: Người mẹ trong văn bản trên dạy con điều gì? A. Con hãy hét thật to điều con muốn nói. B. Không được bỏ chạy vào rừng khi bị mẹ khiển trách. C. Không được sà vào lòng mẹ khóc khi có điều sợ hãi. D. Cần có tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 9: Câu nói của người mẹ: “Ai gieo gió thì gặt bão” nói lên quy luật gì trong cuộc sống? Câu 10: Sau khi đọc câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu”, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (Trình bày bằng đoạn văn 3 – 5 câu) II. VIẾT: Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. Hết
- ĐỀ 2 I. ĐỌC - HIỂU: Đọc văn bản sau : Mưa Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xóa Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa Mưa gọi chồi biếc Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc Tôi hát thành lời ” (Trích, Thư viện thơ - Kho tàng bài thơ hay nhất về thiếu nhi, ngày 25/12/2019) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mưa” thuộc thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ năm chữ C. Thơ bốn chữ D. Thơ bảy chữ Câu 2: Xác định cách gieo vần trong bốn dòng thơ đầu. A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liên tiếp D. Vần cách Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? A. Nhịp 1/1/2 B. Nhịp 2/2 C. Nhịp 2/1/1 D. Nhịp 1/2/1 Câu 4: Xác định hai phó từ có trong các dòng thơ sau: “Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau” A. Mưa, rơi B. Hạt, rơi C . Trước, sau D. Hạt, mưa Câu 5: Ý nghĩa của từ “chồi biếc” trong câu thơ “Mưa gọi chồi biếc”? A. Màu xanh tươi, trải dài. B. Sự trỗi dậy, tràn đầy sức sống. C. Gọi cây cối thức dậy. D. Cơn mưa có màu xanh biếc. Câu 6: Dấu chấm lửng ( ) ở cuối bài thơ có tác dụng gì? A. Còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết. B. Dùng để kết thúc câu trần thuật. C. Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép. D. Dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm thán. Câu 7: Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện như thế nào? A. Lo sợ, buồn bã. B. Bâng khuâng, xao xuyến. C. Ngậm ngùi, xót xa. D. Vui vẻ, hạnh phúc. Câu 8: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến bạn đọc bức thông điệp gì? A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. B. Yêu đất nước, yêu cuộc sống. C. Yêu con người, yêu cây cối. D. Yêu gia đình, làng xóm.
- Câu 9: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Mưa”: Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Câu 10: Từ nội dung phần ngữ liệu đọc – hiểu, em hãy nêu những việc làm của mình góp phần bảo vệ môi trường. (Trình bày bằng đoạn văn 3 – 5 câu). II. VIẾT: Viết bài văn phân tích nhân vật Mên trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” của tác giả Nguyễn Quang Thiều. Hết BGH DUYỆT TTCM DUYỆT NHÓM TRƯỞNG NHÓM NGỮ VĂN 7 Khúc Thị Thanh Hiền Khúc Thị Thanh Hiền Nguyễn Thu Phương Đinh Thanh Vân