Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Lòng tốt ở chị em Lan, Sơn, đặc biệt ở Sơn là thứ lòng tốt trong suốt và cảm động. Sơn đã trông thấy Hiên “co ro đứng bên cột quán, chỉ có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”. Nhưng không chỉ có thế, Sơn hiểu ra tình cảnh của hai mẹ con Hiên “rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” và động lòng thương Hiên, bàn với chị cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sơn đem cho áo mà thấy vui, thấy hoan hỉ vì đã ít nhiều giúp được bạn. Người sẵn lòng tốt thường hay giàu lòng trắc ẩn, gặp những ai khốn khó cơ nhỡ ở đời, mình có thể giúp mà không giúp là cảm thấy áy náy, day dứt. Cứ thế, lòng thương người như một thứ hương hoa thuần khiết tỏa lan về phía người khác, đem cho người khác.

(Trích “Đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam”, Văn Giá, Bình giảng văn học, NXB Giáo dục 1996)

1.1. Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể loại ấy (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng) trong đoạn văn?

1.2. Nêu tên một văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn trích trên?

1.3. Giải nghĩa của hai từ Hán Việt: trắc ẩn, thuần khiết.

docx 6 trang Thái Bảo 29/07/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 PHẦN 1: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Phần văn bản 1. Bài 3 - Chủ điểm: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học) 1.1 Đặc điểm, mục đích, nội dung của văn bản nghị luận văn học. Đặc điểm của - Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là văn bản nghị nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề luận phân tích - Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm tác phẩm văn - Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn từ tác phẩm để học. làm sáng tỏ lí lẽ. - Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Mục đích của Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc, người nghe về văn bản ý kiến, quan điểm của người viết trước một tác phẩm văn học. Nội dung của Nội dung của văn bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn văn bản thuyết phục người đọc. Để xác định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng nêu trong văn bản. 1.2 Các văn bản nghị luận đã học. - Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian – Trần Thị An; - Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” – Hoàng Tiến Tựu. 2. Bài 4 - Chủ điểm: Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, Tùy bút) 2.1 Đặc điểm của Tản văn, Tùy bút: Đặc điểm Tản văn, tùy bút Chất trữ tình Chất trữ tình trong tản văn tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật tạo nên sự rung động thẩm mĩ cho người đọc Cái tôi Cái tôi trong tản văn tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi qua từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Ngôn ngữ Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. 2.2 Các văn bản Tùy bút, Tản văn đã học: - Cốm Vòng – Trích “Miếng ngon Hà Nội”- Tùy bút - Vũ Bằng - Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát – Trích “Tháng Giêng – Tháng Giêng một vòng dao quắm” – Tản văn - Y Phương. II. Phần tiếng Việt - Nghĩa của yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. - Ngôn ngữ của các vùng miền. * Yêu cầu:
  2. - Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của một số từ có yếu tố Hán Việt. - Biết vận dụng từ Hán Việt để đặt câu. - Nhận biết được ngôn ngữ các vùng miền, sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt. Hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền. III. Phần tập làm văn: Bài văn biểu cảm về sự việc. 1. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về sự việc - Dùng ngôi kể thứ nhất. - Kết hợp biểu cảm với các yếu tố kể và miêu tả. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí. - Trình bày được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về sự việc. 2. Dàn ý bài văn biểu cảm về sự việc. a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng. b.Thân bài: Biểu lộ cảm xúc suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng theo trình tự diễn biến sự việc. c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. PHẦN 2: CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 [Hình thức: Tự luận] 1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 0.5 đ) - Văn bản nghị luận văn học; Tản văn, Tùy bút (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận diện đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút: chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Nhận diện đặc điểm của thể loại nghị luận phân tích tác phẩm văn học: ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng; nội dung chính, mục đích của văn bản. - Tiếng Việt: Nhận diện, giải nghĩa từ Hán Việt, từ ngữ địa phương trong ngữ cảnh cụ thể. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Tìm từ Hán Việt từ yếu tố Hán Việt cho sẵn, đặt câu có sử dụng từ Hán Việt. - Giải nghĩa, nhận xét về từ ngữ địa phương. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm: Viết bài văn biểu cảm về một sự việc. PHẦN 3: THỰC HÀNH Câu 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ ] Lòng tốt ở chị em Lan, Sơn, đặc biệt ở Sơn là thứ lòng tốt trong suốt và cảm động. Sơn đã trông thấy Hiên “co ro đứng bên cột quán, chỉ có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”. Nhưng không chỉ có thế, Sơn hiểu ra tình cảnh của hai mẹ con Hiên “rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” và động lòng thương Hiên, bàn với chị cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sơn đem cho áo mà thấy vui, thấy hoan hỉ vì
  3. đã ít nhiều giúp được bạn. Người sẵn lòng tốt thường hay giàu lòng trắc ẩn, gặp những ai khốn khó cơ nhỡ ở đời, mình có thể giúp mà không giúp là cảm thấy áy náy, day dứt. Cứ thế, lòng thương người như một thứ hương hoa thuần khiết tỏa lan về phía người khác, đem cho người khác. (Trích “Đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam”, Văn Giá, Bình giảng văn học, NXB Giáo dục 1996) 1.1. Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể loại ấy (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng) trong đoạn văn? 1.2. Nêu tên một văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn trích trên? 1.3. Giải nghĩa của hai từ Hán Việt: trắc ẩn, thuần khiết. Câu 2 . Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . [ ] Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. (Trích Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng) 2.1. Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể loại ấy (Chất trừ tình, cái tôi của tác giả, ngôn ngữ) trong đoạn văn? 2.2. Nêu tên một văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn trích trên? 2.3 Tìm và giải thích nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn in đậm? PHẦN 4: ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 Câu 1. Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. [ ]. Cách ngày này gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn, tôi đã thấy phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực. Các cô gái thị thiềng lúc đó thì tóc buông thõng trên vai, trên lưng. Có khi tết bím. Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón hướng
  4. đạo. Áo bà ba trắng, đính một túi nhỏ xíu duy nhất bên thân mặt áo. Quần đen rộng. Mang giày bố trắng (giày vải, giày bata) hay xăng-đan da. Có người đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da, dạng chiếc xuồng hay hình hộp cá mòi. Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn. Cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu. Cũng yểu điệu, thiết tha, nhưng theo cung cách Bến Nghé. Cũng e thẹn, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều thơ ngây.” (Sài Gòn tôi yêu-Minh Hương) 1.1 Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể loại ấy trong đoạn văn? 1.2 Nêu tên một văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn trích trên? 1.3 Giải nghĩa của hai từ Hán Việt: bản địa, đôn hậu 1.4 Tìm từ địa phương trong hai câu văn sau và nhận xét về việc sử dụng những từ đó trong câu văn sau: “Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực. Các cô gái thị thiềng lúc đó thì tóc buông thõng trên vai, trên lưng.” Câu 2. Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới nỏng và cởi bỏ. [ ] Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án. (Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian) Câu 3. Đặt một câu có từ Hán Việt chứa yếu tố “quốc”. Giải thích ngắn gọn nghĩa của từ Hán Việt có chứa yếu tố “quốc” đó. Câu 4. Nêu nghĩa của từ địa phương được in đậm và nhận xét về việc sử dụng những từ đó trong câu văn sau: a. [ ] Mùa Chạp cá làm đìa, người ta lớp rọng lớp làm mắm để ăn dần cho tới mùa lúa sau, mớ xẻ làm khô ăn Tết. [ ] Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me, đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.” (Trích “Mùa phơi sân trước”, Nguyễn Ngọc Tư) b. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông, bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát, mênh mông. (Ca dao) Câu 5. Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. ĐỀ 2 Câu 1 (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: THÁNG NĂM, THÁNG 5 Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phấn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng
  5. trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân. Để chấp chới giữa hư thực hai miền quên nhớ, ta lại gặp ta của những tháng năm không bao giờ trở lại. Ta sẽ thấy màu phượng cháy của sắc hè tháng 5, sẽ thấy dáng hình cậu trai nhỏ mặc đồng phục quần xanh áo trắng, đeo chiếc cặp chéo hông và chiếc mũ lưỡi trai màu đen còn vương li ti vài bông tràm vàng. Chân cậu bước dài trên những thảm tràm rơi. Phố dài, gió thênh thang, lá mênh mang xoay tròn như múa. Hoa rơi vô ưu, điểm chấm vàng trên vai áo trắng tinh trong veo tuổi học trò. Ta sẽ thấy trong tháng 5, con đường ta vẫn thường đi học. Mỗi buổi sáng tinh sương, đường đến trường dạt dào gió, dạt dào sương. Người sẽ ghé vào ăn sáng ở quán bún ven vệ đường, có bà bán bún âm trầm ít nói và cây tràm buông hờ hững những phiến lá rơi. Con đường có hàng tràm già nghiêng bóng, sắc vàng điểm nắng suốt bốn mùa. Ta bước phía sau người, thật khẽ, thật chậm. Vừa đủ để âm thầm, vừa đủ để da diết hoài suốt quãng đời miền viễn. (Theo Trần Hiền, ày 8/6/2022) 1.1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào? Kể tên một văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn trích trên? 1.2. Đoạn trích trên thể hiện tình cảm gì của người viết? 1.3. Nêu hai chi tiết thể hiện cái tôi của người viết trong đoạn trích? 1.4. Giải nghĩa hai từ Hán Việt: thanh xuân, đồng phục Câu 2 (1,0 điểm) Nêu nghĩa của từ địa phương được in đậm và nhận xét về việc sử dụng những từ đó trong đoạn văn sau: “Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy ”. Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường, Và con có cả một vạt sân vàng nắng ”. (Trích “Sân nhà”, Nguyễn Ngọc Tư Câu 3 (5,0 điểm) Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc trong những tháng năm đến trường. ĐỀ 3 I. Đọc hiểu (4.0 điểm). Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: Về ngoại hình, Dế Mèn là một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Đặc điểm ấy được nhà văn Tô Hoài miêu tả một cách chi tiết, sinh động. Đôi càng “mẫm bóng” với “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Cái đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn có vẻ đẹp đầy sức sống, thật đáng ngưỡng mộ!
  6. (Nguồn In-tơ-net) Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn văn được viết theo thể loại nào? Nêu tên một văn bản đã học có cùng thể loại đó. Câu 2 (1.0 điểm). Người viết đã nêu lên ý kiến gì về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài? Câu 3 (1.5 điểm). Ghi ra hai bằng chứng làm rõ ý kiến. Dựa vào cơ sở nào em biết đó là bằng chứng? Câu 4 (0.5 điểm). Từ nào là từ Hán Việt trong các từ sau: “ngoại hình”, “thanh niên”, “móng vuốt”, “uốn cong” ? II. Vận dụng (6.0 điểm). Câu 1. (1.0 điểm) Tìm thêm hai từ địa phương tương ứng với từ “cha” in đậm trong đoạn thơ sau. Từ đó em có nhận xét gì về ngôn ngữ giữa các vùng miền? “Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.” (Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông) Câu 2. (5.0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm xúc về một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. HẾT