Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Vũ Việt Nga (Có đáp án)
Bài 1: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Trời mưa. Rô mẹ dặn rô Ron:
- Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!
Trời vừa tạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng lượn chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn:
- Chúng mình cùng vựơt dòng nước nhé!
Cá Cờ ngắm dòng nước lóng lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói:
- Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi.
- Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này!
Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa...Rô Ron nhìn thấy một cô Bướm có đôi cánh màu tím biếc. Rô Ron liền bơi theo và hỏi:
- Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không?
Cứ thế, Rô Ron mải bơi theo bướm. Nào ngờ, dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn. Chú cố hết sức mình lóc đi, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mệt quá, Rô Ron đành phải nằm phơi mình trên mặt đất. Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc. May thay, chị Gió Nhẹ lướt qua. Thấy Rô Ron bị mắc cạn, chị dừng lại và nói:
- Để chị giúp em!
Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cỏ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về.
Khi Rô Ron về đến hồ thì gặp Cá Cờ đang dẫn Rô mẹ đi tìm. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Rô Ron hối hận dụi đầu vào lòng mẹ”
(Cá Rô Ron không vâng lời mẹ- Nguyễn Đình Quảng)
Câu 1. Truyện “Cá rô con không vâng lời mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ ba
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2. Xác định thể loại của văn bản trên ?
- Truyện ngắn
- Truyện dài
- Tiểu thuyết
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Vũ Việt Nga (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2023-2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức 1. Phần văn bản - Cách đọc hiểu các văn bản: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ bốn chữ, thơ năm chữ. 2. Phần Tiếng Việt - Từ địa phương - Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh - Câu hỏi tu từ 3. Phần Tập làm văn - Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử II. Kĩ năng - Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng diễn đạt và vận dụng kiến thức làm bài tập, viết bài văn tự sự. B. DẠNG BÀI: 1. Phần văn bản - Nêu nội dung và nghệ thuật, thể loại, PTBĐ. - Cảm thụ về nhân vật, chi tiết, hình ảnh đặc sắc. 2. Phần Tiếng Việt - Xác định yếu tố tiếng Việt - Phân loại, nêu tác dụng, đặt câu 3. Phần Tập làm văn - Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử C. BÀI TẬP Phần I. Đọc hiểu Bài 1: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trời mưa. Rô mẹ dặn rô Ron: - Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé! Trời vừa tạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng lượn chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn:
- - Chúng mình cùng vựơt dòng nước nhé! Cá Cờ ngắm dòng nước lóng lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói: - Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi. - Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này! Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa Rô Ron nhìn thấy một cô Bướm có đôi cánh màu tím biếc. Rô Ron liền bơi theo và hỏi: - Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không? Cứ thế, Rô Ron mải bơi theo bướm. Nào ngờ, dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn. Chú cố hết sức mình lóc đi, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mệt quá, Rô Ron đành phải nằm phơi mình trên mặt đất. Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc. May thay, chị Gió Nhẹ lướt qua. Thấy Rô Ron bị mắc cạn, chị dừng lại và nói: - Để chị giúp em! Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cỏ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về. Khi Rô Ron về đến hồ thì gặp Cá Cờ đang dẫn Rô mẹ đi tìm. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Rô Ron hối hận dụi đầu vào lòng mẹ” (Cá Rô Ron không vâng lời mẹ- Nguyễn Đình Quảng) Câu 1. Truyện “Cá rô con không vâng lời mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 2. Xác định thể loại của văn bản trên ? A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Tiểu thuyết
- D. Truyện đồng thoại Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? A. Rô mẹ B. Rô Ron C. Chị Gió Nhẹ D. Cá Cờ Câu 4. Câu văn sau có mấy từ láy “Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến.” A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 5. Bỏ qua lời can ngăn của Cá Cờ là “chỉ nên chơi quanh đây thôi”, Rô Ron đã làm gì? A. Giương vây nhún mình lấy đà phóng lên bờ, sau đó bơi theo dòng nước, say mê ngắm cảnh. B. Nhìn thấy cô Bướm và mải bơi theo cô Bướm. C. Say mê ngắm cảnh D. Rạch lên bờ, bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa rồi bơi theo cô Bướm Câu 6. Vì mải bơi theo cô Bướm, Rô Ron đã gặp hậu quả gì? A. Bị mắc cạn. B. Bị Cá Cờ giận. C. Bị các loài cá khác bắt nạt D. Bị mẹ mắng. Câu 7. Ai đã giúp Rô Ron trở về nhà? A. Cô Bướm B. Gió Mạnh, Gió Nhẹ C. Cô Mây D. Gió Mạnh, Gió Nhẹ, Cô Mây Câu 8. Trong câu văn “Cá Cờ ngắm dòng nước lónh lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa
- B. So sánh C. Nhân hóa, so sánh D. Ẩn dụ Câu 9. Em hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai văn sau và nêu tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó? “Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Câu 10. Từ văn bản trên, em rút ra cho mình bài học gì? Bài 2: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Nắng Ba Đình mùa thu Thắm vàng trên lăng Bác Vẫn trong vắt bầu trời Ngày tuyên ngôn Độc lập. Ta đi trên quảng trường Bâng khuâng như vẫn thấy Nắng reo trên lễ đài Có bàn tay Bác vẫy. Ấm lòng ta biết mấy Ánh mắt Bác nheo cười Lồng lộng một vòm trời Sau mái đầu của Bác (Nắng Ba Đình – Nguyễn Phan Hách) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Tám chữ C. Ngũ ngôn D. Bảy chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? A.Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 3: Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta? A. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945 B. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 3.9.1945 C. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5.6.1911
- D. Bác Hồ trở về sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Câu 4. Từ “bâng khuâng” thuộc loại từ gì? A. Từ ghép B. Từ láy C. Từ ghép chính phụ C. Từ láy bộ phận Câu 5. Từ “vẫn” trong câu thơ “Vẫn trong vắt bầu trời” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Phó từ Câu 6. Từ “thắm vàng” trong câu thơ “thắm vàng trên lăng Bác” có ý nghĩa gì? A. Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ, có cả ánh sáng kiêu hãnh tự hào của tấm lòng một công dân độc lập, lòng biết ơn sâu nặng của một người con đối với Bác Hồ. B. Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời. C. Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ rực rỡ tung bay trong gió. D. Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ, có cả ánh sáng kiêu hãnh tự hào của tấm lòng một công dân độc lập. Câu 7. Câu thơ “Nắng Ba Đình mùa thu” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hoá C. Ẩn dụ. D. Điệp ngữ. Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là gì? A. Bài thơ với lời lẽ nhẹ nhàng, da diết bộc lộ niềm biết ơn, công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu. Lòng tự hào vào thời khắc đất nước được độc lập. B. Bài thơ với lời lẽ nhẹ nhàng, da diết bộc lộ niềm biết ơn, công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu. C. Bài thơ thể hiện lòng tự hào vào thời khắc đất nước được độc lập. D. Niềm vui của toàn dân khi nước nhà được độc lập Câu 9. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Ta đi trên quảng trường Bâng khuâng như vẫn thấy Nắng reo trên lễ đài
- Có bàn tay Bác vẫy. Câu 10: Trình bày cảm xúc của mình về sự kiện trọng đại được nhắc đến trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng. Bài 3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. (Xuân Quỳnh) Câu 1. Bài thơ có cách ngắt nhịp nào là chủ yếu? A. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. B. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 4/1. C. Ngắt nhịp 4/1 hoặc 3/2. D. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 1/1/3. Câu 2. Bài thơ gieo vần? A. Vần chân B. Vần cách
- C. Vần liền D. Vần hỗn hợp Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Bốn chữ B. Năm chữ B. Tự do D. Lục bát Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là: A. Bài thơ nói về giá trị của lời ru trong cuộc sống của mỗi con người B. Bài thơ mượn hình ảnh lời ru để nói về tình mẹ tha thiết, thiêng liêng, bất tử. C. Bài thơ gợi những niềm rung động sâu xa trong lòng người đọc về tình mẫu tử. D. Bài thơ sử dụng hình ảnh lời ru để bộc tấm lòng thảo hiếu của người con đối với mẹ. Câu 5. Theo em từ “mênh mang” được hiểu như thế nào? A. Rộng lớn đến mức như không có giới hạn B. Rộng đến mức có cảm giác mung lung, mờ mịt C. Rộng đến mức khoogn nhìn thấy chân trời D. Rộng lớn bao la đến không cùng. Câu 6. Em hãy tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn” A. Nhân hoá B. So sánh C. Liệt kê D. Nói quá Câu 7. Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ trên là? A. Người mẹ B. Lời ru B. Người con D. Người bà Câu 8. Em hiểu gì về hình ảnh “lời ru” được tác giả sử dụng trong bài thơ? A. “Lời ru” là hình ảnh ẩn dụ đầy cảm động về tình mẹ thiêng liêng, cao cả. B. Hình ảnh “lời ru” được lặp lại nhiều lần tạo nên giọng điệu tha thiết, gợi sức sống, sự bền bỉ của lời ru C. Lời ru nâng bước con vào đời. D. Lời ru ngọt ngào của mẹ mang đên cho con giấc ngủ say nồng. Câu 9. Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ thứ hai?
- Câu 10. Em nhận ra thông điệp chung gì từ các dòng thơ sau: “Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông”. Và: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. (Chế Lan Viên) Phần II. Viết Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích BGH duyệt Tổ trưởng CM Người lập Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Vũ Việt Nga