Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương
Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
[…]
- Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không? Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon! Nê-mô chẳng chào hỏi gì. Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở. Ông ta nói:
- Giáo sư nhìn xem: đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc sống ban ngày. Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô-ri, người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống. Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu.
[…] Và cuộc sống thật sự là ở đây, chỉ ở đây thôi! Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lux. Những thành phố độc lập, những thành phố tự do…
(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
Câu 2. Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào?
Câu 3. Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ là Truyện khoa học viễn tưởng, đúng hay sai?
Câu 4. Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là gì?
Câu 5. Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ phản ánh là gì?
Câu 6. Dấu ngoặc kép trong câu: Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu. Có tác dụng gì?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Mai Hương
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 I.Nội dung ôn tập GHKII 1. Đọc hiểu văn bản:Truyện ngụ ngôn, Tục ngữ, truyện khoa học viễn tưởng *Yêu cầu: - Nắm đặc điểm chung của thể loại: đề tài, chi tiết tiêu biểu , ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn, truyện KH viễn tưởng. - Nắm đặc điểm chung của thể loại: ngắn gọn, súc tích, là kinh nghiệm đúc kết của cha ông ta về nhiều lĩnh vực; chuyện tưởng tượng, chi tiết li kì - Bài học, ý nghĩa, liên hệ thực tế rút ra từ văn bản 2. Thực hành Tiếng Việt - Liên kết câu, đoạn ( phép lặp, phép thế, phép nối) - Các loại dấu câu - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nói quá, - Thành ngữ * Yêu cầu: + Nắm được dấu hiệu nhận biết và công dụng của kiến thức Tiếng Việt. + Phân tích tác dụng (giá trị) của các biện pháp tu từ. + Giải thích ý nghĩa của thành ngữ. + Đặt câu ( viết đoạn văn) có sử dụng kiến thức Tiếng Việt. 3.Phần viết: -Viết một bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ( ý kiến tán thành) - Viết một bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử. * Yêu cầu: + Nhận biết được kiểu bài văn NL và tự sự . + Bố cục và các bước làm bài văn NL về vấn đề trong đời sống và kể về sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử. II. Cấu trúc đề - 20% TNKQ (số lượng câu hỏi TNKQ 8 câu) - 80% tự luận III. Bài tập tham khảo Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới: [ ] - Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không? Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon! Nê-mô chẳng chào hỏi gì. Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở. Ông ta nói: - Giáo sư nhìn xem: đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc sống ban ngày. Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô-ri, người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống. Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu
- “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu. [ ] Và cuộc sống thật sự là ở đây, chỉ ở đây thôi! Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lux. Những thành phố độc lập, những thành phố tự do (Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ) Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? Câu 2. Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào? Câu 3. Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ là Truyện khoa học viễn tưởng, đúng hay sai? Câu 4. Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là gì? Câu 5. Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ phản ánh là gì? Câu 6. Dấu ngoặc kép trong câu: Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu. Có tác dụng gì? Câu 7. Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ ra đời năm 1870, cách nay hơn 150 năm, từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin vào điều gì của con người mà hiện nay đã và đang trở thành hiện thực? Câu 8. Liệt kê những chi tiết trong trích đoạn cho thấy trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Câu 9. Biển cả bao la là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng. Em hãy nêu một số giá trị, vai trò quan trọng của biển đối với con người. Bài tập 2.Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới: CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn: - A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi. Không được. – Cục đá lạnh lùng đáp – các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia, ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được? Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy kiêu ngạo: - Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta. - Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi. Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông ra biển. Còn lại một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân. (Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang 144). Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào ? Câu 2: Nêu các sự việc chính trong truyện? Câu 3: Xác định tình huống giàu kịch tính của truyện ngụ ngôn trên? Câu 4: Dòng nào là lời độc thoại của nhân vật trong truyện? Câu 5: Vì sao cục nước đá không muốn hòa nhập vào dòng nước chảy? Câu 6: Câu nói của dòng nước “Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi” chứa đựng lời khuyên gì với cục nước đá? Câu 7: Mong muốn hoà nhập ngay với biển cả, rừng xanh của cục nước đá thể hiện điều gì?
- Câu 8: Văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 9: Cục nước đá tan ướt góc sân có phải kết cục xứng đáng với nó không? Lý giải dựa trên căn cứ từ văn bản đọc . Câu 10: Chia sẻ về điều em tâm đắc nhất khi đọc câu chuyện trên . Bài tập 3.Đọc văn bản sau: MÈO LẠI HOÀN MÈO Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”. Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng: - Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”? Chủ nhà đáp: - Con mèo của tôi quý hóa có một không hai. Gọi nó là con mèo thì không được. Phải gọi là con "Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được “Trời”. Ông khách hỏi: - Thế mây chẳng che được trời là gì? Chủ nhà bảo: - Thế thì tôi gọi nó là con Mây! Khách lại hỏi: - Thế nhưng gió lại đuổi được mây! Chủ nhà lại bảo: - Thế thì gọi nó là con Gió! - Thế nhưng thành lại cản được gió? - Thì tôi gọi nó là con Thành. - Thế nhưng chuột lại khoét được thành! - Thế thì tôi gọi nó là con Chuột. - Thế nhưng mèo lại bắt được chuột! Chủ nhà nghĩ ngợi rồi bảo: - Thì tôi lại cứ gọi nó là con Mèo như hôm trước vậy. Ông khách vỗ tay cười: - Thế có phải là “Mèo lại hoàn mèo” như câu tục ngữ ta vẫn thường nói không? (Theo Câu 1. Văn bản Mèo lại hoàn mèo thuộc thể loại gì? Câu 2. Văn bản Mèo lại hoàn mèo có những nhân vật nào? Câu 3. Trong văn bản Mèo lại hoàn mèo, con mèo được đặt tên theo thứ tự nào? Câu 4. Theo văn bản, tại sao chủ nhà lại đặt tên cho con mèo là “Trời”? Câu 5. Vì sao ông khách lại thắc mắc khi thấy chủ nhà gọi con mèo là con “Trời”? Câu 6. Theo em, tại sao ông khách lại liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con mèo? Câu 7. Qua văn bản, em thấy chủ nhà là người như thế nào? Câu 8. Vì sao cuối cùng chủ nhà lại gọi tên là con Mèo? Câu 9. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong văn bản trên? Bài tập 4.Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới TỤC NGỮ VIỆT NAM (Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995) 1. Lời nói gói vàng
- 2. Nói có sách mách có chứng 3. Nói bóng nói gió 4. Nói hay không tày làm tốt 5. Nói hươu nói vượn 6. Nói ngọt lọt đến xương 7. Lời nói không cánh mà bay 8. Lợi bất cập hại 9. Nói mất mặn, mất nhạt 10. Nói như đấm vào tai Câu 1. Xác định một câu tục ngữ không cùng nội dung với 9 câu trong toàn văn bản trên? Câu 2. Nhận định “Lời nói đúng, nói phải vô cùng quý giá phù hợp với câu tục ngữ nào sau đây? Câu 3. Câu tục ngữ “Nói có sách mách có chứng” được hiểu như thế nào? Câu 4. “Nói bóng, nói gió” là nói xa xôi cho người ta hiểu ý, không nói thẳng vào sự việc nên vận dụng trong hoàn cảnh nào cho hợp lí? Câu 5. Trong câu tục ngữ “Nói hay không tày làm tốt”, “tày” được hiểu thế nào? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? Câu 6. Xác định cặp câu tục ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau và nêu tác dụng . Câu 7. Dòng nào nói lên nghệ thuật của câu tục ngữ “Nói ngọt lọt đến xương”? Bài tập 5. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây: a. nghiêng nước nghiêng thành b. dời non lấp biển c. lấp biển vá trời d. mình đồng da sắt Bài tập 6 .Em đã từng được nghe những sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử. Hãy kể lại một câu chuyện liên quan đến nhân vật em ấn tượng nhất. Bài tập 7. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ( ý kiến tán thành). Ban giám hiệu xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Nguyễn Thị Mai Hương