Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022

1. Văn bản nhật dụng:

- Cổng trường mở ra

- Mẹ tôi

- Cuộc chia tay của những con búp bê

2. Ca dao:

- Những câu hát về tình cảm gia đình.

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

3. Thơ Trung đại:

- Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt

- Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi

- Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

- Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

- Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

pdf 8 trang Thái Bảo 26/07/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2021-2022 A. KHÁI QUÁT NỘI DUNG ÔN THI Phần I: Văn bản Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản: 1. Văn bản nhật dụng: - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia tay của những con búp bê 2. Ca dao: - Những câu hát về tình cảm gia đình. - Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 3. Thơ Trung đại: - Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt - Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi - Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan - Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến - Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương Phần II: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành: 1. Từ ghép 2. Từ láy 3. Đại từ 4. Từ Hán Việt 5. Quan hệ từ 6. Chữa lỗi về quan hệ từ Phần III: Tập làm văn - Văn biểu cảm. Ví dụ: Loài cây em yêu thích, Loài vật em yêu thích,
  2. B. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần I: Văn bản - Cổng trường mở ra - Lí Lan: + Giá trị nội dung: Bằng những dòng tâm sự chân thành, sâu sắc và đầy tha thiết của người mẹ nhằm bộc lộ tình yêu thương sâu nặng với con, đồng thời cũng thể hiện được vai trò to lớn của nhà trường với trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ. + Giá trị nghệ thuật: Không có cốt truyện, một chuỗi cảm xúc được biểu hiện qua lời tâm sự của người mẹ. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng, - Mẹ tôi – Ét-môn-đô A-mi-xi: + Giá trị nội dung: Lá thư gửi con trai của một người bố kể về sự hi sinh, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ đã dành cho con để từ đó mong người con nhận ra lỗi lầm của mình xin lỗi chân thành về hành động sai lầm của con ngày đó với mẹ. + Giá trị nghệ thuật: Sáng tạo nên tình huống xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con. Phương thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con. + Ý nghĩa nhan đề: Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác và rất ý nghĩa. - Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài: + Giá trị nội dung: Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết trong sáng. Phê phán những cặp cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le. Qua đó khuyên nhủ mọi người phải biết giữ gìn, bảo vệ tổ ấm gia đình. + Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ trong nhan đề. Lựa chọn ngôi kể thích hợp. Xây dựng nhân vật tài tình, thành công.
  3. Nghệ thuật đối lập nội tâm với ngoại cảnh. Lời kể chân thành, giản dị, truyền cảm. - Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình: + Giá trị nội dung: Thông qua những lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bàa ngợi tình cảm gia đình, răn dạy mỗi người phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn của cha mẹ, bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình cảm anh em ruột thịt. Giáo dục con người về lòng biết ơn và tình cảm yêu thương trong gia đình. + Giá trị nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có tính biểu cảm cao. Nghệ thuật tu từ so sánh so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời ). Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc. - Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người: + Giá trị nội dung: Ca dao thường hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước từ đó càng thêm tự hào và thêm yêu quê hương, đất nước, con người đất Việt hơn. + Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể Hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng, Liệt kê ra các địa danh gần gũi, nổi tiếng, - Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt: + Giá trị nội dung: Đây được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu. + Giá trị nghệ thuật:
  4. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn. Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc. Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến. - Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi: + Giá trị nội dung: Là bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. + Giá trị nghệ thuật: Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người. Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ. Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát, tạo ra vần điệu nhịp nhàng, sinh động. - Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan: + Giá trị nội dung: Miêu tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn. Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. + Giá trị nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Nhân hoá, đảo ngữ, điệp từ, chơi chữ. Miêu tả kết hợp biểu cảm. Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng. - Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến: + Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa trong cuộc sống con người hôm nay. + Giá trị nghệ thuật: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Giọng đùa vui hóm hỉnh. Sáng tạo tình huống khi bạn đến chơi. Cách lập ý bất ngờ.
  5. - Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương: + Giá trị nội dung: Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. + Giá trị nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian. Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa. Phần II: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành: 1. Từ ghép: - Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, - Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó 2. Từ láy: - Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận - Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, - Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh,
  6. - Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, 3. Đại từ: - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, được nói đến trong một số ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi - Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, - Phân loại: + Đại từ dùng để trỏ: Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, + Đại từ dùng để hỏi: Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, 4. Từ Hán Việt: - Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. - Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. - Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. - Cũng như từ ghép thuần Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Trật từ các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt: Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. - Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để: Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
  7. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xa xưa. - Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 5. Quan hệ từ: - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hãy giữa câu với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá, mà, - Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được). - Có một số quan hệ từ được dụng thành cặp. 6. Chữa lỗi về quan hệ từ: - Thiếu quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. - Thừa quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Phần III: Tập làm văn * Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo đa, ) Gợi ý dàn bài: * Mở bài: - Giới thiệu về loài cây em yêu. * Thân bài: - Biểu cảm về các đặc điểm của cây: + Em thích màu của lá cây + Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như + Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? + Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  8. + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? - Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó ). * Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.