Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:
Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.
(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và thuyết minh. B. Tự sự và nghị luận.
C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?
A. Người mẹ. B. Bà và mẹ.
C. Tôi và bà. D. Tôi và mẹ.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_202.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023
- MÔN NGỮ VĂN A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Văn bản - Ôn tập văn bản nghị luận - Ôn tập văn bản thông tin. II. Tiếng Việt - Mạch lạc và liên kết trong văn bản - Thuật ngữ - Cước chú. - Nghĩa của từ - Biện pháp tu từ Yêu cầu: - Hiểu bản chất các kiến thức Tiếng Việt - Phân tích được giá trị các đơn vị kiến thức tiếng Việt trong các văn bản - Vận dụng trong giao tiếp và tạo lập văn bản. HS hệ thống hoá kiến thức theo bảng sau: STT Đơn vị kiến thức Khái niệm (đặc điểm) III. Viết: Ôn tập các dạng bài: - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. B. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. (Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và thuyết minh. B. Tự sự và nghị luận. 1
- C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm. Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? A. Người mẹ. B. Bà và mẹ. C. Tôi và bà. D. Tôi và mẹ. Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? A. Rau khúc và bột nếp. B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh. C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn. D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”? A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Nấu. B. Rán. C. Nướng D. Xào Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”? A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công. B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. 2
- Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã? A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt? Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà? Phần II. Viết (4 điểm) Chọn 1 trong 3 đề sau: + Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương”. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan điểm của em. + Đề 2: Mỗi người có một phương pháp học tập khác nhau. Có bạn học sinh cho rằng: “Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích”. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan điểm của em. + Đề 3: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan điểm về vấn đề nêu trên. 3