Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tiệp (Có đáp án)

CON SẺ

Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.

Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.

Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.

Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

(Theo I. Tuốc-ghê-nhép)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?

A. Biểu cảm C. Tự sự
B. Nghị luận D. Miêu tả

Câu 2. Trong câu văn “Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.” có mấy số từ?

A. Một C. Hai
B. Ba D. Bốn

Câu 3. Đâu là phó từ trong câu “Nó sẽ hi sinh.”?

A. Nó C. Hi
B. Sẽ D. Sinh

Câu 4. Đề tài của truyện là gì?

A. Lòng thủy chung của con người.
B. Sức mạnh của con chim sẻ.
C. Miêu tả cuộc sống của con chim sẻ.
D. Lòng dũng cảm, tình yêu thương con của người mẹ.
docx 8 trang Thái Bảo 11/07/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tiệp (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK I Năm học: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 7 A. KIẾN THỨC: I. ĐỌC HIỂU: 1. Văn bản: a. Văn bản truyện: tương đương về đề tài với các văn bản trong SGK. b. Văn bản thơ bốn chữ, năm chữ: tương đương về đề tài với các văn bản trong SGK. * Yêu cầu: - Văn bản truyện: + Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản. + Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật. + Nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể. + Thể hiện được thái dộ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện. - Văn bản thơ bốn chữ, năm chữ: Nhận biết và nhận xét được nét đôc đáo của bài thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. 2. Tiếng Việt: - Dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính, mở rộng trạng ngữ trong câu. - Phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ. - Số từ, phó từ, ngữ cảnh, nghĩa của từ trong ngữ cảnh. * Yêu cầu: - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. - Nhận biết và nêu tác dụng phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ trong đoạn thơ/bài thơ, đoạn văn/bài văn. - Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả. - Vận dụng các kiến thức tiếng Việt để đặt câu, viết đoạn. II. VIẾT 1. Kiểu bài: - Viết bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. 2. Yêu cầu: Nắm được đặc điểm từng kiểu bài. Lập dàn ý và viết được đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt lưu loát, không viết tắt, không tẩy xóa. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ: I. DẠNG BÀI ĐỌC HIỂU: Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CON SẺ Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. Con chó của tôi dừng lại và lùi Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. (Theo I. Tuốc-ghê-nhép)
  2. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì? A. Biểu cảm C. Tự sự B. Nghị luận D. Miêu tả Câu 2. Trong câu văn “Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.” có mấy số từ? A. Một C. Hai B. Ba D. Bốn Câu 3. Đâu là phó từ trong câu “Nó sẽ hi sinh.”? A. Nó C. Hi B. Sẽ D. Sinh Câu 4. Đề tài của truyện là gì? A. Lòng thủy chung của con người. B. Sức mạnh của con chim sẻ. C. Miêu tả cuộc sống của con chim sẻ. D. Lòng dũng cảm, tình yêu thương con của người mẹ. Câu 5. Vì sao con chó đột ngột dừng lại không vồ tới con sẻ non nữa? A. Vì con chó thấy thức ăn khác gần đó. B. Vì con chó muốn đi ra chỗ khác C. Vì con chó thấy sẻ mẹ lao đến bảo vệ con với thái độ hung dữ. D. Vì con chó sợ con sẻ non. Câu 6. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ.”? A. Nói quá C. So sánh B. Nói giảm nói tránh D. Nhân hóa Câu 7. Nghĩa của từ “thảm thiết” trong câu: “Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết” là gì? A. Gợi sự đau xót, thê lương. C. Gợi sự vui vẻ, hạnh phúc. B. Gợi sự bối rối, day dứt. D. Gợi sự ăn năn, hối lỗi. Câu 8. Hành động của nhân vật chom sẻ già cho thấy điều gì? A. Con sẻ già muốn cứu con nhưng sợ không dám lao xuống B. Con sẻ già rất thương con, sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ con. C. Sẻ già thương con nhưng sợ con chó nên đành bay đi. D. Sẻ già rất ghét con của mình. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại? Vì sao nhân vật ‘tôi” lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”? Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp rút ra từ đoạn văn trên. Bài 2: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: BỐ TÔI Tôi đi học dưới đồng bằng còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt
  3. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Trong câu văn “Một ngày khai trường đầu tiên không có bố.” có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 3. Đâu là phó từ trong câu “Bố tôi đã mất.”? A. bố B. tôi C. đã D. mất Câu 4. Vì sao những lá thư người con gửi về, nhân vật bố chỉ bóc ra, nhìn ngắm rồi lại cất vào? A. Vì bố đợi mẹ để cùng mở thư ra đọc B. Vì bố rất nhớ con nên không dám đọc thư. C. Vì bố không biết chữ nên không đọc được thư. D. Vì bố không đọc cũng đã hiểu người con sẽ viết gì trong thư. Câu 5. Nghĩa của từ “trầm ngâm” trong câu: “Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.” là gì? A. Gợi sự chắc chắn, chính xác B. Gợi sự suy nghĩ, trầm tư C. Gợi sự băn khoăn, lo lắng D. Gợi sự bồn chồn, thấp thỏm Câu 6. Câu văn “Tôi đi học dưới đồng bằng còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi” được mở rộng bởi thành phần nào? A. Trạng ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ D. Cụm động từ Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư”? A. Điệp ngữ B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 8. Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Tình thầy trò B. Lòng dũng cảm C. Tình cảm gia đình D. Sự hi sinh Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Vì sao, người bố không nhờ người ở bưu điện đọc giùm thư của con gửi về? Hành động của nhân vật bố: “ông xem từng con chữ, tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông” thể hiện điều gì? Câu 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp rút ra từ đoạn văn trên. Bài 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: TRĂNG ƠI .TỪ ĐÂU ĐẾN? (1) Trăng ơi từ đâu đến? (3) Trăng ơi từ đâu đến? (5) Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Hay từ một sân chơi Hay từ đường hành quân Trăng hồng như quả chín Trăng bay như quả bóng Trăng soi chú bộ đội Lửng lơ lên trước nhà Bạn nào đá lên trời Và soi vàng góc sân (2) Trăng ơi từ đâu đến? (4) Trăng ơi từ đâu đến? (6) Trăng ơi từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Hay từ lời mẹ ru Trăng đi khắp mọi miền Trăng tròn như mắt cá Thương Cuội không được học Trăng ơi có nơi nào Chẳng bao giờ chớp mi Hú gọi trâu đến giờ Sáng hơn đất nước em 1968 (Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa, NXB Văn hóa dân tộc)
  4. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2: Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần chân B. Gieo vần linh hoạt C. Gieo vần lưng D. Gieo vần lưng kết hợp vần chân Câu 3: Trong khổ thơ (1), trăng được so sánh với hình ảnh nào? A. Mắt cá B. Quả bóng C. Quả chín D. Cánh rừng xa Câu 4: Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng ) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai? A. Bà nội B. Người mẹ C. Cô giáo D. Trẻ thơ Câu 5: Em hiểu từ “lửng lơ” trong câu thơ “Lửng lơ lên trước nhà” có nghĩa là gì? A. Chơi vơi, nửa vời B. Chót vót, đỉnh cao C. Thấp bé, nhỏ nhoi D. Khiêm nhường, tôn trọng Câu 6: Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài thơ? A. Trăng hồng như quả chín. B. Trăng soi chú bộ đội C. Trăng tròn như mắt cá. D. Đốm hải đăng tắt lóe đêm đêm. Câu 7: Chủ đề của bài thơ trên là gì? A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo. B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất. C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước. D. Ánh trăng ở quê hương rất đặc biệt, không giống ở nơi khác. Câu 8: Điệp ngữ trong câu thơ “Trăng ơi .từ đâu đến?” có tác dụng gì? A. Làm nổi bật vẻ đẹp của ánh trăng, tỏ ý còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết. B. Làm nổi bật vẻ đẹp của ánh trăng, thể hiện khát khao được khám phá thế giới của trẻ thơ. C. Làm nổi bật vẻ đẹp của ánh trăng, thể hiện khát khao được lên bầu trời ngắm trăng. D. Làm nổi bật vẻ đẹp của ánh trăng, làm giãn nhịp câu văn. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Trăng ơi có nơi nào. Sáng hơn đất nước em ” Câu 10: Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với quê hương yêu, đất nước (trong đoạn văn 3 đến 5 câu). Bài 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MƯA (1)Mưa rơi tí tách (3)Mưa nâng cánh hoa Hạt trước hạt sau Mưa gọi chồi biếc Không xô đẩy nhau Mưa rửa sạch bụi Xếp hàng lần lượt Như em lau nhà. (2)Mưa vẽ trên sân (4)Mưa rơi, mưa rơi Mưa dàn trên lá Mưa là bạn tôi Mưa rơi trắng xóa Mưa là nốt nhạc Bong bóng phập phồng Tôi hát thành lời
  5. (Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ C. Thơ sáu chữ B. Thơ năm chữ D. Thơ bảy chữ Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong khổ thơ thứ nhất? A. Ẩn dụ C. Hoán dụ B. So sánh D. Nhân hóa Câu 3. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nghĩa của từ “chồi biếc” trong câu thơ “Mưa gọi chồi biếc”? A. Màu xanh tươi trải dài C. Gọi cây cối thức dậy B. Sức sống trỗi dậy, tiếp nối D. Cơn mưa có màu xanh biếc Câu 4. Khổ thơ thứ tư được gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng B. Gieo vần linh hoạt C. Gieo vần chân D. Gieo vần lưng kết hợp vần chân Câu 5. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? A. Cánh hoa B. Hạt mưa C. Chồi biếc D. Chiếc lá Câu 6. Điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ sau có tác dụng gì? A. Giúp người đọc cảm nhận về cơn mưa rất đẹp. B. Giúp bài thơ thêm phần sinh động, hấp dẫn, ngợi lên tình cảm gia đình. C. Giúp người đọc cảm nhận mưa giống như một người bạn. D. Giúp bài thơ thêm phần sinh động, hấp dẫn, ngợi lên tình yêu thiên nhiên. Câu 7. Tình cảm của nhà thơ đối với mưa như thế nào? A. Hờ hững, lạnh lùng C. Yêu quý, trân trọng B. Nhớ mong, chờ đợi D. Bình thản, vô tâm Câu 8. Chủ đề của bài thơ trên là gì? A. Tình yêu thiên nhiên C. Tình bạn bè B. Tình mẫu tử D. Tình yêu gia đình Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Theo em, mưa có lợi ích đối với cuộc sống con người không? Vì sao? (trình bày đoạn văn khoảng 3 – 5 câu). Câu 10. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch. II. VIẾT: 1. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. 2. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Nhóm chuyên môn Tổ chuyên môn Ban Giám hiệu Nguyễn Thị Tiệp Trần Thu Thủy Phạm Thị Thanh Bình
  6. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN LÀM Năm học: 2023 – 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKI Môn: Ngữ văn 7 I. DẠNG BÀI ĐỌC HIỂU: Bài 1: Câu Nội dung 1 C 2 A 3 B 4 D 5 C 6 D 7 A 8 B 9 - Việc đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại, vì: + Trên cây cao, một con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. + Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. - Giải thích lí do nhân vật “tôi” cảm thấy “lòng đầy thán phục”, vì: + Thấy được sự dũng cảm và sức mạnh của con sẻ nhỏ bé trước con chó lớn hơn nó nhiều lần. + Cảm phục trước tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng quên mình để cứu con của sẻ già. 10 - Đảm bảo hình thức đoạn văn, đủ số câu (khoảng 3 - 5 câu). - HS trình bày được suy nghĩ về thông điệp rút ra từ đoạn văn. Gợi ý: + Ca ngợi tinh thần dũng cảm, xả thân để cứu người khác. + Từ đó, nhắc nhở về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc sống. Bài 2: Câu Nội dung 1 A 2 A 3 C 4 D 5 B 6 B 7 D 8 C 9 - Giải thích người bố không nhờ người ở bưu điện đọc giùm thư của con gửi về, vì: người bố muốn giữ sự riêng tư, trân trọng những tình cảm mà người con muốn dành cho bố mẹ. - Hành động của nhân vật bố: “ông xem từng con chữ, tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông” thể hiện: + Ông nâng niu, trân trọng từng lá thư con gửi về. + Ông rất yêu thương đứa con của mình. + Ông rất nhớ đứa con của mình. 10 - Đảm bảo hình thức đoạn văn, đủ số câu (khoảng 3 - 5 câu). - HS trình bày được suy nghĩ về thông điệp rút ra từ đoạn văn. Gợi ý: + Tình cảm cha con là tình cảm thiêng liêng quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương đất nước.
  7. +Chúng ta cần yêu thương trân trọng kính yêu bố của mình vì tình cảm bố dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả. +Người con yêu thương, thấu hiểu về bố nên viết về bố với tấm lòng trân trọng ngợi ca tự hào Bài 3: Câu Nội dung 1 B 2 A 3 C 4 D 5 A 6 D 7 C 8 B 9 - HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Gợi ý: + Qua hình ảnh trăng, nhân vật tin rằng trăng trên đất nước mình là đẹp nhất. + Nhân vật trữ tình tự hào về hình ảnh ánh trăng sáng lung linh cùng những cảnh vật tuyệt đẹp, những con người bình dị, gần gũi của đất nước mình. 10 - HS nêu được những tình cảm mà mình cảm nhận được từ bài thơ. - Yêu cầu: + Đảm bảo hình thức đoạn văn (khoảng 3 -5 câu). + Đảm bảo nội dung theo yêu cầu Gợi ý: + Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. + Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Nếu trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng để đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Biết bao nhiêu con người đã hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân. Thì khi đất nước được hòa bình, chúng ta lại yêu quê hương, đất nước với nhiều hành động khác. + Mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, biết ơn thế hệ trước. Chúng ta cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước, cần phải coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Bài 4: Câu Nội dung 1 A 2 D 3 B 4 C 5 B 6 D 7 C 8 A 9 - Theo em mưa có lợi ích đối với cuộc sống con người. - HS giải thích lí do phù hợp Gợi ý: + Vì mưa mang lại nguồn nước mát tưới xuống vạn vật, làm dịu bớt cái nắng nóng, oi ả. + Cung cấp nước cho quá trình phát triển của các loại thực vật làm tươi tốt thiên nhiên, với động vật thì mang lại nguồn nước uống.
  8. + Mưa cũng giúp cho sự phát triển của nông nghiệp, làm cho không khí xung quanh ta trở nên trong lành, tiết kiệm nguồn nước ngầm tự nhiên và cung cấp nước cho sự phát triển các ngành khác. 10 - HS nêu được 2 biện pháp bảo vệ môi trường Gợi ý: + Không xả rác bừa bãi. + Không xả xác động vật xuống ao hồ. + Trồng nhiều cây xanh, sử dụng năng lượng sạch II. VIẾT: 1. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học * Yêu cầu về hình thức: đúng hình thức bài văn, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không có lỗi sai chính tả và ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học. - Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. - Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật. 2. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc * Yêu cầu về hình thức: đúng hình thức bài văn, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không có lỗi sai chính tả và ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu được đối tượng biểu cảm, ẩn tượng ban đầu về đối tượng đó. - Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng trong em. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến. Nhóm chuyên môn Tổ chuyên môn Ban Giám hiệu Nguyễn Thị Tiệp Trần Thu Thủy Phạm Thị Thanh Bình