Bộ 10 đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 7 (Có đáp án)

Phần I. (5.0 điểm) 
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta 
đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản 
đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch 
và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy 
Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào 
người phục vụ 
(Ngữ văn 7, NXB Giáo dục) 
Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết 
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết 
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là gì? 
Câu 3: (1 điểm) Thông hiểu 
Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Con người của Bác, đời sống 
của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái 
nhà, lối sống. 
Câu 4: (2 điểm) Vận dụng cao 
Viết đoạn văn từ 6-8 câu trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản 
dị trong cuộc sống. 
Phần II. (6.0 điểm) Vận dụng cao 
Giải thích câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
pdf 4 trang Bích Lam 07/02/2023 4820
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_10_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2.pdf

Nội dung text: Bộ 10 đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 7 (Có đáp án)

  1. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 6 Môn: Ngữ văn 7 Phần I. (5.0 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục) Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là gì? Câu 3: (1 điểm) Thông hiểu Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Câu 4: (2 điểm) Vận dụng cao Viết đoạn văn từ 6-8 câu trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống. Phần II. (6.0 điểm) Vận dụng cao Giải thích câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  2. ĐÁP ÁN GỢI Ý Phần I. 1. Phương pháp: căn cứ bài Đức tính giản dị của bác Hồ Cách giải: - Văn bản: Đức tính giản dị của bác Hồ (Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại) - Tác giả: Phạm Văn Đồng 2. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 3. Phương pháp: căn cứ Liệt kê; phân tích Cách giải: - Biện pháp liệt kê: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống - Tác dụng: nhấn mạnh các phương diện giản dị của Bác. 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Mở đoạn Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống. * Thân đoạn - Giải thích: Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương. - Biểu hiện của đức tính giản dị: + Không quá đề cao vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng. + Sống thanh cao, bình dị với nhịp chậm dãi và êm đềm.
  3. + Không ăn mặc quá kiểu cách, tỏ ra phô trương và khoe khoang. - Dẫn chứng: Bác Hồ, - Người giản dị là người ưa sự tĩnh tại, hiền hòa, cân đối. - Tâm hồn dường như trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. - Cuộc sống không quá cầu kì, không gây áp lực, tạo cảm giác thỏa mái. - Phản biện: + Giản dị không có nghĩa hà tiện và tềnh toàng, dễ dại. + Đó là sự chắt lọc về chất một cách tinh hoa và bình đạm nhất. * Kết đoạn - Nêu cảm nhận và khẳng định lại vai trò của tính giản dị trong cuộc sống. Phần II. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: I. Mở bài: - Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu - Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người. - Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". II. Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: + "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa, có màu đen tuyền + "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người. + "Gần mực thì đen": Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem + "Gần đèn thì rạng": Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.
  4. - Nghĩa bóng: + "Mực": Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống. + "Đèn": Tức là những điều tốt đẹp, tích cực. + "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống. => Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu. * Vì sao “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? - Hoàn cảnh sống quyết định nhân cách mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì con người tốt, yêu thương chan hòa - Hoàn cảnh xấu, phải tiếp xúc với tệ nạn, đánh đập sẽ khiến cái ác hình thành, nhân cách méo mó. * Mở rộng vấn đề - Tuy nhiên không phải hoàn cảnh sẽ quyết định tất cả việc hình thành nhân cách con người. Có người sống trong môi trường giáo dục tốt vẫn có nhân cách xấu. Ngược lại, có những người sống trong hoàn cảnh xấu, cha mẹ nghiện ngập nhưng lại ngoan ngoãn, học tập tốt. - Vậy yếu tố quyết định đến sự hình thành nhân cách là ý chí, nghị lực của mỗi cá nhân. III. Kết bài: - Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ - Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.