Bộ 10 đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 3 (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) 
       Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
Các con đứng như tượng đài quyết tử 
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra 
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt 
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa 
 
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma 
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn 
Để một lần Tổ quốc được sinh ra 
Máu của họ thấm vào lòng biển thắm 
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. 
Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên? 
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: 
Các con đứng như tượng đài quyết tử
pdf 5 trang Bích Lam 07/02/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_10_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2.pdf

Nội dung text: Bộ 10 đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 3 (Có đáp án)

  1. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 3 Môn: Ngữ văn 7 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Các con đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn Để một lần Tổ quốc được sinh ra Máu của họ thấm vào lòng biển thắm (Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Các con đứng như tượng đài quyết tử II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2: (5.0 điểm) Nhân dân ta có câu tục ngữ:
  2. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích câu tục ngữ đó? Hết ĐÁP ÁN GỢI Ý I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) Câu 1. *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) *Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: biểu cảm. Câu 2. *Phương pháp: Căn cứ bài học “Từ láy” *Cách giải: - Các từ láy có trong đoạn trích: bồn chồn, thao thức. Câu 3. *Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ ) *Cách giải: - Biện pháp tu từ: so sánh hình ảnh các anh chiến sĩ đứng giống như tượng đài quyết tử. - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. + Nhấn mạnh vẻ đẹp sừng sững, hiên ngang, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương.
  3. II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm) Câu 1. *Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. *Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn khoảng 15 dòng, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: + Giới thiệu, đề cập vấn đề: lời cảm ơn trong cuộc sống. + Giải thích: lời cảm ơn là sự cảm kích, xúc động và khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của người khác đối với bản thân mình. + Thực trạng: tình trạng "lười" nói lời cảm ơn ngày càng phổ biến trong xã hội. Đó là biểu hiện của sự vô tâm, suy thoái đạo đức. + Nguyên nhân: do cuộc sống ngày càng gấp gáp, con người dùng thời gian để tham gia vào mạng xã hội nhiều hơn cuộc sống thực và đánh mất đi thói quen tốt đẹp này. + Hậu quả: một thế hệ vô tâm, vô cảm, không biết quý trọng những điều người khác giúp đỡ mình. + Giải pháp: tuyên truyền và lan tỏa sự lịch thiệp đến mọi người. + Rút ra bài học cho bản thân. Câu 2. *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
  4. - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Tri thức rất cần thiết đối với con người. - Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh. - Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. 2. Thân bài: a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: * Nghĩa tường minh: - Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường. - Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc. * Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống. b. Bình luận:
  5. - Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra. - Trên khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải. - Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn. - Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 3. Kết bài: - Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết. - Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. - Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.