Bộ 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” gửi đến người đọc thông điệp 
gì? 
A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. 
B. Hãy hành động vì trẻ em. 
C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình hạnh phúc. 
D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có. 
Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? 
A. Nữ hoàng thi ca. 
B. Đệ nhất nữ sĩ. 
C. Bà chúa thơ Nôm. 
D. Bà Huyện Thanh Quan. 
Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? 
A. Những con búp bê. 
B. Hai anh em. 
C. Người mẹ. 
D. Cô giáo. 
Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là 
A. Khúc ca khải hoàn. 
B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 
C. Bài ca chiến thắng. 
D. Áng thiên cổ hùng văn. 
Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận? 
A. Oa oa. 
B. Nhanh nhẹn. 
C. Nho nhỏ. 
D. Ầm ầm.
pdf 29 trang Bích Lam 01/03/2023 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_10_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7.pdf

Nội dung text: Bộ 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” gửi đến người đọc thông điệp gì? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B. Hãy hành động vì trẻ em. C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình hạnh phúc. D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có. Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? A. Nữ hoàng thi ca. B. Đệ nhất nữ sĩ. C. Bà chúa thơ Nôm. D. Bà Huyện Thanh Quan. Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? A. Những con búp bê. B. Hai anh em. C. Người mẹ. D. Cô giáo. Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là A. Khúc ca khải hoàn. B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. C. Bài ca chiến thắng. D. Áng thiên cổ hùng văn. Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận? A. Oa oa. B. Nhanh nhẹn. C. Nho nhỏ. D. Ầm ầm. Câu 6: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?
  2. A. Bàn ghế. B. Liêu xiêu. C. Róc rách. D. Lom khom. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm): Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ? Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến) Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”, người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ”. Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì? ĐÁP ÁN: A. Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C B B B A B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: - Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm) - Nêu đủ nội dung: + Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút, có sự sống con người nhưng còn thưa thớt, vắng vẻ (0,5 điểm) + Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả (0,5 điểm) - Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm) Câu 2: Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm): Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà - Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh - Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và Quan) bạn của mình) - Sự cô đơn thầm lặng của tác giả
  3. - Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp) Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau: - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn (1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm) - Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau: + Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức (0,5 điểm) + Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người (0,5 điểm) + Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống (0,5 điểm) → Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người. Hết
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; Câu 1: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Song thất lục bát. Câu 2: Bài thơ Qua đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của tác giả? A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn. B. Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. C. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương. D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ. Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì? A. Miêu tả bánh trôi nước. B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ. D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì? A. Nhân hóa. B. Dùng từ láy. C. So sánh. D. Đảo ngữ Câu 5: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau?
  5. A. Nhà cửa. B. Xanh ngắt. C. Tím nâu. D. Nhà cao tầng. Câu 6: Từ ghép gồm những loại từ nào? A. Từ ghép - từ láy. B. Từ ghép đẳng lập - từ láy. C. Từ đơn - từ phức. D. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập. Câu 7: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí? A. Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng. B. Dùng từ Hán Việt nghe lịch sự. C. Từ Hán Việt mang mang tính biểu cảm. D. Từ Hán Việt mang tính chân thật. Câu 8: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời? A. Thiên lí. B. Thiên thư. C. Thiên thanh. D. Thiên tử. B. TỰ LUẬN (6 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C D A D A A B. TỰ LUẬN: a) Mở bài: Giới thiệu người thân mà em yêu quý và tình cảm của em đối với người ấy. b) Thân bài - Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động, của người thân và tình cảm, cảm xúc của em. - Biểu cảm vai trò của người thân và mối quan hệ của người thân đối với người xung quanh và thái độ của họ
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” gửi đến người đọc thông điệp gì? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B. Hãy hành động vì trẻ em. C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình hạnh phúc. D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có. Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? A. Nữ hoàng thi ca. B. Đệ nhất nữ sĩ. C. Bà chúa thơ Nôm. D. Bà Huyện Thanh Quan. Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? A. Những con búp bê. B. Hai anh em. C. Người mẹ. D. Cô giáo. Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là A. Khúc ca khải hoàn. B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. C. Bài ca chiến thắng. D. Áng thiên cổ hùng văn. Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận? A. Oa oa. B. Nhanh nhẹn. C. Nho nhỏ. D. Ầm ầm. Câu 6: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?