Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 12

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau: 
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm 
trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, 
lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng 
với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén 
nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, 
ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và 
cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười. 
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên  
Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động: Lúc này, một cô học sinh ngồi ở 
hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. 
Câu 3: Tại sao cô gái lại ko trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ đút vào 
túi quần. 
Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) 
Câu 1: Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 
chữ) để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải lan tỏa sự tử tế? 
Câu 2: Lòng yêu thương con người, sự chia sẻ, đùm bọc vốn là truyền thống tốt 
đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt 
đẹp đó là:
pdf 2 trang Bích Lam 07/02/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2.pdf

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 12

  1. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 12 Môn: Ngữ văn 7 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau: Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười. (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động: Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Câu 3: Tại sao cô gái lại ko trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ đút vào túi quần. Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1: Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải lan tỏa sự tử tế? Câu 2: Lòng yêu thương con người, sự chia sẻ, đùm bọc vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là:
  2. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên