Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 10

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc 
sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. 
Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, 
mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện 
nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, 
lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh 
niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc 
vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách 
gia đình. 
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, t/cĐiện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) 
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?  
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc 
sống trí tuệ nữa”?  
Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn 
văn là gì?  
Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích? 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy viết 
một đoạn văn (từ 7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ 
trẻ ngày nay, trong đó có sử dụng phép liệt kê.
pdf 2 trang Bích Lam 07/02/2023 3520
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2.pdf

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề số 10

  1. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 10 Môn: Ngữ văn 7 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [ ] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, t/cĐiện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì? Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay, trong đó có sử dụng phép liệt kê.
  2. Câu 2. (5 điểm) Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.