5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt 
lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người 

khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này 
hỏng mất… 
(…) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xóay thành 
vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt 
nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! 
Câu 1: (2.0 điểm)

a. Ngữ liệu trên trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hãy cho biết thể loại của tác 
phẩm trên và nêu nội dung đoạn trích đó. (1.0 điểm) 
b. Kết thúc tác phẩm “Sống chết mặc bay” gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy diễn đạt thành 2 - 3 câu 
văn. (1.0 điểm) 

Câu 2: (2.0 điểm)

Trong phần in đậm của đoạn văn trên:

a. Hãy xác định một biện pháp nghệ thuật liệt kê và cho biết xét theo cấu tạo thì đó là kiểu liệt kê nào? (1.0 
điểm) 
b. Tìm một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy? (1.0 điểm) 

pdf 16 trang Thái Bảo 31/07/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_ho.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 7 KNTT NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn ” (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7 tập 2 trang 53) a. Đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác? (1.0 điểm) b. Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết thuộc kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm) “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn ” c. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ? (1.0 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu 3: (5.0 điểm) “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”
  2. Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1. a. - Đoạn trích trên ca ngợi vẻ đẹp giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt và lối sống. - Dẫn chứng: + Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn. + Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng. b. - Phép liệt kê: “việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn ”. - Kiểu liệt kê: + Xét theo cấu tạo: liệt kê không theo từng cặp. + Xét theo ý nghĩa: liệt kê không tăng tiến. c. - Hướng phấn đấu trong năm học mới: + Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức hơn nữa. + Học tập lối sống giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ. Câu 2. - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Giới thiệu: câu tục ngữ là bài học của ông cha để lại dạy chúng ta về đạo lí làm người.
  3. + Giải thích: câu tục ngữ dạy chúng ta thái độ sống biết ơn, ghi nhớ những người tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. + Ý nghĩa và giá trị: • Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn khi hướng con người sống với thái độ biết ơn. • Tất cả những thành tựu mà nhân loại đang có là kết quả của người đi trước để lại, ta không thể nào lãng quên. • Sống biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có. • Lòng biết ơn là truyền thồng đạo lý của dân tộc mà ai cũng phải có trong mình và đây là một bài học quý giá trong đạo làm người. Câu 3. - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều ” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này. 2. Thân bài: a. Giải thích - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ + Giá gương: Giá để gương soi + Phủ: phủ lên, trùm lên ⇒ Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng.
  4. - “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. b. Chứng minh - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. - Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường, thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước. - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm. - Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước. c. Bài học rút ra - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, d. Mở rộng vấn đề - Lên án một bộ phận người vẫn còn sống ích kỉ, vụ lợi, tư lợi, vô cảm, sống cô lập mình với xã hội. Đó đều là những “con sâu bỏ dầu nồi canh”, ngăn chặn sự phát triển của đất nước. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. ĐỀ SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người
  5. khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất ( ) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! Câu 1: (2.0 điểm) a. Ngữ liệu trên trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hãy cho biết thể loại của tác phẩm trên và nêu nội dung đoạn trích đó. (1.0 điểm) b. Kết thúc tác phẩm “Sống chết mặc bay” gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy diễn đạt thành 2 - 3 câu văn. (1.0 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) Trong phần in đậm của đoạn văn trên: a. Hãy xác định một biện pháp nghệ thuật liệt kê và cho biết xét theo cấu tạo thì đó là kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm) b. Tìm một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy? (1.0 điểm) Câu 3: (6.0 điểm) Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh và giải thích để làm sáng tỏ lời khuyên trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1. a. - Thể loại: truyện ngắn hiện đại. - Nội dung: Đoạn trích tái hiện cảnh tượng thảm sầu của nhân dân khi đối đầu với cảnh đê vỡ. b. - Đoạn kết gợi cho em những trăn trở về đời sống người dân trong xã hội cũ, cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công. Xã hội phong kiến khiến đời sống nhân dân đầy rẫy những đau thương, mất mát, luôn bị áp bức, bóc lột. Từ đó em càng trân trọng, biết ơn hơn xã hội hiện đại của đất nước đã cho em cuộc sống ấm no, công bằng.
  6. Câu 2. a. - Liệt kê: nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ. - Kiểu liệt kê (xét theo cấu tạo): kiểu liệt kê không theo từng cặp. b. - Học sinh chọn một trong các câu đặc biệt sau đây: Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!. - Tác dụng: cho thấy được sự gấp gáp của tình huống và nhấn mạnh sự nguy cấp của người dân khi chống chọi với đê vỡ, nước dâng. Câu 3. - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" II. Thân bài 1. Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" - Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo. - Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai. => Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua. 2. Bàn luận: Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại? - Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. - Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.
  7. - Vì mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công, ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ. - Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính tốt đẹp của con người, nhất là đối với học sinh. - Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tính nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ mọi người. 3. Dẫn chứng chứng minh - Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc - Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán - Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất - Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp, . - Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác. - Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt. - Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công” 4. Rút ra bài học và liên hệ bản thân - Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. - Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công. - Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định tính đúng đắn về câu tục ngữ. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi
  8. quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc. a. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những đức tính nào? (0.5 điểm) b. Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (Nêu ít nhất hai biểu hiện). (0.5 điểm) c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm) d. Viết 6 đến 8 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. (2.0 điểm) Câu 2: (6 điểm) Lòng yêu thương con người, sự đùm bọc, sẻ chia vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1. a. - Câu văn nêu luận điểm: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. - Câu văn đề cập đến đức tính giản dị và đức tính khiêm tốn. b. - Những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật: + Các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. + Kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. c. - Trạng ngữ: “từ xa xưa đến nay”
  9. - Ý nghĩa trạng ngữ: thêm vào câu để xác định thời gian cho câu văn. d. - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Giới thiệu: lối sống giản dị là một trong những cách sống đẹp của con người. + Giải thích: Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống. + Ý nghĩa: • Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người. • Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác. • Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa. • Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái. Câu 2. - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều ” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này. 2. Thân bài: a. Giải thích
  10. - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ + giá gương: Giá để gương soi + phủ: phủ lên, trùm lên ⇒ Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng. - “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. b. Chứng minh - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. - Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường, thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước. - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm. - Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước. c. Bài học rút ra - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, d. Mở rộng vấn đề - Lên án một bộ phận người vẫn còn sống ích kỉ, vụ lợi, tư lợi, vô cảm, sống cô lập mình với xã hội. Đó đều là những “con sâu bỏ dầu nồi canh”, ngăn chặn sự phát triển của đất nước. 3. Kết bài
  11. - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. ĐỀ SỐ 4 I/ VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: a. Thế nào là câu đặc biệt? (1.0 điểm) b. Trong câu sau, đâu là câu đặc biệt? (1.0 điểm) - Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa, lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu sau: (1.0 điểm) - Hè đến, hoa phượng nở báo hiệu mùa chia li. Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cho ta hiểu điều gì? (1.0 điểm) II/ TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I/ VĂN – TIẾNG VIỆT: Câu 1. a. - Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. b. - Câu đặc biệt: “Trời ơi!” Câu 2. - Trạng ngữ: “Hè đến”. Câu 3.
  12. - Văn bản cho ta hiểu đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Đó cũng là đức tính đẹp mà mỗi người nên học tập để có một cuộc sống tích cực hơn. II/ TẬP LÀM VĂN: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài - Ông cha ta thường dạy con cháu “rừng vàng, biển bạc” là để đề cao vai trò của rừng đối với đời sống con người đồng thời căn dặn mọi người hãy xem rừng là tài nguyên quý hiếm và bảo vệ, giữ gìn. - Khi cuộc sống của con người đang đứng trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị tàn phá thì vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn nữa. 2. Thân bài a. Khẳng định rừng là nhân tố quan trọng - Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậu + Rừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khác. + Rừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt, rừng ven biển chắn sóng, ngăn cát bay vào làm đất đai bị sa mạc hóa. + Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm – Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khác + Rừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm + là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủng. - Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người: + Rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, cung cấp dược liệu, gen động, thực vật quý hiếm, khoáng sản + Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái. - Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng. + Rừng là người thân, là mái nhà cho chiến sĩ, bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến trường kì.
  13. + Rừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, rừng cùng nhân cả nước kháng chiến. b. Phản đề: Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại: - Diện tích rừng ngày một thu hẹp, theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích rừng tự nhiên là 10 triệu hecta rừng, mức độ che phủ có tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên với sự phong phú của thảm thực, động vật lại không thể phục hồi. - Nguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ ở Tây Nguyên và duyên hải Nam trung bộ. Ý thức người dân chưa cao trong khi chính quyền địa phương xử lí không kiên quyết thậm chí còn tiếp tay cho lâm tặc. - Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn, đất đai xói mòn, nhiều đồi trọc, sạc lở do mưa bão lớn. c. Phương pháp bảo vệ rừng - Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. - Tuyên truyền bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi phá hoại. - Hạn chế khai thác gỗ, làm ảnh hưởng đến rừng. 3. Kết bài - Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừng. - Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng. ĐỀ SỐ 5 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì? A. Tự sự. B. Thuyết minh. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2: Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học gì? A. Cách ăn nói lễ độ văn minh lịch sự. B. Cách ứng xử lịch thiệp, đúng đắn. C. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, đúng đắn.
  14. D. Cách học làm người có nhân cách, có văn hoá. E. Gồm A, B, C, D. Câu 3: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với nghĩa gì? A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê. B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước tới nay trước cuộc sống của những người dân quê. C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại. D. Là một vế của câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu 4: Trong đoạn văn “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ”, tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận nào để nói về sức mạnh của lòng yêu nước qua nước các trang sử vẻ vang do ông cha ta làm nên? A. Giải thích. B. Bình luận. C. Chứng minh. D. Giải thích và chứng minh. Câu 5: Bác viết truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” nhằm mục đích chủ yếu nào? A. Chỉ để ca ngợi phẩm chất, khí phách của Phan Bội Châu. B. Chỉ để xây dựng hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. C. Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa đảo, lố bịch của Va-ren. D. Chỉ để cho người Việt Nam thấy được thực chất của quá trình “khai hoá văn minh” của thực dân Pháp ở Việt Nam. Câu 6: Nếu viết “Bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” thì câu văn sẽ thiếu thành phần nào? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Bổ ngữ.
  15. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. TRẮC NGHIỆM 1. D 2. E 3. A 4. C 5. B 6. A II. TỰ LUẬN Dàn bài: 1. Mở bài - Giáo dục đạo lí làm người cho con cháu là việc làm thường xuyên, rất được coi trọng của ông cha ta từ trước đến nay. Những bài học sâu sắc ấy được chứa đựng trong ca dao tục ngữ. - Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ. 2. Thân bài a/ Giải thích ý nghĩa câu: Uống nước nhớ nguồn - Nghĩa đen (nghĩa hiến ngôn): Uống nước nhớ đến nguồn (nơi khởi đầu của dòng nước). - Nghĩa bóng (nghĩa hàm ngôn) + Người được hưởng thụ thành quả lao động pháả nhớ ơn người đã tạo ra thành quả đó. + Mở rộng: thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. b/ Tại sao uống nước phải nhớ nguồn: Vì: Tất cả mọi thành quả lao động (vật chất và tinh thần) mà chúng ta hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ tạo nên, nhiều thành quả phải đổi bằng xương máu (thành quả cách mạng). c/ Thái độ của người uống nước đối với nguồn
  16. - Là thái độ trân trọng, biết ơn. - Là ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đạt được, góp công sức của mình làm cho gia đình ấm no, đất nước giàu mạnh. - Là thái độ phê phán những biểu hiện sai trái với đạo lí dân tộc: thái độ bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận, quên lãng quá khứ. 3. Kết bài - Lòng biết ơn là một tình cảm mang tính truyền thống của dân tộc ta. Mỗi học sinh phải có ý thức thường xuyên trau dồi thái độ quý trọng cha mẹ, thầy cô và những người làm ra của cải, vật chất, tinh thần cho xã hội.