5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?

A. Văn học viết

B. Văn học dân gian

C. Văn học thời kháng chiến chống Pháp

D. Văn học thời kháng chiến chống Mĩ

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Ăn cháo đá bát

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Uống nước nhớ người đào giếng

Câu 3. Dẫn chứng trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo 
trình tự nào? 
A. Từ hiện tại đến tương lai

B. Từ hiện tại trở về quá khứ

C. Từ quá khứ đến hiện tại

D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai 

pdf 13 trang Thái Bảo 31/07/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_ho.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 7 KNTT NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (2 điểm): Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách). “Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”. Câu 2 (3 điểm): Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. Câu 3 (5 điểm): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Cho 1 điểm khi trả lời đúng 2 cách sau: - Cách 1: Ngôi trường này được các công nhân lành nghề xây dựng năm 2015 - Cách 2: Ngôi trường này xây dựng năm 2015. Câu 2: a. - Những câu văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn chương”. -Tác giả: Hoài Thanh.
  2. b. -Viết đúng cấu trúc đoạn văn - Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. Câu 3: * Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ. - Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể. * Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”: - Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình. - Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: - Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn. -Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam - Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện * Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. - Liên hệ bản thân
  3. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Chọn đáp án đúng Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào? A. Văn học viết B. Văn học dân gian C. Văn học thời kháng chiến chống Pháp D. Văn học thời kháng chiến chống Mĩ Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại? A. Uống nước nhớ nguồn B. Ăn cháo đá bát C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Uống nước nhớ người đào giếng Câu 3. Dẫn chứng trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào? A. Từ hiện tại đến tương lai B. Từ hiện tại trở về quá khứ C. Từ quá khứ đến hiện tại D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, vì sao tác giả nói Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? A. Vì Bác có năng khiếu văn chương B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác. D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được Câu 5. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào? A. Từ vựng B. Các phương tiện liên kết liên câu của tiếng Việt
  4. C. Ngữ âm D. Ngữ pháp Câu 6. Dòng nào sau đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo? A. Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức B. Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật C. Chèo là loại sân khấu có tính ước lệ và cách điệu cao D. Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam Câu 7. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì? “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng B. Nói lên sự bí từ của người viết C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó Câu 8. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau? A. Mẹ đi làm B. Hoa nở C. Bạn học bài chưa? D. Tiếng sáo diều! Câu 9. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”, tác giả dùng biện pháp gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Điệp ngữ Câu 10. Đọc câu văn sau đây: “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. Cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu văn trên là: A. Trung đội trưởng Bính
  5. B. Khuôn mặt đầy đặn C. Bính khuôn mặt đầy đặn D. Trung đội trưởng đầy đặn PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm). a) Thế nào là câu chủ động? Câu bị động? b) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động: - Thầy hiệu trưởng vào thăm lớp 7A chúng em. - Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. Câu 2 (5 điểm). Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm". HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. B 2. B 3. C 4. D 5. B 6. D 7. C 8. D 9. C 10. B PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: a) Nêu được khái niệm câu chủ đông, câu bị động
  6. - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). b) Chuyển đổi được các câu chủ động thành câu bị động - Lớp 7A chúng em được thầy hiệu trưởng vào thăm. - Con ngựa bạch bị chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. Câu 2: a) Mở bài: Tục ngữ chứa đựng bao kinh nghiệm về ứng xử, đạo lý làm người; câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã trở thành bài học luân lý, mãi còn nguyên giá trị. b) Thân bài * Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: “Đói cho sạch”: Sống trong sạch trong cảnh đói nghèo; “Rách cho thơm”: Mặc rách, nghèo khổ những phải giặt cho sạch, thơm tho. - Nghĩa bóng: Đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi. Bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng phải sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình. * Tại sao phải "Đói cho sạch, rách cho thơm"? - Trong thực tế đời sống, ai cũng có ham muốn, nhất là lúc hoạn nạn cơ nhỡ, khó khăn Vì thế, nhân dân ta muốn nhắc nhở mọi người hãy tu dưỡng đạo đức, giữ phẩm cách, giữ danh dự, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững lương tâm (dùng dẫn chứng chứng minh phù hợp). - Các tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, tham ô cũng từ đó mà ra, trở thành quốc nạn (dẫn chứng hợp lí). * Thái độ của chúng ta: - Diệt lòng tham, sống trong sạch; - Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chất của mình. c) Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. - Liên hệ: Luôn luôn rèn luyện phẩm cách và giữ trọn danh dự ở mọi lĩnh vực. ĐỀ SỐ 3
  7. Câu 1: (2,0 điểm) a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề. Câu 2: (3,0 điểm) Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt. Câu 3: (5,0 điểm) Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2,0 điểm) a) Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Nghệ thuật: ẩn dụ, ngắn gọn (0.5 đ) - Nội dung: nhắc nhở lòng biết ơn (0.25đ) - Khi ăn một quả ngọt phải nhớ đến người có công trồng cây. (0.25 đ) - Khi được hưởng một thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công gây dựng: Con cháu biết ơn ông bà cha mẹ; học sinh biết ơn thầy cô; nhân dân nhớ ơn anh hùng liệt sĩ (0.5 đ) b) Câu tục ngữ cùng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (0.5đ) Câu 2: (3,0 điểm) Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu): 0,5 đ - Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ - Đúng đề tài: Hoạt động giữ vệ sinh trường lớp (0,5 đ) - Có sử dụng đúng: - Liệt kê: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ
  8. - Dấu chấm lửng: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ - Diễn đạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ: 0,5đ Đoạn văn tham khảo: Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn học sinh đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học vẫn còn bẩn do có một số bạn vẫn còn vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác ở phía trước sân trường. Những trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng, Sau khi làm xong, chúng em cứ hùa nhau ra xem thành quả. "Ồ! Sạch quá!". Mọi người đều rất vui mừng khi nhìn thấy quang cảnh sân trường đâu đâu cũng sạch đẹp. - Phép liệt kê: Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng, - Câu đặc biệt: Ồ ! Sạch quá!. Câu 3: (5,0 điểm) Dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. 2. Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu ca dao - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. - Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán . - Để cùng chống giặc ngoại xâm
  9. - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) - Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện . - Liên hệ bản thân: Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD). a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó? Câu 2. a) Thế nào là câu chủ động? b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV. Câu 3. Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê - nin: Học, học nữa, học mãi HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Học sinh cần nêu được đúng tên tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó. a, - Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay”. - Tác giả: Phạm Duy Tốn.
  10. b, Nội dung, nghệ thuật: - Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. - Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Câu 2. a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). b, Học sinh chuyển được câu chủ động thành câu bị động: Ví dụ: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV. Câu 3. * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận giải thích. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh giải thích được câu nói của Lê – nin. Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Nêu vấn đề giải thích và trích dẫn câu nói của Lê – nin. b. Thân bài: 1. Giải thích thế nào là Học, học nữa, học mãi. - Học: là một hoạt động tư duy trí tuệ, là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức về mọi mặt. - Học nữa: là tiếp tục học tập để có thêm, nâng cao kiến thức vào những điều đã được học. - Học mãi: là học không ngừng nghỉ, học suốt đời để nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết của mình, học liên tục không kể gì tuổi tác. -> Câu nói có ba vế ngắt thành ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”,“mãi”, điệp từ “học” để khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và nhấn mạnh việc học tập phải được duy trì suốt cuộc đời. 2. Tại sao phải Học, học nữa, học mãi? - Học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại, sống tốt trong xã hội. - Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải mở rộng, nâng cao trình độ để có kiến thức sâu rộng.
  11. - Tri thức của nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông”, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để làm cho tâm hồn phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập - Xã hội, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. 3. Làm thế nào để thực hiện Học, học nữa, học mãi. - Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cần phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Học trong cuộc sống, học ở mọi nơi, mọi lúc. - Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. - Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch học tập, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống: học đi đôi với hành. - Cần say mê học tập và luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn. c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: câu nói cho ta hiểu được ý nghĩa của việc học. Đó là một lời khuyên chúng ta cần không ngừng học tập và học suốt đời. - Liên hệ, bài học. ĐỀ SỐ 5 I. Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu, mà người ta gọi là loài chim giang hồ". (Nguyễn Quỳnh) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu, mà người ta gọi là loài chim giang hồ". Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. II. Làm văn (7 điểm)
  12. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. Đọc - hiểu (3 điểm) Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Miêu tả kết hợp tự sự. Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm: đánh dấu phần chưa liệt kê hết. Câu 3: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên. II. Làm văn (7 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc kiểu bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận đực vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. * Giải thích: - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
  13. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả dùng từ đặt câu.