5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lạc Long Quân (Có đáp án)

Câu 1. Câu đặc biệt in đậm trong câu thơ: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”(Thế Lữ) có tác dụng gì?

A. Dùng để liệt kê

B. Dùng để gọi đáp

C. Dùng để bộc lộ cảm xúc

D. Dùng để xác định thời gian

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Nhận xét sau đây là nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản nào?

“Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận”

A. Đức tính giản dị của Bác Hồ

B. Ý nghĩa văn chương

C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 

pdf 17 trang Thái Bảo 31/07/2023 2120
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_nam.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lạc Long Quân (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LẠC LONG QUÂN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 7 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I: Phần đọc - hiểu (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Câu 1: (0,5 điểm) Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó Câu 4. (1 điểm) Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì? Phần II. Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 12 dòng) trình bày tình cảm của em đối với quê hương. Câu 2. (5 điểm) Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I: Phần đọc - hiểu (3,0 điểm) Câu 1: - Thể thơ: Lục bát Câu 2:
  2. - Thành ngữ: dãi nắng dầm sương Câu 3: - Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê. + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương. Câu 4: - Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. Phần II. Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề; Kết đoạn: Kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Tình cảm của em đối với quê hương. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo 2 hướng sau: - Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp về tình yêu của mình đối với quê hương. Hoặc: - Bộc lộ tình cảm gián tiếp đối với quê hương thông qua các hình ảnh, cảnh vật gắn bó với quê hương. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài: Triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc; vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu, trích dẫn câu nói. Nêu nhận xét khái quát về vai trò của sách trong đời sống con người. * Giải thích ý nghĩa câu nói. - Giải thích: Sách là gì? + Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện. + Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện. + Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc ĐỀ SỐ 2 PHẦN I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Câu đặc biệt in đậm trong câu thơ: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”(Thế Lữ) có tác dụng gì? A. Dùng để liệt kê B. Dùng để gọi đáp C. Dùng để bộc lộ cảm xúc D. Dùng để xác định thời gian Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông C. Uống nước nhớ nguồn. D. Người ta là hoa đất. Câu 3. Nhận xét sau đây là nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản nào? “Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận” A. Đức tính giản dị của Bác Hồ B. Ý nghĩa văn chương C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
  4. Câu 4. Thành phần trạng ngữ được in đậm trong câu dưới đây là thành phần trạng ngữ nào? "Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa." A. Chỉ thời gian B. Chỉ nơi chốn C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích Câu 5. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì? A. Câu bị động. B. Câu chủ động. C. Câu rút gọn. Câu 6. Tại sao trạng ngữ trong trường hợp: “Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.” (Theo báo Văn nghệ) người nói lại tách thành câu riêng? A. Để nhấn mạnh ý B. Để chuyển ý C. Để bổ sung ý D. Để nối kết các câu Câu 7. Mục đích của phép lập luận chứng minh là A. Trình bày những hiểu biết của người viết về một vấn đề cụ thể B. Giải thích một ý kiến, một quan điểm C. Bình luận, đánh giá một tác phẩm, một hiện tượng D. Khẳng định sự đúng đắn của một vấn đề nào đó Câu 8. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào thuộc tục ngữ của địa phương Nam Định? A. Tấc đất tấc vàng B. Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ C. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây PHẦN II. Tự luận (8,0 điểm)
  5. Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: a) Đoạn văn trích trong văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Nghị luận b) Nội dung chính của đoạn văn: Trong cuộc sống Bác Hồ luôn tự mình làm tất cả mọi việc. c) * Bài học em rút ra từ đoạn trích là: + Tự bản thân mỗi người luôn không ngừng làm việc từ việc nhỏ đến việc lớn tùy theo điều kiện và sức khỏe của mình. + Không nên dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. * Em nhớ đến những lời dạy của Bác dành cho thiếu niên nhi đồng: - Học tập tốt, lao động tốt - Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tùy theo sức của mình. d) Học sinh trình bày suy nghĩ của mình: - Về hình thức: Đủ 3-4 câu, đúng ngữ pháp, chính tả. (Thiếu, sai 1-2 câu không cho) - Về nội dung có thể theo gợi ý sau: + Giải thích cho bạn hiểu đó là biểu hiện chưa tốt, chưa theo lời dạy của Bác Hồ và cha mẹ thầy cô giáo. + Chỉ cho bạn rõ nguyên nhân và hậu quả của việc đó là sẽ dần hình thành thói quen xấu, không tốt cho tương lai + Giúp đỡ bạn cùng học tập tiến bộ; Rủ bạn cùng tham gia làm những việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi để bạn dần nhận ra ý nghĩa của lao động + Nhờ thầy, cô giáo cùng cha mẹ và các bạn tốt khác để khuyên và động viên giúp đỡ bạn. Câu 2: * Yêu cầu về kĩ năng: - Đúng thể loại văn nghị luận chứng minh. Ngôn ngữ phải lưu loát, phù hợp với thể loại, có tính thuyết phục cao. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc.
  6. - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi diễn đạt. * Yêu cầu về nội dung: - Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. a. Mở bài: Giới thiệu nội dung cần chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. b. Thân bài * Giải thích: Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh và rất thân thiện, gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, nguồn nước, không khí, cây cối, động thực vật, Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp, * Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: - Luận điểm 1: Môi trường (tự nhiên, nhân tạo) đều có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người: + Học sinh đưa ra dẫn chứng về tầm quan trọng của môi trường với con người: Cây cối là lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người ; nước là nguồn sống ; đất đai là nơi ở, nuôi trồng ; động thực vật làm cân bằng sinh thái đường xá phục vụ cho con người nhà máy - Luận điểm 2: Nêu thực trạng môi trường sống hiện nay đã và đang bị tổn hại gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng lớn tới kinh tế, sức khỏe, tinh thần của mỗi người: + Nạn chặt phá rừng bừa bãi hủy hoại dần lá phổi xanh của Trái đất, gây lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, đe dọa nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm , làm mất dần đi vẻ đẹp của tự nhiên + Nguồn tài nguyên đất đai dần cạn kiệt, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, ô nhiễm bầu khí quyển do sự phát triển ồ ạt của công nghiệp như các nhà máy, xí nghiệp, công trường và các phương tiện giao thông đường xá, xe cộ gây ra hậu quả mưa a-xít, hiệu ứng nhà kính, băng tan ở hai cực, thủng tầng ô-zôn, gây tiếng ồn, , làm thời tiết biến đổi thất thường, phức tạp gây hậu quả khôn lường - Luận điểm 3: Trách nhiệm, ý thức của mỗi người, mỗi học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống với những biện pháp, hành động cụ thể như trồng cây gây rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, giữ sạch mọi nguồn nước và bầu khí quyển ở quanh ta - Hãy bảo vệ cuộc sống bằng cách giữ vững màu xanh cho môi trường, để cùng hướng tới một “hành tinh xanh mãi xanh” c. Kết bài: Nêu suy nghĩ và hành động của bản thân với vấn đề chứng minh.
  7. ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu? Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa. Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.” a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào? b. Nêu nội dung của văn bản đó. c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì? Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). Câu 2: - Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). - Ví dụ (học sinh lấy ví dụ đúng) - Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). - Ví dụ (học sinh lấy ví dụ đúng) Câu 3: a. - Trích từ tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
  8. - Tác giả: Đặng Thai Mai. b. - Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. c. - Trạng ngữ: “Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây”. - Trạng ngữ chỉ cách thức. Câu 4: a. Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết. b. Thân bài: * Giản dị trong bữa ăn: - Chỉ vài ba món giản đơn. - Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. - Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. * Giản dị trong căn nhà: - Vẻn vẹn có 3 phòng. - Lộng gió và ánh sáng. * Giản dị trong việc làm: - Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ. - Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên * Trong quan hệ với mọi người: - Viết thư cho một đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam. - Đi thăm nhà tập thể của công nhân. * Giản dị trong lời nói, bài viết: - Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
  9. - “Nước Việt Nam là một ” c. Kết bài: - Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm. Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng) A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu. C. Dùng để biểu thị sự liệt kê. D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Người ta là hoa đất. Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [ ] (Thép Mới) A. Một trạng ngữ. B. Hai trạng ngữ. C. Ba trạng ngữ. D. Bốn trạng ngữ. Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì? A. Câu bị động.
  10. B. Câu chủ động. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu? A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt. B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi. D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui. Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh) A. Điệp ngữ. B. Nhân hoá. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ. Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!” A. Xác định thời gian. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. C. Gọi đáp. D. Tường thuật. Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian? A. Ở đâu. B. Chỗ nào. C. Nơi đâu. D. Khi nào. PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
  11. Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” (Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm) Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm) Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm) PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. TIẾNG VIỆT Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm; Câu trả lời sai 0 điểm 1. B 2. C 3. B 4. A 5. D 6. C 7. B 8. D II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
  12. Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận. Câu 2: Nội dung chính: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và trong quan hệ với mọi người Câu 3: Nhận xét nghệ thuật chứng minh: Đoạn văn tiếp tục chứng minh sự giản dị trong đời sống của Bác thể hiện qua việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. - Nêu luận cứ: Bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ. - Dẫn chứng: + Việc lớn: việc cứu nước, cứu dân . + Việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân + Người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, + Đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi ! - Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì: Luận cứ chân thật, rõ ràng (giản dị trong việc làm, lối sống); dẫn chứng phong phú, cụ thể xác thực. Hơn nữa những điều tác giả nói ra được đảm bảo tính chân thực bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của tác giả với Bác Hồ. Câu 4: * Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số ý mang tính định hướng: - Trong học tập, trong công việc: + Học tập và làm việc tự giác, việc gì tự mình làm được thì tự làm, không nên ỷ vào sự giúp đỡ của người khác. + Học tập và làm việc hết mình để đem lại hiệu quả cao - Trong quan hệ với mọi người: + Thân thiện, quan tâm, gần gũi, không chia bè phái
  13. III: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. Trích dẫn câu tục ngữ. * Cách cho điểm: + 0,25: Thực hiện tốt yêu cầu. + 0 điểm thiếu, hoặc sai hoàn toàn. 2. Thân bài: Học sinh có thể có những suy nghĩ khác nhau song phải hiểu được vấn đề nghị luận. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản: * Giải thích câu tục ngữ: - “Thương người” là thương yêu người khác, thương mọi người xung quanh, là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. - “Thương thân” là thương yêu chính bản thân mình , xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ. - Bằng nghệ thuật so sánh đặt từ “thương người” lên trước từ “thương thân” câu tục ngữ là lời khuyên con người cần lấy bản thân mình soi vào người khác , coi người khác như bản thân mình để quý trọng, để đồng cảm, biết yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Đây là lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người đồng thời là bài học về tình cảm nhân đạo – một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. * Vì sao cần phải “Thương người như thể thương thân” vì: - Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống ; người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. - Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng * Chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ trên? - Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh với người khác trong điều kiện có thể ( Học sinh có thể đưa một vài dẫn chứng. ) - Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn. - Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. * Liên hệ, mở rộng, phê phán:
  14. Trong kho tàng văn học dân gian, nhân dân ta có những câu tương tự: “Lá lành đùm lá rách” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. - Phê phán những người sống ích kỉ, thờ ơ, bàng quan trước sự bất hạnh của người khác, không có sự đồng cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn, - Nhưng đối với những kẻ tù tội, trộm cướp, lừa đảo thì không cần rủ lòng thương. 3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (1 điểm) 1.1. Ca dao có câu: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Câu ca trên gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có ý nghĩa nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này? 1.2. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao? Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. (Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102) 2.1. Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu. 2.2. Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi)
  15. Câu 3: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng nhà là nơi không cần quá rộng, chỉ cần nơi ấy có đủ yêu thương. Bằng những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (1 điểm) 1.1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 1.2 Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao? - Chủ ngữ thường được rút gọn. - Tục ngữ là những lời khuyên, kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đối tượng mà nó hướng đến là chung tất cả mọi người chứ không riêng ai => rút gọn chủ ngữ. Câu 2: 2.1. Các phép liệt kê: - buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn - nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân - không vui, không buồn - có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán - thong thả, trang trọng, trong sáng - tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. - Tác dụng: Gợi lên sự phong phú, đa dạng của những làn điệu ca Huế với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ đó mở ra một nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo của con người xứ Huế. 2.2. - Ca Huế là một nét văn hóa độc đáo của vùng đất cố đô. - Ca Huế là sự kết hợp của nhã nhạc cung đình trang trọng với âm nhạc dân gian bình dị. - Ca Huế độc đáo từ nhạc cụ, trang phục đến không gian, thời gian biểu diễn. - Những làn điệu ca Huế mang nhiều cung bậc khác nhau thể hiện được nội tâm phong phú của con người nơi đây. Câu 3: (5 điểm)
  16. Sau đây là một số gợi ý: - Nhà là bến đỗ bình yên nhất của mỗi người, là chốn neo đậu của tâm hồn. Sự bình yên ấy được tạo nên không phải bởi những bê tông, cốt thép, những sang trọng, rộng lớn mà được tạo nên bởi yêu thương. - Một căn nhà thật sự là nơi có những yêu thương của bà, của mẹ, có những chở che của bố, có tiếng cười đùa cùng anh em. Đó là nơi bão dừng ngoài cánh cửa để chỉ còn lại ấm áp, yêu thương. - Yêu thương ấm áp là thứ tài sản quý giá nhất để mỗi người luôn muốn tìm về, muốn được sống những giây phút thoải mãi, hạnh phúc nhất. - Mỗi người cần học cách để trao đi yêu thương, để căn nhà luôn ấm áp, là chốn bình yên thật sự ta có thể tìm về.