5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở 
những phương diện nào? 
A. Bữa ăn, công việc.

B. Đồ dùng, căn nhà

C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết

D. Cả ba phương diện trên.

Câu 2: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là của tác giả: 

A. Hoài Thanh.

B. Phạm Văn Đồng,

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Đặng Thai Mai.

Câu 3: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh) thuộc kiểu nghị luận chính trị - xã hội.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 4: Chọn từ điền vào chỗ trống của câu tục ngữ: 
“Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại...” 
A. gió

B. bão

C. lụt

D. mưa

 

pdf 13 trang Thái Bảo 31/07/2023 3180
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 7 CD NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay” A. Làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại. B. Làm nổi bật cuộc sống xa hoa của tên quan phủ. C. Làm nổi bật số phận của người dân khi bị thiên tai. D. Làm nổi bật sự đối lập giữa sức người và sức nước. Câu 2: Giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là: A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân. B. Tố cáo bọn quan lại xấu xa, mất nhân tính. C. Phê phán sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền. D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của người dân. Câu 3: “Va-ren và Phan Bội Châu là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau”. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến. A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong trăng thơ mộng. B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế. D. Cả A, B, C.
  2. Câu 5: Câu văn "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán” dùng phép liệt kê gì? A. Liệt kê tăng tiến. B. Liệt kê không tăng tiến, C. Liệt kê theo từng cặp. D. Liệt kê không theo từng cặp. Câu 6: Khi nào phải làm văn bản bảo cáo? A. Khi cần trình bày về sự việc và kết quả làm được của cá nhân hay tập thể. B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống. C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng. D. Khi muốn xin giải quyết một việc. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động (1 điểm). Câu 2: Đặt một câu có cụm từ chủ - vị làm thành phần vị ngữ (1 điểm). Câu 3: Tập làm văn (5 điểm) Tục ngữ có câu “Thương người như thể thương thân”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Hãy giải thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM 1. A 2. D 3. A 4. D 5. C 6. A II. TỰ LUẬN
  3. Câu 1. Con mèo bắt con chuột: Câu chủ động Con chuột bị con mèo bắt: Câu bị động Câu 2. Em thích quyển sách ấy lắm. Câu 3. a/ Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần giải thích. - Định hướng cho sự giải thích. b/ Thân bài - Giải thích nội dung, ý nghĩa: Đây là lời khuyên chí tình nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương, giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. - Tại sao yêu thương người như yêu thương chính bản thân mình? - Điều này được biểu hiện như thế nào? c/ Kết bài - Câu tục ngữ là bài học về đạo lí làm người. - Chúng ta phải phát huy truyền thống tốt đẹp này. ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào? A. Bữa ăn, công việc. B. Đồ dùng, căn nhà C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết D. Cả ba phương diện trên. Câu 2: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là của tác giả:
  4. A. Hoài Thanh. B. Phạm Văn Đồng, C. Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Đặng Thai Mai. Câu 3: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh) thuộc kiểu nghị luận chính trị - xã hội. A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Chọn từ điền vào chỗ trống của câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại ” A. gió B. bão C. lụt D. mưa Câu 5: Câu nào sau đây là câu rút gọn. A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Chúng ta ăn qua phải nhớ kẻ trồng cây. C. Ai ăn quả cũng phải nhớ kẻ trồng cây. D. Tất cả đều sai. Câu 6: Câu đặt biệt A. Là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. C. Là câu chỉ có chủ ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ II. TỰ LUẬN (7 điểm) Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
  5. I. TRẮC NGHIỆM 1. D 2. D 3. B 4. C 5. A 6. B II. TỰ LUẬN 1. Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề cần giải thích “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 2. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ. - Tại sao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. - Làm thế nào đế thế hiện thái độ biết ơn? - Phê phán sự vô ơn. 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên. ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn đáp án em cho là đúng [ ] “Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren. Hãy theo ông ta đến tận Hà Nội, tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết. Ôi thật là một tấn kịch. Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với người kia, con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt”
  6. (Ngữ văn 7, tập II) Câu 1: Đoạn trích trên nằm ở văn bản nào? A. Ý nghĩa văn chương. B. Sống chết mặc bay. C. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. D. Ca Huế trên sông Hương. Câu 2: Tác giả của văn bản trên là của ai? A. Hoài Thanh. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Hà Ánh Minh. D. Phạm Duy Tốn. Câu 3: Câu văn “Hãy theo theo ông ta đến tận Hà Nội, tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, " là loại nào xét về cấu tạo? A. Câu đơn bình thường. B. Câu ghép đẳng lập. C. Câu đặc biệt. D. Câu ghép. Câu 4: Đoạn trích được sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Liệt kê. C. Nhân hoá. D. Ẩn dụ. Câu 5: Trong câu “Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn” dấu phẩy dùng để làm gì? A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận cùng chức năng. B. Ngăn cách phần nòng cốt câu với phần giải thích thêm. C. Ngăn cách giữa các vế của một câu ghép.
  7. D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê. Câu 6: Dòng nào thể hiện chính xác nhất đại ý của đoạn văn? A. Kể về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. B. Tác giả nói với mọi người về nhân vật Va-ren. C. Kể về người anh hùng Phan Bội Châu. D. Tác giả ghi lại cảm xúc khi tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NGHIỆM 1. C 2. B 3. D 4. B 5. C 6. D II. TỰ LUẬN - Mở bài: + Giới thiệu câu ca dao, điều người xưa muốn nhắn nhủ. - Thân bài: + Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: Iiình ảnh “nhiễu điều phủ lấy giá gương” có ý nghĩa gì? + Nêu thêm một số câu tục ngừ, ca dao cùng chủ đề. + Giải thích ý nghĩa cua vấn đề: Tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc giúp đõ' lần nhau là giá trị và truyền thông tốt đẹp của dân tộc.
  8. + Lảm rõ sự vận dụng cua câu ca dao vào đời sống: cần có hành động thiết thực cụ thế như “nhường cơm sẻ áo”, quan tâm giúp đờ nhừng người gặp khó khăn hoạn nạn - Kết bài: + Rút ra ý nghĩa cua vấn đề đã giải thích. + Liên hệ bản thân, rút ra bài học. ĐỀ SỐ 4 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Cho đoạn văn sau: Bấy giờ ai nấy đều ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm (Trích Ngữ Văn 7, tập 2, trang 78) Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm: Câu 1: Đoạn văn trên của tác giả nào? Trích trong tác phẩm nào? A. Phạm Duy Tốn, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu B. Nguyễn Ái Quốc, Sống chết mặc bay. C. Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay. Câu 2: Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc A. Tố cáo quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân. B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm. C. Sự sợ hãi hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ D. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê. Câu 3: Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Nghị luận chứng minh.
  9. B. Nghị luận giải thích. C. Miêu tả. D. Tự sự Câu 4: Câu nào là câu rút gọn? A. Đê vỡ rồi ! B. Dạ, bẩm C. Có biết không? D. Lính đâu? Câu 5: Dấu chấm lửng trong câu “Bẩm quan lớn đê vỡ rồi!” dùng để: A. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. B. Tỏ ý còn nhiều sự việc hiện tượng chưa liệt kê hết. C. Làm giãn nhịp điệu văn bản, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ bất ngờ hay hài hước châm biếm. D. Tất cả đều đúng. Câu 6: Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên dùng để: A. Nối với các lời nói của nhân vật. B. Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết. C. Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực trực tiếp của nhân vật. D. Nối các từ nằm trong một liên danh. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. TRẮC NGHIỆM 1. C 2. B 3. D 4. B
  10. 5. A 6. C II. TỰ LUẬN 1. Mở đầu - Tình yêu thương giữa con người với con người là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta cần được phát huy. Tục ngữ có câu “Lá lành đùm lá rách”, đó là một chân lí. 2. Thân bài - Câu tục ngữ mang một hình ảnh đẹp, gợi cảm. “Đùm” là sự bao bọc, che chở. Khi gói bánh, chiếc lá lành lặn xinh xắn bao giờ cũng được bao bên ngoài chiếc lá xấu, lá rách để đảm bảo vẻ đẹp về hình thức và giữ được thực phẩm bên trong không rơi vãi. - Câu tục ngữ gợi những hình ảnh liên tưởng: lá lành chỉ người giàu sung sướng luôn gặp may mắn trong cuộc đời, lá rách chỉ kẻ nghèo khổ bất hạnh luôn gặp rủi ro. Câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc, người giàu có phải biết thông cảm, sẵn lòng yêu thương đùm bọc những người lao khổ. - Tại sao phải như thế? Không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc trên cuộc đời mà không cần sự trợ giúp của những người chung quanh. Sự thăng trầm của cuộc sống ở mỗi con người trong cuộc đời không ai có thể lường trước được. Thế nên chúng ta cần phải “tương thân, tương ái”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” để cùng nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn. + Ta còn có nhũng câu tương tự: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Chúng ta thực hiện lời khuyên như thế nào? + Hằng năm tham gia những đợt quyên góp vì người nghèo, ủng hộ những nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, + Một xã hội văn minh, hạnh phúc, tiến bộ là một xã hội mà ở đó con người luôn biết đoàn kết, yêu thương, quý trọng lẫn nhau: làm từ thiện. + Chúng ta chỉ sống yên lành khi những người xung quanh ta hạnh phúc. 3. Kết bài - Câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về cuộc sống, cho ta một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. - Liên hệ bản thân.
  11. ĐỀ SỐ 5 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Đọc kĩ câu hỏi và tìm phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu nào sau đây không phải là câu tục ngữ: A. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. B. Một nắng hai sương. C. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân. D. Khoai đất lạ, mạ đất quen. Câu 2: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính: A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3: Cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh, vì: A. Đó là cuộc sống giản đơn. B. Đó là cuộc sống đề cao vật chất. C. Đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, không màng vật chất. D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Nguyễn Ai Quốc đặt nhan đề cho tác phẩm của mình là “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” vì: A. Tác giả tưởng tượng ra chuyến công du của Va-ren sang Việt Nam để đem tự do cho nhà cách mạng Phan Bội Châu. B. Tất cả chỉ là cái vỏ giả dối để lừa công luận C. Tất cả các chặng đường hắn đi qua, hắn như một con rối, diễn những trò lố bịch D. Tất cả đều đúng. Câu 5: Xác định câu in nghiêng: Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
  12. - Đi thôi con. A. Là câu đặc biệt. B. Là câu bình thường. C. Là câu rút gọn. D. Tất cả đều sai. Câu 6: Những hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay”. A. Ngôn ngữ tự sự B. Ngôn ngữ đối thoại C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm D. Ngôn ngữ biểu cảm II. TỰ LUẬN (7 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. TRẮC NGHIỆM 1. B 2. D 3. C 4. B 5. C 6. C II. TỰ LUẬN 1. Mở bài: - Câu tục ngữ có giá trị động viên, cố vũ tinh thần những ai đã từng gặp thất bại trong cuộc sống. 2. Thân bài: - Câu tục ngữ nêu rõ hai đối tượng mang ý nghĩa tương phản nhau.
  13. - Nếu hiểu theo nghĩa đen, thì “thất bại” có nghĩa là thực hiện một việc làm, thi hành một công tác không đạt hiệu quả, không đi đến thành công, trái lại với “thành công” có nghĩa làm việc đạt kết quả tốt. - Nói lên câu tục ngữ, người đời xưa nhằm mục đích: + Thứ nhất: an ủi, động viên người đời thực hiện công việc chưa đạt hiệu quả. + Thứ nhì: là sự giáo dục óc sáng tạo: từ những thảm bại ê chề, con người sẽ phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém - Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ. 3. Kết bài: - Ý nghĩa giáo dục của vấn đề. - Suy nghĩ.