4 Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 học kì 2 (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bầng khuâng, có tiếc thương ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

(Ngữ văn 7, tập 2)

1. Câu “Con mèo mẹ tôi mua hôm qua rất xinh”, cụm chủ vị in đậm làm thành phần gì?

a. Chủ ngữ

b. Vị ngữ

c. Trạng ngữ

d. Phụ ngữ 

 

2. Câu tục ngữ nào trong các câu dưới đây không phải là câu rút gọn?

a. Người ta là hoa đất

b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

c. Học ăn, học nói, học gói, học mở

d. Đói cho sạch, rách cho thơm 

3. Câu nào sau đây không phải tục ngữ?

a. Người ta là hoa đất

docx 13 trang Bích Lam 07/02/2023 7360
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 học kì 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx4_de_thi_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_2_co_dap_an.docx

Nội dung text: 4 Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 học kì 2 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 Môn: Ngữ Văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề 1) I. Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 2, mỗi ý đúng 0,5 điểm). Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. (Phạm Văn Đồng) 1. Các câu trong đoạn văn sau câu nào là câu đặc biệt? “Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.” a. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ b. Gió biển thổi lồng lộng c. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. d. Một hồi còi 2. Xác đinh trạng ngữ trong câu văn sau: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” a. Cối xay tre b. Nặng nề quay c. Từ nghìn đời nay d. Xay nắm thóc
  2. 3. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào? a. Chủ ngữ b. Vị ngữ c. Trạng ngữ d. Phụ ngữ 4. Thành phần trạng ngữ trong câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam” là: a. Ngót ba mươi năm b. Bôn tẩu phương trời c. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời d. Thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam 5. Câu văn: “Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” sử dụng biện pháp tu từ nào? a. Tương phản b. Liệt kê c. Chơi chữ d. Hoán dụ 6. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động? a. Mọi người rất yêu quý Lan. b. Loài hoa ấy đã quyến rũ bao nhiêu người. c. Gió thổi rì rào ngoài cửa sổ d. Ngày mai, mẹ sẽ may xong chiếc áo này II. Tự luận (7 điểm)
  3. 1. Em hãy chứng minh “Bảo về rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. (5đ) 2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn? (2đ) Đáp án và thang điểm I. Phần tự luận 1 2 3 4 5 6 d c a a b c II. Phần tự luận 1. Viết bài văn chứng minh a. Mở bài (0.5đ) Vai trò to lớn của rừng. Trích dẫn nhận định cần chứng minh. b. Thân bài: - Rừng đem lại những nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn và bền vững ( ) - Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng - Rừng là ngôi nhà của các loại động thực vật - Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. c. Kết bài (0.5đ) - Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá. 2. - Giá trị nội dung: Thực cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. Niềm đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân. (1.0đ) - Giá trị nghệ thuật: (1.0đ) + Tình huống tương phản – tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động. + Ngôi kể thứ 3 => khách quan. + Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật.
  4. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 Môn: Ngữ Văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề 2) I. Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3 Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bầng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. (Ngữ văn 7, tập 2) 1. Câu “Con mèo mẹ tôi mua hôm qua rất xinh”, cụm chủ vị in đậm làm thành phần gì? a. Chủ ngữ b. Vị ngữ c. Trạng ngữ d. Phụ ngữ 2. Câu tục ngữ nào trong các câu dưới đây không phải là câu rút gọn? a. Người ta là hoa đất b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây c. Học ăn, học nói, học gói, học mở d. Đói cho sạch, rách cho thơm 3. Câu nào sau đây không phải tục ngữ? a. Người ta là hoa đất
  5. b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ c. Chuột chạy cùng sào d. Học ăn, học nói, học gói, học mở 4. Dấu trong đoạn văn trên có tác dụng gì? a. Sự ngập ngừng, đứt quãng b. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết c. Người viết còn lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó 5. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? a. Ý nghĩa văn chương b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta c. Ca Huế trên sông Hương d. Đức tính giản dị của Bác Hồ 6. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. So sánh b. Nhân hóa c. Ẩn dụ d. Liệt kê II. Tự luận (7 điểm) 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Gạch chân dưới những câu đó. (4đ) 2. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó: (2đ) a. “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”
  6. b. “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời” 3. Chuyển câu sau thành câu bị động: Mọi người rất yêu quý Lan (1đ) Đáp án và thang điểm I. Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 d a c b c d II. Phần tự luận 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Gạch chân dưới những câu đó. (4đ) - HS viết được 1 đoạn văn 5 – 7 câu, đảm bảo được cả nội dung lẫn hình thức, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, thể hiển thống nhất 1 chủ đề. (2đ) - Có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt (1đ) - Gạch chân dưới câu rút gọn và câu đặc biệt đó (1đ) 2. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó: (2đ) a. “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” (0.5đ) => Trạng ngữ chỉ thời gian. (0.5đ) b. “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời” (0.5đ) => Trạng ngữ chỉ nơi chốn. (0.5đ) 3. Chuyển câu sau thành câu bị động: Mọi người rất yêu quý Lan (1đ) => Lan được mọi người yêu quý.
  7. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 Môn: Ngữ Văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề 3) I. Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4, mỗi ý đúng 0,5 điểm). “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (Ngữ văn 7 – tập 2, trang 25) 1. Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” thuộc kiểu câu gì? a. Câu đơn bình thường. b. Câu đặc biệt. c. Câu ghép. d. Câu rút gọn. 2. Trong câu: “Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm”, đâu là thành phần trạng ngữ? a. Trên những nương cao. b. Mạch ba góc.
  8. c. Mùa thu. d. Chín đỏ sậm 3. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? a. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh. c. Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh. d. Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn. 4. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là tục ngữ? a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. c. Đầu voi đuôi chuột. d. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. 5. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? a. Miêu tả. b. Biểu cảm. c. Tự sự. d. Nghị luận. 6. Câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” là câu bị động đúng hay sai? a. Đúng. b. Sai. II. Tự luận (7 điểm)
  9. 1. Đặt 2 câu trong đó có một câu sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian, một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn (2đ). 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 -7 câu giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Có chí thì nên”. (5đ) Đáp án và thang điểm I. Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 d a b c d a II. Phần tự luận 1. HS đặt được câu đúng chính tả, rõ ràng về nghĩa. - 1 câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian (1đ). - 1 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn (1đ). 2. Viết đoạn văn - HS giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa của nó: Trong cuộc sống, có lí tưởng, ý chí, nghị lực thì nhất định sẽ thành công. (1đ) - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ +“Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. (1đ) +“Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. + “Có chí thì nên”: nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. (1đ) - Dẫn chứng (1đ) - Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. (1đ)
  10. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 Môn: Ngữ Văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề 4) I. Trắc nghiệm (3 điểm) 1. Câu văn: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” sử dụng phép tu từ nào? a. Ẩn dụ b. Hoán dụ c. Tương phản d. Liệt kê 2. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? a. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ b. Học thầy không tày học bạn c. Tấc đất tấc vàng d. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 3. Câu nào sau đây không phải là câu đặc biệt? a. Mùa xuân là tết trồng cây b. Mùa xuân! c. Một hồi còi. d. Chị Lan ơi!
  11. 4. Trạng ngữ trong câu “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” thuộc loại nào? a. Trạng ngữ chỉ thời gian b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân d. Trạng ngữ chỉ mục đích. 5. Thế nào là câu chủ động? a. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của một người khác hướng vào. b. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. c. Câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ. d. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 3 - 4 Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. (Ngữ văn 7 tập 2) 6. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? a. Ý nghĩa văn chương b. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt c. Đức tính giản dị của Bác Hồ d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. II. Tự luận (7 điểm) 1. Viết bài văn ngắn giải thích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách (4đ)
  12. 2. Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”. (2đ) 3. Chép lại 2 câu tục ngữ về con người và xã hội trong chương trình Ngữ văn 7, kì II. (1đ) Đáp án và thang điểm I. Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 d b a a b c II. Phần tự luận 1. a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Trích dẫn câu tục ngữ. b. Thân bài: - Giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau: + Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong. + Nghĩa bóng: Lá lành – lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi – khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ. - Lá lành phải đùm lá rách: + Thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí. + Thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi. + Sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm. - Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
  13. c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân. 2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương” - Giá trị nội dung: + Hiểu được giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế cũng như vẻ đẹp của con người xứ Huế: khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng; ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát triển; con người Huế tài năng, tinh tế. (1đ) - Giá trị nghệ thuật: + Thể loại bút kí. + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, thấm đẫm chất thơ. + Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động. (1đ) 3. HS chép đúng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội trong chương trình Ngữ văn 7, kì II. (1đ) Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Toán lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!