15 Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn 7 - Năm học 2021-2022

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Câu 1: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn 
"Sống chết mặc bay” 
A. Làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của 
bọn quan lại. 
B. Làm nổi bật cuộc sống xa hoa của tên quan phủ. 
C. Làm nổi bật số phận của người dân khi bị thiên tai. 
D. Làm nổi bật sự đối lập giữa sức người và sức nước. 
Câu 2: Giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là: 
A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân. 
B. Tố cáo bọn quan lại xấu xa, mất nhân tính. 
C. Phê phán sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền. 
D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng 
đang bị đe doạ của người dân. 
Câu 3: “Va-ren và Phan Bội Châu là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực 
lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau”. Đúng hay sai? 
A. Đúng.                     
B. Sai. 
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông 
Hương” muốn đề cập đến. 
A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong trăng thơ mộng. 
B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. 
C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế. 
pdf 23 trang Bích Lam 07/02/2023 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "15 Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf15_bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2021_20.pdf

Nội dung text: 15 Bài kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ Văn 7 - Năm học 2021-2022

  1. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 1 Môn: Ngữ văn 7 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay” A. Làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại. B. Làm nổi bật cuộc sống xa hoa của tên quan phủ. C. Làm nổi bật số phận của người dân khi bị thiên tai. D. Làm nổi bật sự đối lập giữa sức người và sức nước. Câu 2: Giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là: A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân. B. Tố cáo bọn quan lại xấu xa, mất nhân tính. C. Phê phán sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền. D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của người dân. Câu 3: “Va-ren và Phan Bội Châu là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau”. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến. A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong trăng thơ mộng. B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.
  2. D. Cả A, B, C. Câu 5: Câu văn "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán” dùng phép liệt kê gì? A. Liệt kê tăng tiến. B. Liệt kê không tăng tiến, C. Liệt kê theo từng cặp. D. Liệt kê không theo từng cặp. Câu 6: Khi nào phải làm văn bản bảo cáo? A. Khi cần trình bày về sự việc và kết quả làm được của cá nhân hay tập thể. B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống. C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng. D. Khi muốn xin giải quyết một việc. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động (1 điểm). Câu 2: Đặt một câu có cụm từ chủ - vị làm thành phần vị ngữ (1 điểm). Câu 3: Tập làm văn (5 điểm) Tục ngữ có câu “Thương người như thể thương thân”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Hãy giải thích.
  3. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 2 Môn: Ngữ văn 7 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì? A. Tự sự. B. Thuyết minh. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2: Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học gì? A. Cách ăn nói lễ độ văn minh lịch sự. B. Cách ứng xử lịch thiệp, đúng đắn. C. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, đúng đắn. D. Cách học làm người có nhân cách, có văn hoá. E. Gồm A, B, C, D. Câu 3: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với nghĩa gì? A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê. B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước tới nay trước cuộc sống của những người dân quê. C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại. D. Là một vế của câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu 4: Trong đoạn văn “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ
  4. vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ”, tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận nào để nói về sức mạnh của lòng yêu nước qua nước các trang sử vẻ vang do ông cha ta làm nên? A. Giải thích. B. Bình luận. C. Chứng minh. D. Giải thích và chứng minh. Câu 5: Bác viết truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” nhằm mục đích chủ yếu nào? A. Chỉ để ca ngợi phẩm chất, khí phách của Phan Bội Châu. B. Chỉ để xây dựng hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. C. Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa đảo, lố bịch của Va-ren. D. Chỉ để cho người Việt Nam thấy được thực chất của quá trình “khai hoá văn minh” của thực dân Pháp ở Việt Nam. Câu 6: Nếu viết “Bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” thì câu văn sẽ thiếu thành phần nào? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Bổ ngữ. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
  5. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 3 Môn: Ngữ văn 7 I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: a. Thế nào là câu đặc biệt? (1.0 điểm) b. Trong câu sau, đâu là câu đặc biệt? (1.0 điểm) - Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa, lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu sau: (1.0 điểm) - Hè đến, hoa phượng nở báo hiệu mùa chia li. Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cho ta hiểu điều gì? (1.0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Hết
  6. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: . Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 4 Môn: Ngữ văn 7 Câu 1: (4 .0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc. (Trích nguồn: a. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những đức tính nào? (0.5 điểm) b. Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (Nêu ít nhất hai biểu hiện). (0.5 điểm) c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm) d. Viết 6 đến 8 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. (2.0 điểm) Câu 2: (6 điểm)
  7. Trường THCS . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: .Lớp NĂM HỌC: 2021 – 2022 Đ ề s ố 1 Môn: Ngữ văn 7 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay” A. Làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại. B. Làm nổi bật cuộc sống xa hoa của tên quan phủ. C. Làm nổi bật số phận của người dân khi bị thiên tai. D. Làm nổi bật sự đối lập giữa sức người và sức nước. Câu 2: Giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là: A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân. B. Tố cáo bọn quan lại xấu xa, mất nhân tính. C. Phê phán sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền. D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của người dân. Câu 3: “Va-ren và Phan Bội Châu là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau”. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến. A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong trăng thơ mộng. B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.