10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
THÁNG NĂM, THÁNG 5! 
Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. 
Gió vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phấn. 
Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học 
trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô 
những giọt mò hôi long lanh trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ 
những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân. Để chấp chới 
giữa hư thực hai miền quên nhớ, ta lại gặp ta của những tháng năm không bao 
giờ trở lại. 
Ta sẽ thấy màu phượng cháy của sắc hè tháng 5, sẽ tháy dáng hình cậu trai nhỏ 
mặc đồng phục quần xanh áo trắng, đeo chiếc cặp chéo hông và chiếc mũ lưỡi 
trai màu đen còn vương li ti vài bông tràm vàng. Chân cậu bước dài trên những

thảm tràm rơi. Phố dài, gió thênh thang, lá mênh mang xoay tròn như múa. Hoa 
rơi vô ưu, điểm chấn vàng trên vai áo trắng tinh trong veo tuổi học trò. 
Ta sẽ thấy trong tháng 5, con đường ta vẫn thường đi học. Mỗi buổi sáng tinh 
sương, đường đến trường dạt dào gió, dạt dào sương. Người sẽ ghé vào ăn sáng 
ở quán bún ven vệ đường, có bà bán bún âm trầm ít nói và cây tràm buông hờ 
hững những phiến lá rơi. Con đường có hàng tràm già nghiêng bóng, sắc vàng 
điểm nắng suốt bốn mùa. Ta bước phía sau người, thật khẽ, thật chậm. Vừa đủ 
để âm thầm, vừa đủ để da diết hoài suốt quãng đời miên viễn. 
(Theo Trần Hiền,  ngày 8/6/2022) 
Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào sau đây? 
A. Tản văn 
B. Tùy bút 
C. Bút kí 
D. Truyện ngắn 
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? 
A. Tự sự 
B. Nghị luận 
C. Miêu tả 
D. Biểu cảm 

pdf 104 trang Bích Lam 14/06/2023 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf10_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_co.pdf

Nội dung text: 10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. (2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. (3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều. ( ban.html) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Tự sự 1
  2. B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2. Các câu trong đoạn (1) được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? A. Phép thế, phép nối B. Phép lặp, phép thế C. Phép nối, phép lặp D. Phép liên tưởng, phép lặp Câu 3. Em có tán thành ý kiến: “Hai hình ảnh “hạt giống tốt đẹp” và “cỏ dại xấu xa” trong đoạn trích trên có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho thái độ, cách sống của con người” không? A. Tán thành B. Không tán thành Câu 4. Theo đoạn trích (ở đoạn 1, 2), nếu sống buông trôi thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. cuộc đời sẽ gặp nhiều khó khăn, không đạt được những mục tiêu đã đặt ra, luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc B. cuộc đời sẽ gặp nhiều thất bại thảm hại; rơi vào trạng thái sống hoài, sống phí; bị xã hội xá lánh C. cuộc đời sẽ tăm tối, rơi vào trạng thái bế tắc; bị mọi người xa lánh, sống mòn mỏi trong sự cô đơn D. cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài “như tâm hồn tối tăm, tiêu điều hoang vắng, cỏ dại lan tràn” 2
  3. Câu 5. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua đoạn văn (2)? A. Mọi thứ thành công đều dựa vào nỗ lực của chính bản thân, không ai có thể giúp ta cả thế nên đừng trông chờ bất kì ai B. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng C. Chính chúng ta cũng là người quyết định bản thân tốt hay xấu, có tâm hồn tốt đẹp hay tối tăm D. A và C là phương án đúng Câu 6. Theo đoạn trích (ở đoạn 3), một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh mang lại cho ta điều gì? A. bạn sẽ sống hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người B. bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều C. bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghãi và đáng sống D. bạn sẽ có được nhiều năng lượng tích cực để sống có ích Câu 7. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác ” không? A. Không đồng tình B. Đồng tình Câu 8. Theo em, từ “hạnh phúc” trong câu văn: “Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều” là một tính từ hay là một danh từ? A. Tính từ B. Danh từ 3
  4. Câu 9. Em hãy đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn trích trên và lí giải cách lựa chọn nhan đề của mình? Câu 10. Từ nội dung văn bản trên, em sẽ làm gì để có một tâm hồn đẹp? Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1. Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại sốtừgì: a. Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi. b. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thămquan. c. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn LanAnh. d. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên. Câu 2. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm): Các câu trong đoạn (1) được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? A. Phép thế, phép nối B. Phép lặp, phép thế C. Phép nối, phép lặp D. Phép liên tưởng, phép lặp Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong câu Lời giải chi tiết: 5
  6. C. Khổ 3 D. Khổ 1 và 3 Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì? A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương B. Cỏ dại C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh ồđ ng, ngọn núi, dòng sông Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thếnào? A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả; B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến; C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ; D. Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ. Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câuthơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió A. Liệt kê B. Điệp C. Nhân hóa D. Liệt kê và điệp. Câu 6. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì? Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên 86
  7. A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ; B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ; C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội; D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ. Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơtrên là: A. Chủ thể trữ tình - tác giả B. Cây lúa C. Cỏ dại D. Nước lũ Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ? Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì? Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? 87
  8. A. Ngũ ngôn B. Lục ngôn C. Thất ngôn D. Tự do Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do => Đáp án: D Câu 2 (0.5 điểm): Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong: A. Cả bài thơ B. Khổ 1 C. Khổ 3 D. Khổ 1 và 3 Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết: Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong khổ 1 và 3 => Đáp án: D Câu 3 (0.5 điểm): Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì? 88
  9. A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương B. Cỏ dại C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung đoạn trích Lời giải chi tiết: Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm): Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thếnào? A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả; B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớđến; C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ; D. Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với câycỏ. Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ 2 Lời giải chi tiết: Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến => Đáp án: B 89
  10. Câu 5 (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió A. Liệt kê B. Điệp C. Nhân hóa D. Liệt kê và điệp. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Biện pháp liệt kê và điệp được sử dụng => Đáp án: D Câu 6 (0.5 điểm): Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì? Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ; B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ; C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xãhội; D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ. Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định ý nghĩa 90
  11. Lời giải chi tiết: Hình ảnh “cỏ dại” gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ => Đáp án: B Câu 7 (0.5 điểm): Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là: A. Chủ thể trữ tình - tác giả B. Cây lúa C. Cỏ dại D. Nước lũ Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết: Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là cỏ dại => Đáp án: C Câu 8 (0.5 điểm): Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên. Phương pháp giải: Dựa và đặc trưng của thể loại Lời giải chi tiết: Hai đặc điểm của thể thơ được sử dụngtrong bài thơ trên: - Số tiếng trong các dòng thơ không giống nhau; - Số câu thơ không hạn định. 91
  12. - Cách gieo vần tự do Câu 9 (1.0 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ? Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: Hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt.Dù cỏ nhỏ nhoi, không ai chú ý, không ai nhớ đến nhưng cỏ vẫn âm thầm tồn tạitừ xa xưa vàđến mãi về sau. Dù gió mưa, dù nước lũ, cỏ vẫn là loài cây khôngthể bị tiêu diệt. Sức sống của cỏ trong đoạn trích trên khiến ta nhớ đến nhữngcâu thơ của Thanh Thảo trong bài Đàn ghita của Lorca: Không ai chôn cất tiếng đàn - Tiếng đàn như cỏ mọc hoang Câu 10 (1.0 điểm): Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì? Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra thông điệp Lời giải chi tiết: Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích: - Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường. - Trước khó khăn không bao giờ được gục ngã. - Cần phải biết trân trọng những điều bình dị. 92
  13. Phần II (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Phương pháp giải: 1. Mở bài Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 2. Thân bài a. Giải thích câu tục ngữ b. Biểu hiện c. Ý nghĩa của lòng biết ơn 3. Kết bài - Nêu cảm nhận cá nhân. Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 2. Thân bài a. Giải thích câu tục ngữ: - Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất. - Muốn có được quả ngọt thì phải có "kẻ trồng cây", người đã dành côngsức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trướctiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu,phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏra. 93
  14. => Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗicon người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thànhquả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cảmột quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước. b. Biểu hiện: - Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng. - Biết ơn thầy cô những người đãtruyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời. - Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình. c. Ý nghĩa của lòng biết ơn: - Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa,tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tintưởng. - Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệtiếp nối. - Nêu cảm nhận chung. 3. Kết bài - Nêu cảm nhận cá nhân. 94
  15. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc câu chuyện sau: RÙA VÀ THỎ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa: - Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à? - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn? Thỏ vểnh tai tự đắc: - Được, được! Dám chạy thi với tasao? Ta chấp mi một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đíchta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảngnó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gầntới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trướcnó. (Câu chuyệnRùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten) Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào? 95
  16. A. Truyền thuyết B. Thần thoại C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai? A. Rùa B. Thỏ C. Rùa và Thỏ D. Sên Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? A. Bảo Rùa là chậm như sên. B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi” D. Bảo Rùa làồ đ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ. Câu 4. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình Câu 5. Vì sao Thỏ thua Rùa? A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước. Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ 96
  17. C. So sánh D. Điệp ngữ Câu 7. Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì? A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang. B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo. C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ. D. Phê phán những người coi thường người khác. Câu 8. Hậu quả của thái độchủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì? A. Thỏ đi học muộn. B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo. C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã. D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về. Câu 9. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? Câu 10. Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”. Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. 97
  18. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Thần thoại C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại truyện ngụ ngôn => Đáp án: D Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai? A. Rùa B. Thỏ C. Rùa và Thỏ D. Sên Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Nhân vật chính trong truyện là rùa và thỏ 98
  19. => Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm): Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? A. Bảo Rùa là chậm như sên. B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi” D. Bảo Rùa làồ đ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Thỏ chế giễu Rùa là chậm như sên => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm): Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Vì Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi => Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm): 99
  20. Vì sao Thỏ thua Rùa? A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Vì Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa => Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Điệp ngữ Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ được sử dụng Lời giải chi tiết: Biện pháp so sánh => Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm): Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì? A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang. 100
  21. B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo. C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ. D. Phê phán những người coi thường người khác. Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung đoạn trích Lời giải chi tiết: Truyện Thỏ và Rùa phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo => Đáp án: B Câu 8 (0.5 điểm): Hậu quả của thái độchủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì? A. Thỏ đi học muộn. B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo. C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã. D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Hậu quả của thái độchủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo. => Đáp án: B Câu 9 (1.0 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra bài học 101
  22. Lời giải chi tiết: Bài học: chậm mà kiên trì sẽ chiến thắng nhanh mà chủ quan kiêu ngạo. Chỉ cần chúng ta kiên trì chắc chắn thì sẽ thành công. Câu 10 (1.0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”. Phương pháp giải: Nhận xét tính cách nhân vật Thỏ Lời giải chi tiết: Qua câu nói trên ta nhận thấy Thỏ là kẻ kiêu căng ngạo mạn, chủ quan, coi thường người khác. Phần II (4.0 điểm) Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. Phương pháp giải: - Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. - Người viết tán thành ý kiến đã nêu. - Sử dụng lí lẽ. + Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là việc làm rất đúng đắn vì . - Nêu bằng chứng: xác thực (số liệu .) - Kết hợp lí lẽ với bằng chứng Khẳng định lại sự tán thành ý kiến. 102
  23. Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: I. Mở bài: – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện nay khi tham gia giao thông có nhiều không sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. II. Thân bài: 1. Giải thích vấn đề: – Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành mộtphương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS vàTHPT. – Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ. 2. Thực trạng: – Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạpđiện. – Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vàothời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. – Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khicósự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông 3. Nguyên nhân: – Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông. – Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân. – Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầmnhìn. 103
  24. – Thích thể hiện mình khác người. – Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường cònchưa chặt chẽ 4. Hậu quả: – Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau nàycủa bản thân. – Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. 5. Biện pháp: – Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giaothông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với ngườitham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy). – Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định. – Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng làbảovệ mọi người. III. Kết bài: – Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại. – Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và giađình. 104