10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Mẹ! 
Có nghĩa là duy nhất 
Một bầu trời 
Một mặt đất 
Một vầng trăng 
Mẹ không sống đủ trăm năm 
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]

 

Mẹ! 
Có nghĩa là ánh sáng 
Một ngọn đèn thắp sáng bằng máu con tim 
Cái đóm lửa thiêng liêng 
Cháy bão bùng, cháy trong đêm tối

 

Mẹ! 
Có nghĩa là mãi mãi 
Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ…

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh Nguyên) 
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ tự do 
B. Thơ bốn chữ 
C. Thơ lục bát 
D. Thơ năm chữ 
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? 
A. Nghị luận 
B. Tự sự 
C. Biểu cảm 
D. Miêu tả 

pdf 114 trang Bích Lam 14/06/2023 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf10_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_co_huong_dan.pdf

Nội dung text: 10 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGỌC GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo: Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011) 1
  2. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Truyện đồng thoại Câu 3. Trong câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. Nói quá Câu 4. Theo em, câu văn: “Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già”, thành phần nào của câu được mở rộng bằng một cụm từ? A. Trạng ngữ và chủ ngữ B. Chủ ngữ và vị ngữ C. Trạng ngữ và vị ngữ D. Chỉ có vị ngữ được mở rộng 2
  3. Câu 5. Hình ảnh chủ đạo nào trong văn bản mang tính tượng trưng? A. Ngọn gió, lòng đất B. Ngọn gió, cây sồi già C. Ngọn gió, nhánh rễ D. Cây sồi già, lòng đất Câu 6. Trong văn bản, tác giả có sử dụng mấy số từ? A. 1 số từ B. 2 số từ C. 3 số từ D. 4 số từ Câu 7. Dòng nào sau đây chứa các từ được sử dụng để miêu tả sự dữ dội và sức mạnh của ngọn gió trong văn bản? A. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng B. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, đầu hàng, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng C. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, chịu đựng, lồng lộn, điên cuồng D. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lay động, điên cuồng Câu 8. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên? A. Thất bại là mẹ của thành công, trải qua những lần vấp ngã con người sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục khó khăn, vươn đến thành công. B. Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có sự sáng tạo khi đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống 3
  4. C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống D. Nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống Câu 9. Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 10. Từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, em rút ra bài học gì cho mình? Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1. Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từHán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từđó. a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị như người. b) Dưới bóng tre xanh, người dân cày dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. c) Tre là cánh tay của người nông dân. d) Tre là thẳng thắn, bất khuất. Câu 2. Trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Hãy biết quý trọng thời gian”. 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm): Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Truyện đồng thoại Phương pháp giải: Đọc và dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Văn bản trên được viết theo thể loại truyện ngắn 5
  6. mình tình yêu với cuộc đời. Cuộc sống là một bản nhạc có nốt thăng nốt trầm, khôg phải lúc nào cũng đầy rẫy những khó khăn. Vì vậy, khó khăn ồr i sẽ qua đi là điều tốt đẹp lại đến. Trong khó khăn, con người không nên gục ngã mà hãy giữ cho mình ngọn lửa của niềm tin yêu vào cuộc sống. Như người chiến sĩ Cách mạng không bao giờ từ bỏ hi vọng về một cuộc sống tự do tươi đẹp ngoài kia. Câu 10 (0.5 điểm): Qua bài thơ, em nhận xét gì về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng? Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra tâm trạng của tác giả – người chiến sĩ cách mạng Lời giải chi tiết: Gợi ý: Tâm trạng xuyên suốt bài thơ là sự khao khát tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do với người chiến sĩ cách mạng. Phần II (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. Phương pháp giải: - Mô tả thực trạng hiện tượng; thể hiện thái độ đồng tình hoặc phê phánhiện tượng này. - Lí giải nguyên nhân và mặc lợi, mặc hại của hiệntượng đó - Nêu giải pháp khắc phục/ hướng phấn đấu. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Học tập luôn là một vấn đề quan trọng kéo dài suốt cuộc đời của mỗicon người. Để có thể tiếp thu được những tri thức, những điều hay trong thếgiới mênh mông này thì bản thân mỗi chúng ta không thể đi một mình mà cần cósự 102
  7. soi đường chỉ lối của những người xung quanh. Ông cha ta đã từng đề caovai trò của người thầy qua câu nói “Không thầy đố mày làm nên”. Thế nhưng lại cũng có một câu nói cho rằng “Học thầy không tày học bạn”. Tuần trước cô giáo đã tổ chức cho lớp tôi thảo luận về đề tài này: việc học ai mới làđiềuđúng đắn nhất của mỗi con người?. Các bạn học sinh mỗi người một ý kiến, bàn luận rất sôi nổi. Có ngườicho rằng câu “Không thầy đố mày làm nên” làhoàn toàn chính xác bởi vì chúng ta đều không thể phủ nhận được vai trò của người thầy trong quá trình học tậplà rất quan trọng. Ngay từ buổi đầu tiên đi học chúng ta đã được dìu dắt bởicác thầy cô giáo. Họ là những người lái đò cần mẫn và tận tụyđemnhững kiến thức truyền đạt cho muôn thế hệ học trò. Những người thầy cô không chỉ dạy tatrí thức mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Những bài học dễ hiểu,cặn kẽ hơn được chúng ta lĩnh hội dưới đôi bàn tay chỉ dẫn của những người thầy. Vì thế các bạn đều cho rằng câu nói không thầy đố mày làm nên là rất xác đáng bởi nếu như không có thầy thì chúng ta khó có thể làm nên điều gì trongcuộc đời. Tuy nhiên một số bộ phận các bạn học sinh khác lại cho rằng câu tụcngữ “Học thầy không tày học bạn” sẽ đúng với hiện thực ngày nay hơn. Cuộc sống của mỗi con người đều có sự giao tiếp với những người xung quanh. Mỗimột người sẽ cho chúng ta học tập được một số những điều khác nhau. Bạn bèluôn là người dạy cho chúng ta những điều gần gũi cùng lứa tuổi.Những bài học mà bạn bè dạy nó có ý nghĩa thực tế hơn rất nhiều những bài học trong sáchgiáo khoa. Hơn nữa các bạn đều cho rằng không phải lúc nào thầy cô cũng cóthểở bên cạnh để kèm cặp, giáo dục chúng ta. Thực tế cho thấy rằng khoảng thờigian mà các bạn học sinh tiếp xúc với bạn bè và những người xung quanh nhiều hơn. Bạn bè ở đây có thể là đồng trang lứa, cũng có thể là những người hơntuổi chúng ta. Họ khi cho chúng ta được một bài học trí thức nào đó thì đềucóvai trò giống như một người thầy. 103
  8. Riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ kỹ, tôi thấy ý kiến của các bạn đều cóđiểm đúng. Hai câu nói này tưởng chừng như là mâu thuẫn với nhau nhưng cần phải bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mỗi người học sinh chúng ta đều cần có sự dìu dắtvà giúp đỡ của các thầy cô,nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có thể học từ bạn bè, những người xung quanh. Nhìn chung, du học ở ai người nào thì cũng đềulà tiếp thu những bài học tri thức, đem đến cho chúng ta những bài học giá trị.Vì vậy bản thân mỗi người cần phải giữ vững lậptrường, biết chọn bạn, chọn thầy để học và hãy không ngừng lắng nghe tiếp thu giúp bản thân mỗi ngày hoàn thiện hơn. Cả hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai tròcủa người thầy với người học. Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”, “không thầyđố mày làm nên” tách rời nhau, có khía cạnh đúng và hạn chế, nhìn bề ngoàinhư mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất: chúng ta phải coi trọng việc học ở thầy, đồng thời phải biếthọc ở bạn. Hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Muốn nên người chúng ta cần phải có thái độ tôn kính thầycô quý trọng bạn bè. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồnghành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. 104
  9. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sauà v thực hiện các yêu cầu: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng (Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? A. nghị luận B. tự sự 105
  10. C. miêu tả D. tự sự kết hợp miêu tả Câu 2. Đoạn tríchà l lời của ai nói với ai? A. thầy giáo nói với chính mình B. phụ huynh tự nói với chính mình C. thầy giáo nói với học sinh D. phụ huynh nói với thầy giáo Câu 3. Trong câu “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì? A. danh từ B. tính từ C. động từ D. số từ Câu 4. Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau? A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu” B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứatrẻ C. đều là những đoạn văn nghị luận. D. đều bàn về dạy con tính trung thực E. các ý A, B, C đúng Câu 5. Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận? A. gian nan B. giả dối C. thật thà D. thẳng thắn Câu 6. Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích cótác dụng gì? A. tạo sự hấp dẫn 106
  11. B. giúp văn bản sinh động hơn C. nhấn mạnh điều mong muốn D. giúp văn bản rõ ràng hơn Câu 7. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiềuthời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với nămđô-la nhặt được trên hè phố ”? A. nói về việc kiếm tiền B. vẻ đẹp của lao động C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính Câu 8. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất. Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì? A. ước mơ của con người trong cuộc sống B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trongthực tế D. đừng sợ việc học Câu 9. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì? Câu 10. Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng ” Vì sao? Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. 107
  12. Phần I: Câu 1 (0.5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? A. nghị luận B. tự sự C. miêu tả D. tự sự kết hợp miêu tả Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận => Đáp án: A Câu 2 (0.5 điểm) Đoạn trích là lời của ai nói với ai? A. thầy giáo nói với chính mình B. phụ huynh tự nói với chính mình C. thầy giáo nói với học sinh D. phụ huynh nói với thầy giáo Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn trích là lời của phụ huynh nói với thầy giáo => Đáp án: D Câu 3 (0.5 điểm) 108
  13. Trong câu “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì? A. danh từ B. tính từ C. động từ D. số từ Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về từ loại Lời giải chi tiết: Từ dạy thuộc từ loại động từ => Đáp án: C Câu 4 (0.5 điểm) Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau? A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu” B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứatrẻ C. đều là những đoạn văn nghị luận. D. đều bàn về dạy con tính trung thực E. các ý A, B, C đúng Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: các ý A, B, C đúng => Đáp án: E Câu 5 (0.5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận? 109
  14. A. gian nan B. giả dối C. thật thà D. thẳng thắn Phương pháp: Đọc và xác định nghĩa của từ Lời giải chi tiết: Từ giả dối đồng nghĩa với từ gian lận => Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm) Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn tríchcótác dụng gì? A. tạo sự hấp dẫn B. giúp văn bản sinh động hơn C. nhấn mạnh điều mong muốn D. giúp văn bản rõ ràng hơn Phương pháp: Nêu tác dụng của phép lặp Lời giải chi tiết: Nhấn mạnh điều mong muốn => Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thờigian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồngđô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với nămđô-la nhặt được trên hè phố ”? 110
  15. A. nói về việc kiếm tiền B. vẻ đẹp của lao động C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính Phương pháp: Chọn đáp án đúng với ý hiểu của em Lời giải chi tiết: Sự khó khăn của con người trong cuộc sống => Đáp án: C Câu 8 (0.5 điểm) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất. Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì? A. ước mơ của con người trong cuộc sống B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế D. đừng sợ việc học Phương pháp: Chọn đáp án đúng nhất Lời giải chi tiết: Phần trích trên bàn luận về vấn đề đừng sợ việc học => Đáp án: D Câu 9 (1.0 điểm) Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì? Phương pháp: 111
  16. Từ nội dung rút ra bài học Lời giải chi tiết: - Cuộc sống có muôn vàn điều cẩn phải học và vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. - Lời cầu xin của phụ huynh đối với thầy dạy của con mình, thể hiện tình yêu thương con vô bờ; lòng mong mỏi, sự kì vọng của phụ huynh đối với thầy cô trong việc dạy và học. Câu 10 (1.0 điểm) Em có ồđ ng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng ” Vì sao? Phương pháp: Nêu quan điểm của em Lời giải chi tiết: Em đồng ý với ý kiến trên. Vì gian lận trong các kỳ thi là một hành động không trung thực, làm suy giảm giá trị của giáo dục và làm suy yếu sự chính trực cá nhân hay của một người. Thay vì học gian lận thì ta nên học cách thất bại một cách vinh dự vì không gian lân, chúng ta cũng phát triển các kỹ năng và kiến thức của mình và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Phần II (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. Phương pháp: 1. Mở bài 112
  17. - Đưa ra ý kiến: Có ý kiến cho rằng "Trong quá trình học tập, tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công". 2. Thân bài - Những lợi ích của tự học - Mở rộng, bình luận 3. Kết bài Tổng kết vai trò của tự học. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Có ý kiến cho rằng "Trong quá trình học tập, tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công". Thật vậy, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các ớnư c Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình. Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp 113
  18. bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình Tóm lại, học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tỉnh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình. Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người. 114