Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Câu 5. Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ:
A. Làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện.
B. Làm dung dịch nóng lên.
C. Làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
D. Làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
Câu 6.Có 5 chất sau: sứ, đồng, nhôm, vải khô và thước nhựa. Điều nào dưới đây đúng?
A. Cả 5 chất đều cách điện B. Cả 5 chất đều dẫn điện
C. Đồng, nhôm, thước nhựa dẫn điện D. Sứ, vải khô và thước nhựa cách điện
Câu 7.Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện loại khác nhau. Giữa chúng có tác dụng gì?
A. Hút nhau B. Đẩy nhau C. Có lúc đẩy có lúc hút nhau D. Không có lực tác dụng
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_ki_2_vat_li_lop_7_de_so_7_nam_hoc_2021_2022_co_d.docx
Nội dung text: Đề thi giữa kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề số 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Vật lí lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 7) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1.Tác dụng nào sau đây không phải là tác dụng của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng lực C. Tác dụng hóa học D. Tác dụng sinh lý Câu 2. Trong các thiết bị dưới đây thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? A. Máy sấy tóc B. Nam châm điện C. Bàn là điện D. Nam châm vĩnh cửu Câu 3.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích? A. Dòng điện làm nóng bầu quạt B. Dòng điện làm nóng đế bàn là C. Dòng điện làm nóng máy bơm nước D. Dòng điện làm nóng ti vi Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.
- C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào. Câu 5. Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ: A. Làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện. B. Làm dung dịch nóng lên. C. Làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng. D. Làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn. Câu 6.Có 5 chất sau: sứ, đồng, nhôm, vải khô và thước nhựa. Điều nào dưới đây đúng? A. Cả 5 chất đều cách điện B. Cả 5 chất đều dẫn điện C. Đồng, nhôm, thước nhựa dẫn điện D. Sứ, vải khô và thước nhựa cách điện Câu 7.Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện loại khác nhau. Giữa chúng có tác dụng gì? A. Hút nhau B. Đẩy nhau C. Có lúc đẩy có lúc hút nhau D. Không có lực tác dụng Câu 8.Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành: A. Vật trung hòa B. Vật nhiễm điện dương (+) C. Vật nhiễm điện âm (-) D. Không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-) Câu 9.Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng: A. Chúng nhiễm điện cùng loại B. Chúng nhiễm điện khác loại
- C. Chúng đều bị nhiễm điện D. Chúng không nhiễm điện Câu 10. Dòng điện trong kim loại là: A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do B. dòng chuyển động tự do của các electron tự do C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện PHẦN II: TỰ LUẬN : Bài 1: Trình bày cấu tạo nguyên tử. Bài 2: a) Chất dẫn điện và Chất cách điện là gì?lấy ví dụ minh họa. b) Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt thì bị điện giật. Hãy giải thích và nêu cách phòng tránh. Bài 3: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e. Hỏi: a. Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân? Vì sao? b. Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlêctrôn nữa hoặc mất đi 2 êlêctrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Tại sao? Câu 4: Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
- bài 5:vẽ sđmđ gồm 3 pin mắc nối tiếp ,1 công tắc đóng điều khiển 2 bóng đèn mắc nối tiếp .Đánh mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch.so sánh chiều dòng điện với chiều eelectron tự do trong dây dẫn kim loại . Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ sau. Nêu tên các bộ phận của mạch điện. Cần đóng ngắt các công tắc như thế nào để: a) Cả ba đèn sáng. b) Có 2 đèn sáng. Trong mỗi trường hợp chỉ rõ chiều dòng điện. Hiển thị đáp án HẾT Đáp án PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí chứ không có tác dụng lực. Chọn đáp án B
- Câu 2. Nam châm điện là thiết bị ứng dụng tác dụng từ của dòng điện. Chọn đáp án B Câu 3. Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích là khi dòng điện làm nóng đế bàn là giúp làm phẳng quần áo. Chọn đáp án B Câu 4. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. Chọn đáp án A Câu 5. Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ: làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng. Chọn đáp án C Câu 6. - Sứ, vải khô, thước nhựa là chất cách điện. - Đồng, nhôm là chấ dẫn điện. Chọn đáp án D Câu 7. Hai quả cầu nhiễm điện khác loại nhau nên chúng hút nhau. Chọn đáp án A Câu 8.
- Một vật trung hòa sẽ có số điện tích dương (+) bằng số điện tích âm (-). Khi vật mất bớt electron mang điện âm (-) thì điện tích dương (+) sẽ nhiều hơn điện tích âm (-). Vậy nên, lúc này vật nhiễm điện dương (+) Chọn đáp án B Câu 9. Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen hút nhau nên chúng nhiễm điện trái dấu nhau hay nói cách khác là chúng nhiễm điện khác loại. Chọn đáp án B Câu 10. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do Chọn đáp án A PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 1. - Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. - Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hat nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Bài 2. a) - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
- b) Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt thì bị điện giật. Vì nước mưa không phải là nước tinh khiết (về mặt hóa học) nên có thể dẫn điện. Sau cơn mưa, đất ẩm ướt nên dẫn điện từ dây điện bị đứt đến người. Người đi chân đất sẽ bị điện giật. Để phòng tránh thì người đó phái đi giày dép, ủng khô có đế cao và làm bằng chất cách điện. a. Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm. Hạt nhân mang điện tích dương bao nhiêu thì lớp vỏ mang điện tích âm bấy nhiêu. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e thì có 79 electron bay xung quanh hạt nhân này, tức là lớp vỏ electron có điện tích – 79e. b. Điện tích của hạt nhân nguyên tử do các proton tạo nên. Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlêctrôn nữa hoặc mất đi 2 êlêctrôn thì điện tích của hạt nhân không thay đổi, vì chỉ có sự thêm, bớt electron ở lớp vỏ, còn hạt nhân vẫn giữ nguyên, không thay đổi.