Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 20212-2022
Câu 1: Nguồn sáng là gì? Cho 2 ví dụ. Vật sáng là gì? Cho 2 ví dụ.
Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Câu 3: Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì?
Câu 4: Thế nào là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực?
Câu 5: Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng? Vẽ hình và nêu rõ các kí hiệu trong hình vẽ? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 6: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Câu 7: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 8: So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?
Câu 9: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm (khi vật đặt sát gương).
Câu 10: So sánh sự giống nhau và khác nhau về ảnh của cùng một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (khi đặt vật sát gương)?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_thi_giua_hoc_ki_1_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 20212-2022
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tƣơng lai ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN VẬT LÝ – Khối lớp 7 I. Kiến thức trọng tâm Vật lý 7 1. Chƣơng I: Quang học Chủ đề 1: Sự truyền thẳng của ánh sáng Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng – Sự truyền ánh sáng - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện, đèn bút laze. - Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: Mặt trăng, các hành tinh, các đồ vật (trừ vật đen). - Định luật truyền thẳng của ánh sáng : Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng. - Tia sáng là một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng để biểu diễn đường truyền của ánh sáng. - Quy ước vẽ tia sáng : - Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng: + Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. +Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. + Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. - Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- - Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên Trái Đất. - Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. 2. Chủ đề 2: Sự phản xạ ánh sáng trên gƣơng phẳng. Định luật phản xạ ánh sáng - Ảnh của một vật tạo bởi gƣơng phẳng - Gương phẳng là những vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi hình ảnh của mình hay các vật khác. - Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền tới gương phẳng, bị hắt lại theo một hướng xác định. - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ bằng góc tới. (i/ = i) * Trong đó: + SI là tia tới. + IN là pháp tuyến, luôn vuông góc với gương tại điểm tới I. + IR là tia phản xạ. + i là góc tới, i/ là góc phản xạ. - Đặc điểm chung của ảnh tạo bởi gương phẳng : + Gương phẳng: Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn), có kích thước bằng kích thước của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương) 3. Chủ đề 3: Gƣơng cầu Gƣơng cầu lồi – Gƣơng cầu lõm. - Đặc điểm chung của ảnh tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm.
- + Gương cầu lồi: Ảnh của một vật được tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn), luôn nhỏ hơn vật. - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. - Ứng dụng của gương cầu lồi là làm kính chiếu hậu, làm kính đặt ở những con đường gấp khúc, có vật cản + Gương cầu lõm : Khi đặt một vật sát gương cầu lõm, ảnh của một vật được tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn), luôn lớn hơn vật. - Tác dụng của gương cầu lõm: + Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm. + Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. - Ứng dụng của gương cầu lõm: + Làm pha đèn để tập trung ánh sáng theo một hướng mà ta cần chiếu sáng, chụp đèn. + Làm bếp sử dụng năng lượng Mặt Trời đun nấu thức ăn, dụng cụ khám răng của nha sĩ, II. Câu hỏi và bài tập ôn tập Vật lý 7 giữa kì 1 1. Lí thuyết: Câu 1: Nguồn sáng là gì? Cho 2 ví dụ. Vật sáng là gì? Cho 2 ví dụ. Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Câu 3: Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì? Câu 4: Thế nào là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực? Câu 5: Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng? Vẽ hình và nêu rõ các kí hiệu trong hình vẽ? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Câu 6: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Câu 7: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. Câu 8: So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước? Câu 9: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm (khi vật đặt sát gương). Câu 10: So sánh sự giống nhau và khác nhau về ảnh của cùng một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (khi đặt vật sát gương)?
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tƣơng lai 2. Bài tập: Câu 1: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng MM/ (như hình vẽ). Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng và cho biết ảnh A/B/ hợp với gương một góc là bao nhiêu? Câu 2: Chiếu một tia sáng đến gương phẳng như hình vẽ. a. Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ? b. Giữ nguyên tia tới tìm vị trí đặt gương sao cho tia phản xạ có phương nằm ngang chiều từ phải sang trái? Câu 3: Vì sao ở cá đường đèo, người ta thường lắp các gương cầu lồi ở chỗ các góc cua? Câu 4: Vì sao người ta có thể dùng dùng cầu lõm để chế tạo các bếp năng lượng mặt trời? Câu 5: Tại sao nhờ có pha đèn (pha đèn là một gương cầu lõm) mà đèn Pin có thể chiếu sáng đi xa và rõ?