Kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

1. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Tờ giấy trắng. B. Mặt trời.
C. Tia sét. D. Ngọn đèn đang sáng.
2. Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng đen của Trái Đất gọi là:
A. Nhật thực. B. Nguyệt thực. C. Siêu trăng máu D. Nhật nguyệt
3. Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong:
A. Môi trường trong suốt không đồng tính.
B. Môi trường trong suốt và đồng tính.
C. Môi trường không trong suốt và không đồng tính.
D. Môi trường không trong suốt và đồng tính.
4. Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến
của mặt gương bằng 200. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?
A. 200 B. 300 C. 400 D. 600
5. Một vật AB cao 2cm và đặt cách gương 4cm. Hỏi ảnh A’B’ (là ảnh của vật AB qua
gương) sẽ cách vật AB bao:
A. 1cm B. 2cm C. 4cm D. 8cm
pdf 4 trang Thái Bảo 21/07/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_hoc_ki_1_vat_li_lop_7_nam_hoc_2021_2022_co_dap.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 Họ và tên: ___ NĂM HỌC 2021-2022 Lớp: 7A ___ Số tờ: ___ MÔN: VẬT LÝ 7 Ngày kiểm tra: / /2021 Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Nhận xét của Thầy Cô A. Trắc nghiệm: (3đ) Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Tờ giấy trắng. B. Mặt trời. C. Tia sét. D. Ngọn đèn đang sáng. 2. Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng đen của Trái Đất gọi là: A. Nhật thực. B. Nguyệt thực. C. Siêu trăng máu D. Nhật nguyệt 3. Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong: A. Môi trường trong suốt không đồng tính. B. Môi trường trong suốt và đồng tính. C. Môi trường không trong suốt và không đồng tính. D. Môi trường không trong suốt và đồng tính. 4. Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 200. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ? A. 200 B. 300 C. 400 D. 600 5. Một vật AB cao 2cm và đặt cách gương 4cm. Hỏi ảnh A’B’ (là ảnh của vật AB qua gương) sẽ cách vật AB bao: A. 1cm B. 2cm C. 4cm D. 8cm 6. Để quan sát được vùng ở phía sau rộng hơn thì người ta dùng gương gì làm gương chiếu hậu? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. gương cầu lõm. D. Cả 3 gương trên đều như nhau. B. Tự luận: (7đ) 1. Nguồn sáng là gì? Cho 1 ví dụ về nguồn sáng. Vật sáng là gì? Cho 1 ví dụ về vật sáng. (1,5đ) 2. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? (1đ) 3. So sánh sự giống nhau và khác nhau về ảnh của cùng một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (khi đặt vật sát gương)? (1,5đ) 4. Tại sao nhờ có pha đèn (pha đèn là một gương cầu lõm) mà đèn Pin có thể chiếu sáng đi xa và rõ? (1đ) 5. Chiếu một tia sáng SI lên gương phẳng nằm ngang tạo với gương một góc 300. a. Vẽ tia phản xạ ứng với tia tới SI. (1đ)
  2. b. Giữ nguyên tia tới, tìm vị trí đặt gương sao cho tia phản xạ có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. (1đ)
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KI 1 MÔN VẬT LÍ 7 NĂM HỌC 2021 – 2022 I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B B C D B B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu Đáp án Điểm Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng. 0,5 điểm VD: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện, laze. 0,25 điểm 1 Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 0,5 điểm VD: Mặt trăng, các hành tinh, các đồ vật. 0,25 điểm Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của 0,5 điểm 2 gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. (i/ = i) 0,5 điểm +Giống nhau: đều là ảnh ảo 0,5 điểm +Khác nhau: 3 Gương phẳng: Ảnh to bằng vật. 1 điểm Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật. Gương cầu lõm: Ảnh to hơn vật. Vì Pha đèn là gương cầu lõm biến đổi chùm tia phân kì thích hợp 1 điểm 4 từ bóng đèn chiếu đến thành chùm tia phản xạ song song . - Vẽ đúng tia tới, tia phản xạ. R S \ N 1 điểm i/ i 5 300 I M/ Vẽ đúng vị trí đặt gương 1 điểm