Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

Câu 1: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là:

a. Đại Việt sử kí toàn thư b. Hồng Luật

c. Quốc Triều hình luật d. Bộ luật Hình thư

Câu 2: Lễ cày tịch điền xuất hiện vào triều đại nào?

a. Nhà Ngô b. Nhà Đinh c. Nhà Tiền Lê d. Nhà Lý

Câu 3: Nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt vào năm nào?

a. 938 b. 1010 c. 1054 d. 1009

Câu 4: Pháp luật nước ta có từ thời nào?

a. Thời Tiền Lê b. Thời Lý

c. Thời Trần d. Thời Đinh

Câu 5: Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì?

a. Quốc triều hình luật b. Hình thư

c. Hồng Đức d. Hoàng triều luật lệ

Câu 6: Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào?

a. Trả lại thư b. Thái độ giảng hoà

c. Bắt giam sứ giả vào ngục d. Chém đầu sứ giả

pdf 7 trang Thái Bảo 03/08/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Khuyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN Môn LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút 1. Đề số 1 Câu 1: (2 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phong kiến phương Tây. Câu 2: ( 2 điểm) Nền giáo dục Đại Việt ra đời như thế nào? Câu 3: (4 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Câu 4: (2 điểm) Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao? ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm Bảng so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phong kiến phương Tây: XHPK Phương đông XHPK Châu Âu Hình thành sớm nhưng kết - Hình thành muộn nhưng Thời gian thúc muộn kết thúc sớm 0,5đ Địa chủ - nông dân lĩnh 1 Giai cấp Lãnh chúa – nông nô canh 0,5đ Cơ sở kinh Nông nghiệp khép kín Nông nghiệp khép kín tế trong công xã nông thôn trong lãnh địa 0,5đ Quân chủ chuyên chế phân Thể chế Quân chủ chuyên chế tập quyền. Đến TK XV chuyển chính trị quyền sang tập quyền 0,5đ Sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt: - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. 0,5đ 2 - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở. 0,5đ - Năm 1076, thành lập Quốc tử giám. 0,5đ - Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. 0,5đ * Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều tích cực tham gia kháng chiến. 0,5đ 3 - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần cho mỗi cuộc kháng chiến. 0,5 đ - Tinh thần đoàn kết, quyết chiến của nhân dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. 0,5đ
  2. - Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy: vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn 0,5đ * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc. 0,5đ - Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại bài học vô cùng quý giá: củng cố sự đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc. 0,5đ - Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông đối 0,5đ với các nước khác. 0,5đ - Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV: + Biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần trên các lĩnh vực chính trị, kinh 0,5đ tế và mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân, nô tì. + Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không 0,5 đ 4 còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới. - Vì: + Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, chỉ lao vào ăn chơi sa đọa. 0,5đ + Quí tộc, vương hầu, địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, nô tì nên cuộc sống của họ rất khổ cực. 0,5đ 2. Đề số 2 Câu 1 (5 điểm): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc có ý nghĩa gì? Câu 2 (5 điểm): Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Chủ trương “vườn không nhà trống” đã có tác dụng như thế nào? ĐÁP ÁN Câu 1 (5 điểm) Nhà Đinh xây dựng đất nước: (3 điểm) - Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. - Chọn kinh đô ở Hoa Lư. - Đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. - Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm các chức vụ chủ chốt. - Xây dựng cung điện, đúc tiền đồng
  3. - Đặt ra các hình phạt như ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ, Ý nghĩa của việc nhà Đinh đặt quốc hiệu và không dùng niên hiệu của nhà Tống: (2 điểm) - Khẳng định chủ quyền, nền độc lập của nước ta. - Thể hiện nước ta là ngang hàng và không phụ thuộc vào nhà Tống. Câu 2 (5 điểm) HS nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên: (3 điểm) - Tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phân dân tộc đều tham gia đánh giặc. Nhân dân tự vũ trang đánh giặc, tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình. - Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho cuộc kháng chiến (quan tâm chăm lo sức dân, xóa bỏ các mối bất hòa trong nội bộ vương triều) - Chiến thuật đúng đắn và sáng tạo, cùng với các tướng lĩnh tài bà (Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải .) Tác dụng của chủ trương “vườn không nhà trống” : (2 điểm) - Bảo toàn được lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc phản công lớn. - Đẩy quân Mông Cổ lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng. - Tiêu hao dân lực lượng của quân địch. => tạo thời cơ cho nhà Trần phản công tiêu diệt quân giặc. HS nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên: ( 2 điểm) 3. Đề số 3 Câu 1. (3.5 điểm) Trình bày nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng? Câu 2. (2.0 điểm) Tại sao nói: thời kì Ăng-co là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia? Câu 3. (3.0 điểm) Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển? Câu 4. (1.5 điểm) Tổ chức bộ máy quan lại thời Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ có điểm gì giống và khác nhau? ĐÁP ÁN Câu Đáp án Điểm * Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng: - Lên án nghiêm khắc Giáo hội và đả phá trật tự xã hội phong kiến. 0.5 - Đề cao giá trị con người. 0.5 - Đề cao khoa học tự nhiên. 0.5 - Xây dựng thế giới quan duy vật. 0.5 1 * Ý nghĩa: - Phát động quần chúng đấu tranh chống lại chế độ phong kiến. 0.75 - Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và nhân loại. 0.75
  4. * Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam- pu-chia: - Nông nghiệp phát triển. 0.75 - Lãnh thổ được mở rộng. 0.75 2 - Văn hóa độc đáo tiêu biểu là kiến trúc độc đáo như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom. 0.5 * Nông nghiệp thời Lý phát triển vì: Nhà Lý có nhiều chính sách quan tâm tới sản xuất nông nghiệp. - Nhà vua thường về tận các địa phương tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến 0.75 khích nhân dân tham gia sản xuất. - Khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích cày cấy. 0.75 3 - Tiến hành khai ngòi, đào, nạo vét kênh mương. 0.5 - Tiến hành đắp đê phòng ngập lụt. 0.5 - Cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo. 0.5 * Giống nhau: đều được tổ chức theo mô hình chế độ quân chủ chuyên chế 0.75 trung ương tập quyền. 4 * Khác nhau: ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ, có hệ thống hơn. 0.75 4. Đề số 4 Câu 1: ( 3,0 điểm) a. Thế nào là chế độ Quân chủ ? Phân biệt Quân chủ phân quyền với Quân chủ tập quyền ? b. Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp đó sao ? Câu 2: ( 3,0 điểm). Điền các sự kiện lịch sử dân tộc tương ứng với môc thời gian sau : STTT Thời gian Sự kiện 1. 980 2. 981 3. 1009 4. 1077 5. 1226 6. 1288 Câu 3. ( 4,0 điểm). Vì sao nhân dân ta thời Trần lại có thể đánh thắng được kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là quân xâm lược Mông – Nguyên ? ĐÁP ÁN Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 a.* Chế độ Quân chủ là thể chế Nhà nước do Vua đứng đầu. 0,5 điểm (3,0 điểm) * Phân biệt:
  5. - Quân chủ phân quyền là thể chế Nhà nước mà trong đó nhà vua chỉ có 0,5 điểm danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc, vì quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở địa phương. - Quân chủ tập quyền là thể chế Nhà nước mà trong đó mọi quyền hành tập trung vào tay nhà vua. 0,5 điểm b. * Các giai cấp trong xã hội phong kiến: - Địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở Phương Đông) - Lãnh chúa và nông nô (ở Phương Tây) 0,5 điểm * Mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc 0,5 điểm lột (chủ yếu bằng địa tô) 0,5 điểm STT Thời gian Sự kiện 1 980 Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà Tiền Lê. 0,5 điểm 2 981 Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn 0,5 điểm Câu 2 3 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập 0,5 điểm (3,0 điểm) 4 1077 Cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt 0,5 điểm 5 1226 Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần thành lập 0,5 điểm 0,5 điểm Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần 6 1288 thứ ba * Nhân dân ta đánh thắng được quân xâm lược Mông- Nguyên vì: - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh 0,75 điểm giặc, bảo vệ quê hương đất nước - Sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc khỏng chiến của nhà Trần. 0,75 điểm - Có nhà lư luận quân sự tài ba Trần Quốc Tuấn (tác giả của Binh thư yếu Câu 3 lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Hịch tướng sĩ ) 0,75 điểm (4,0 điểm) - Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ vương triều nhà Trần. Tinh thÇn chiến đấu hy sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần. 0,75 điểm - Những chiến lợc, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những ngời chỉ huy như: vua Trần Nhân Tông, tướng Trần Quốc Tuấn,Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư 1,0 điểm 5. Đề số 5 Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu thời gian trên? Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077). Câu 3 (3,5 điểm): Trình bày những nét chính của văn hóa thời Trần (văn hoá, văn học, giáo dục và khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc). HẾT
  6. ĐÁP ÁN Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Nguyên nhân: (1,0đ) - Do nhu cầu phát triển của sản xuất. - Tiến bộ về kĩ thuật hang hải: la bàn, bản đồ, kĩ thuật đóng tàu Ý nghĩa: Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. (1,0đ) Các cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: (1,0đ) B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487); Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498); C.Cô- lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492); Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522). Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077). Mỗi ý được 0,5 điểm. * Diễn biến: - Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt. - Tháng 1-1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống. - Quân ta chặn đánh, đến trước bờ bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân thuỷ của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ. - Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi. - Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. - Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị "giảng hoà", quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước * Ý nghĩa cuộc kháng chiến: Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững. Câu 3 (3,5 điểm): Trình bày những nét chính của văn hóa thời Trần (văn hoá, văn học, giáo dục và khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc). - Văn hoá: (1,0đ) + Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc + Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. + Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị Nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng. + Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian : ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, các trò chơi vẫn duy trì, phát triển. - Văn học: (1,0đ)
  7. + Nền văn học (bao gồm cả văn học chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, được phát triển mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt. + Nhờ một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã học: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu - Giáo dục và khoa học - kĩ thuật: (1,0đ) + Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. + Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời. + Y học có Tuệ Tĩnh. + Về khoa học, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần công và đóng các loại thuyền lớn - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với các công trình nổi tiếng tháp: Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hoá). (0,5đ) Hết