Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Câu 1: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là:

a. Đại Việt sử kí toàn thư b. Hồng Luật

c. Quốc Triều hình luật d. Bộ luật Hình thư

Câu 2: Lễ cày tịch điền xuất hiện vào triều đại nào?

a. Nhà Ngô b. Nhà Đinh c. Nhà Tiền Lê d. Nhà Lý

Câu 3: Nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt vào năm nào?

a. 938 b. 1010 c. 1054 d. 1009

Câu 4: Pháp luật nước ta có từ thời nào?

a. Thời Tiền Lê b. Thời Lý

c. Thời Trần d. Thời Đinh

Câu 5: Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì?

a. Quốc triều hình luật b. Hình thư

c. Hồng Đức d. Hoàng triều luật lệ

Câu 6: Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào?

a. Trả lại thư b. Thái độ giảng hoà

c. Bắt giam sứ giả vào ngục d. Chém đầu sứ giả

pdf 9 trang Thái Bảo 03/08/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ Môn LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút 1. Đề số 1 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Câu 1. Vị vua đầu tiên của nhà Trần là A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh). B. Trần Thánh Tông (Trần Thừa). C. Trần Thái Tông (Trần Cảnh). D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên). Câu 2. Dưới thời Trần, quân các lộ ở miền núi gọi là A. Cấm binh. B. Hương binh. C. Phiên binh. D. Chính binh. Câu 3. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc”? A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Bình Trọng. D. Trần Nhật Duật. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải chính sách đồng hóa của nhà Minh đối với dân tộc ta. A. Thiêu hủy nhiều sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị. B. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, bóc lột nhân dân ta. C. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình. D. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ. Câu 5. Dưới thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do nhà vua ban cấp được gọi là gì? A. Thái ấp. B. Điền trang. C. Tịch điền. D. Trang viên. Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh là A. Nhà Hồ đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy vong. B. Tương quan lực lượng chênh lệch lớn. C. Không đoàn kết được nhân dân chống giặc.
  2. D. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị chu đáo. Câu 7. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là A. Bình Ngô Đại cáo. B. Hịch tướng sĩ. C. Chiếu dời đô. D. Bạch Đằng giang phú. Câu 8. Danh nhân nào dưới đây là người có công chế tạo ra súng thần cơ? A. Trần Hưng Đạo. B. Hồ Nguyên Trừng. C. Trần Quang Khải. D. Trần Nguyên Đán. II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần. Câu 2 (3,0 điểm): Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1-C 2-C 3-C 4-B 5-A 6-C 7-B 8-B II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): * Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên: - Nguyên nhân khách quan: Quân Mông – nguyên thiếu lương thực, không quen địa hình, không phát huy được sở trường chiến đấu (0,5 điểm) - Nguyên nhân chủ quan: + Tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam (0,25 điểm). + Đường lối chiến lược đấu tranh đúng đắn; chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (0,5 điểm) + Có các tướng lĩnh tài ba như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, (0,25 điểm) * Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên: - Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc (0,25 điểm) - Khẳng định lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta (0,25 điểm) - Nâng cao lòng tự hào dân tộc (0,25 điểm) - Góp phần làm phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta (0,25 điểm) - Để lại bài học vô giá: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” (0,25 điểm) - Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước khác (0,25 điểm) Câu 2 (3,0 điểm)
  3. * Điểm tích cực trong cải cách của Hồ Quý Ly - Góp phần hạn chế sự tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần (0,5 điểm) - Tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền (0,25 điểm) - Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ (0,5 điểm) * Điểm hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly - Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận) (0,5 điểm) - Chưa phù hợp với tình hình thực tế (0,5 điểm) - Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân (0,5 điểm). 2. Đề số 2 Câu 1 (2.5 điểm) Vì sao nói phong trào văn hóa phục hưng là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại? Câu 2 (3.0 điểm) Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Hưng Đạo chỉ huy cho em liên tưởng đến chiến thắng Bạch Đằng năm nào, do ai chỉ huy? Đánh quân xâm lược nào? Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288? Câu 3 (4.5 điểm) Trình bày những nét chính về sự phát triển văn hóa thời Trần. Ở địa phương em có những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian nào? Em hãy giới thiệu vài nét về một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mà em thích ở địa phương mình? ĐÁP ÁN Câu 1 (2.5 điểm) Phong trào văn hóa phục hưng là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại: - Vì đã sản sinh ra các danh nhân văn hóa lỗi lạc, các nhà bác học vĩ đại trên nhiều lĩnh vực. - Phong trào văn hóa phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến, mà còn mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại Câu 2 (3.0 điểm) Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Hưng Đạo chỉ huy cho em liên tưởng đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy, đánh quân xâm lược Nam Hán. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288: - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Sau ba lần tấn công xâm lược với quyết tâm cao nhưng cả ba lần chúng đều thất bại. - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt. Câu 3 (4.5 điểm) Trình bày những nét chính về sự phát triển văn hóa thời Trần:
  4. - Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc - Đạo phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. - Nho giáo ngày càng phát triển và trọng dụng - Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, các trò chơi vẫn duy trì và phát triển. HS tự liên hệ và giới thiệu vài nét về một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương mình 3. Đề số 3 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 điểm ) : Chọn đáp án đúng nhất bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu. Câu 1.Văn kiện nào dưới đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? A. Nam quốc sơn hà . B. Bình Ngô đại cáo. C. Hịch tướng sĩ. D. Phú sông Bạch Đằng. Câu 2. Dưới thời Trần, người thầy giáo, nhà Nho được triều đình trọng dụng nhất là A. Trương Hán Siêu. B. Chu Văn An. C. Nguyễn Trãi. D. Phạm Sư Mạnh. Câu 3. Lực lượng cấm quân dưới thời Trần được tuyển chọn như thế nào? A. Trai tráng con em quý tộc trong triều. B. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu. C. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi trong cả nước. D. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi ở quê hương nhà Trần. Câu 4. Thế nào gọi là điền trang? A. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có. B. Đất của vua, quan lại do chiếm đoạt của dân mà có. C. Là ruộng đất công của nhà nước cho nông dân thuê cày cấy. D. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nô tì khai hoang mà có. Câu 5. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm A. thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc. B. lấy lòng người dân tộc thiểu số. C.thực hiện chính sách đa dân tộc. D. giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Câu 6. Các triều đại phong kiến tổ chức lễ cày tịch điền nhằm mục đích A. khuyến khích nhân dân sản xuất. B. khai khẩn đất hoang. C. bảo vệ đê điều. D. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.
  5. Câu 7. Tên gọi nước ta thời Lý- Trần là A. Văn Lang. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Việt. D. Đại Ngu. Câu 8. Vua đầu tiên của nhà Trần là ai? A. Trần Thái Tông (Trần Cảnh). B. Trần Thánh Tông (Trần Hoàng). C. Trần Nhân Tông (Trần Khâm). D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên). Câu 9. Quốc sử viện là cơ quan A. coi việc chữa bênh trong cung vua. B. nắm sự vụ của họ hàng tôn thất. C. trông coi, đốc thúc việc đắp đê. D. đảm nhiệm việc viết sử. Câu 10. Bộ luật đầu tiên của nước ta là A.Hình thư (thời Lý). B. Hình luật (thời Trần). C. Hồng Đức (thời Lê). D. Gia Long (thời Nguyễn). Câu 11. Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là A. chiến thắng Bạch Đằng năm 938 B. chiến thắng Như Nguyệt năm 1075. C. chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. D. chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427. Câu 12 . Mục đích của Lý Thường Kiệt khi đánh Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu là A. đánh vào nơi tập trung quân của nhà Tống trước khi đánh Đại Việt. B. đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. C. đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống. D. đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. Câu 13. Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch vì A. sợ mất lòng vua Tống. B. để bảo toàn lực lượng của mình. C. để đảm báo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo cả dân tộc. D. muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 14.Vì sao nhà Tống quyết xâm lược Đại Việt? A. Do sự xúi giục của Cham - pa. B. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu - Hạ ở biên cương. C. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. D. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống. Câu 15. Năm 2010, Kinh đô Thăng Long (thủ đô Hà Nội) kỉ niệm bao nhiêu năm? A. 900 năm. B. 1010 năm. C. 1000 năm. D. 2000 năm. Câu 16 .Đâu là công trình kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn Thăng Long( Hà Nội) thời Lý?
  6. A.Khuê Văn Các. B.Thành Tây Đô. C.Chùa Một Cột. D.Chùa Thiên Mụ. Câu 17. Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là A. “ Ngồi yên đợi giặc”. B. “ Đầu hàng giặc” . C. “ Thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống””. D. “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc””. Câu 18. Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây ? A. Chống quân xâm lược Mông - Nguyên. B. Chống quân xâm lược Tống thời Lý. C. Chống quân xâm lược Minh. D. Chống quân xâm lược Nam Hán. Câu 19."Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần? A. Trần Bình Trọng. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quốc Toản. Câu 20. Ngày 29-1-1258 ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta là ngày A. quân Mông Cổ thua trận phải dời khỏi Thăng Long. B. quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp. C. quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu. D. quân Mông Cổ gặp khó khăn ở Thăng Long. II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Em hãy phân tích những điểm sáng tạo và độc đáo trong đường lối chiến lược, chiến thuật của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1258 – 1288). Câu 2 (3 điểm): a. Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? b. Từ cuộc kháng chiến gian khổ chống quân xâm lược Mông-Nguyên để giành độc lập dân tộc, liên hệ trách nhiệm của bản thân em đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) 1A; 2B; 3D; 4D; 5A; 6A; 7C; 8A; 9D; 10A; 11C; 12B; 13C; 14B; 15C; 16C; 17D; 18A; 19B; 20C B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 Những điểm sáng tạo và độc đáo trong đường lối chiến lược chiến thuật của nhà Trần: - Nhà Trần thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc: - Tổ chức những trận đánh nhỏ nhằm tiêu hao sinh lực địch, làm chậm bước tiến của quân giặc.
  7. - Khi giặc tiến sâu vào nước ta, nhà Trần rút lui để bảo toàn lực lượng. - Cả ba lần đều thực hiện thành công kế sách “ Vườn không nhà trống” đánh vào điểm yếu của địch là: lương thực - Phát huy hiệu quả lối đánh du kích làm tiêu hao sinh lực địch - Lựa chọn thời cơ thích hợp: Tổng phản công khi giặc suy yếu để giành thắng lợi hoàn toàn. - Buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động. - Biết phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc: Nhân dân cả nước đồng lòng giết giặc, hăng hái phối hợp chiến đấu với quân triều đình. Câu 2 a. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên: - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng và giành thắng lợi. b. Trách nhiệm của bản thân: HS có thể đưa ra một số việc làm sau: - Giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Chăm chỉ học tập, rèn luyện thật tốt. - Vâng lời ông bà, cha mẹ. - Có ý thức bảo vệ các khu di tích lịch sử 4. Đề số 4 Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau: Năm 1038, mùa xuân, vua (Thái Tông) ngự ra Bố Hải Khấu (thị xã Thái Bình) cày ruộng tịch điền, sai hữu ti dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế thần Nông, tế xong tự cầm cày. Các quan tả hữu có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế”. Vua đáp: Trẫm không tự mình cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo”. (Tư liệu trích SGK Lịch sử 7 trang 44) a/Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào? (1,0 điểm) b/ Trình bày các biện pháp phát triển nông nghiệp của nhà Lý? (1,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) a/ Kể tên các loại hình văn hóa dân gian phổ biến ở nước ta thời Lý? (1,0 điểm) b Theo em, vì sao cần phải bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa dân gian? (1,0 điểm) Câu 3: (2,0 điểm) a/ Trong xây dựng bộ máy nhà nước chính quyền, nhà nước thời Trần có những điểm nào mới so với thời Lý (1,0 điểm) b/ Em có nhận xét gì về tổ chức chính quyền thời Trần? (1,0 điểm)
  8. Câu 4: (2,0 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên? Câu 5: (2,0 điểm) a/ Từ các kiến thức đã học về các triều đại Lý- Trần, em hãy đánh giá vai trò của nhà nước đối với kinh tế - xã hội? (1,0 điểm) b/ Dùng một sự kiện lịch sử đã học để sáng tỏ ý kiến đánh giá (1,0 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1 a/ Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa: - Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. - Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân b/ Các biện pháp phát triển nông nghiệp của nhà Lý. - Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt. - Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Câu 2 a/ Các loại hình văn hóa dân gian phổ biến ở nước ta thời Lý Từ thời Lý, nhân dân thích ca hát, nhảy múa. Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội. b/ Cần phải bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian vì đây là những món ăn tinh thần, đậm chất dân tộc Việt Nam, việc bảo tồn và phát huy sẽ giúp chúng ta ghi nhớ về cội nguồn cũng như làm giàu đẹp thêm quê hương Việt Nam. Câu 3 Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng + Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ + Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất + Cả nước chia làm 12 lộ Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao Câu 4 - Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. - Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần. - Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. Câu 5 Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Dẫn chứng: Ở dưới thời Lý để phát triển nông nghiệp nghiệp nhà nước đã đề ra các biện pháp:
  9. - Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt. - Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Hết