Đề thi học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

Câu 1: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:

A. Mưa lũ B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ

C. Mưa rào D. Nắng nóng

Câu 2: Đạm Urê bảo quản bằng cách:

A. Phơi ngoài nắng thường xuyên B. Để nơi khô ráo

C. Đậy kín, để đâu cũng được D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát

Câu 3: Tiêu chuẩn nào sau đây được đánh giá là một giống tốt?

A. Sinh trưởng mạnh, chất lượng tốt

B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt

C. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh

D. Có năng suất cao và ổn định

Câu 4: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng:

A. Lai tạo giống B. Giâm cành

C. Ghép mắt D. Chiết cành

Câu 5: Khi trồng giống mới ngắn ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng?

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 6: Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp:

A. phương pháp canh tác. B. phương pháp sinh học.

C. phương pháp hóa học. D. phương pháp thủ công.

pdf 7 trang Thái Bảo 03/08/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian làm bài: 45 Phút 1. ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A,B,C,D đầu câu trả lời đúng . Câu 1: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí: A. Mưa lũ B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ C. Mưa rào D. Nắng nóng Câu 2: Đạm Urê bảo quản bằng cách: A. Phơi ngoài nắng thường xuyên B. Để nơi khô ráo C. Đậy kín, để đâu cũng được D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát Câu 3: Tiêu chuẩn nào sau đây được đánh giá là một giống tốt? A. Sinh trưởng mạnh, chất lượng tốt B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt C. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh D. Có năng suất cao và ổn định Câu 4: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: A. Lai tạo giống B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành Câu 5: Khi trồng giống mới ngắn ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 6: Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp: A. phương pháp canh tác. B. phương pháp sinh học. C. phương pháp hóa học. D. phương pháp thủ công. B. Tự luận: Câu 1: Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào? Câu 2. Nêu vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt, có những phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào. Theo em phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào thường được tiến hành rộng rãi nhất? Câu 3. Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn, và cẩn thận.Liên hệ địa phương em đã thực hiện như thế nào? Câu 4: Hãy kể tên các loại rau, củ quả thường được sấy khô mà em biết? ĐÁP ÁN Câu Đáp án A.Phần Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: A Trắc Ngiệm: Câu 6: D
  2. B.TỰ LUẬN: Câu 1: - Bảo quản nông sản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản. - Bảo quản thông thoáng, bản quản kín, bảo quản lạnh. Câu 2: - Giống cây trồng có vai trò làm tăng năng suất cây trồng, tăng sản lương nông sản và góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng - Phương pháp chọn lọc. - Phương pháp lai - Phương pháp gây đột biến - ( Phương pháp nuôi cấy mô ) -> Phương pháp chọn tạo giống cây trồng thường được tiến hành rộng rãi nhất là phương pháp chọn lọc. . Câu 3. + Đúng độ chín chất lượng quả hạt tốt hơn, nhanh tránh được thời tiết không thuận lợi chuẩn bị tốt cho vụ sau, cẩn thận tránh rơi vãi hao hụt số lượng. + Sớm hoặc muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất sản phẩm. VD : lúa chín thu hoạch chậm rụng nhiều, cây bị đổ nhiều ngâm nước chất lượng hạt kém, thu hoạch sớm hạt còn xanh chất lượng không tốt. Câu 4. * Sấy khô. Vd: rau, quả ,củ : rau, măng, lúa, ngô, sắn 2. ĐỀ 2 A.TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A,B,C,D đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Bón thúc là cách bón: A. Bón 1 lần B. Bón nhiều lần C. Bón trước khi gieo trồng D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây Câu 2: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào? A. Bón theo hốc B. Bón theo hàng C. Bón vãi D. Phun lên lá Câu 3: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào sau đây dễ thực hiện nhất ở địa phương em thường áp dụng? A. Phương pháp lai B. Phương pháp gây đột biến C. Phương pháp chọn lọc D. Phương pháp nuôi cấy mô Câu 4: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp chọn lọc B. Phương pháp lai C. Phương pháp gây đột biến D. Phương pháp nuôi cấy mô Câu 5: Trong các kết luận dưới đây kết luận nào là đúng: A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh.
  3. B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh tốt nhất. C. Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu, bệnh. D. Bón vôi là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh. Câu 6: Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh có ưu điểm: A. diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công. B. không làm ô nhiễm môi trường. C. không gây độc hại cho ngươi và gia súc. D. đơn giản, dễ thực hiện . B.TỰ LUẬN: Câu 1: Tiêu chí của một giống cây trồng tốt? Câu 2: Đất trồng là gì? Đất trồng bao gồm những thành phần nào, nêu vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng? Câu 3: Làm đất nhằm mục đích gì? Nêu các công việc lên luống và tác dụng của lên luống. Ở địa phương em lên luống áp dụng cho các loại cây trồng nào? Câu 4: Hãy kể tên các loại rau, củ quả thường được sấy khô mà em biết? ĐÁP ÁN Câu Đáp án A.TRẮC NGHIỆM: Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: A Câu 6: A B.TỰ LUẬN: Câu 1. - Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. - Có chất lượng tốt. - Có năng suất cao và ổn định. - Chống, chịu được sâu bệnh. Câu 2 - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp cuả vỏ trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. - Đất trồng gồm có 3 thành phần: rắn, lỏng và khí + Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng + Phần lỏng Cung cấp nước để hoà tan chất dinh dương cho cây + Phần khí: Cung cấp khí oxy cho cây trồng Câu 3. + Làm cho đất tơi xốp có đủ ôxi cho cây + Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. + Diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh Lên luống: thẳng phẳng trên mặt có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp với cây trồng. Tác dụng: chống úng, tạo lớp đất canh tác dày để chăm sóc. Lên luống áp dụng cho cây: khoai, rau, đỗ, ngô, Câu 4. * Muối chua : rau, cải, măng, dưa leo, giá, củ cải đỏ 3. ĐỀ 3
  4. Câu 1: Trình bày vai trò của rừng đối với môi trường và đời sống con người? Câu 2: Hãy nêu ưu điểm và hạn chế biện pháp hóa học phòng trừ sâu, bệnh đối với sản xuất, môi trường, con người và các sinh vật khác? Câu 3: Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Hãy nêu ví dụ về loại hình luân canh, xen canh cây trồng ở địa phương em? Câu 4: Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên môi trường đất? ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Rừng có vai trò: - Làm sạch môi trường không khí hấp thụ các loại khí độc hại, bụi không khí. - Phòng hộ: Chắn gió, cố định cát ven biển, hạn chế tốc độ dòng chảy và chống xoáy mòn đất đồi núi, chống lũ lụt. Cung cấp lâm sản cho gia đình, công sở giao thông, công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu. - cung cấp lương thực, thực phẩm và dược liệu quý cho nhân dân vùng núi. - Nguyên liệu khoa học, sinh hoạt văn hoá. Bảo tồn các hệ thống sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động, thực vật, di tích lịch sử, tham quan dưỡng bệnh. Ưu điểm: 2 - Phòng, trừ sâu, bệnh hiệu quả cao, ngăn chặn triệt để phát sinh sâu bệnh. - Áp dụng trên diện tích sản xuất lớn, nhanh chóng, tốn ít công lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất. - Sản phẩm nông sản có mẫu mã đẹp. - Bên cạnh những lợi ích khi sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho môi trường như làm ô nhiễm không khí, nước, đất trồng và làm chết các sinh vật có lợi khác. - Với người gây ngộ độc cấp tính khi hít phải, ăn, uống phải thuốc trừ sâu, bệnh có thể gây chết người. Nếu sử dụng nông sản còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lâu dài với liều lượng thấp dẫn tới bệnh vô sinh, quái thai hoặc ung thư. - Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. 3 - Xen canh là hình thức trồng hai hay nhiều loại cây trồng cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu trên cùng một diện tích để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng . - Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một đơn vị diện tích
  5. - Nêu được ví dụ 4 Học sinh liên hệ thực tiễn và trả lời theo cách hiểu biết của mình 4. ĐỀ 4 I. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất: Câu 1. Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là (Có thể chọn nhiều đáp án). A. Thủy lợi B. Làm ruộng bậc thang C. Canh tác D. Bón phân. Câu 2. Vai trò của giống cây trồng là: A. Tăng năng suất cây trồng B. Tăng chất lượng nông sản C. Tăng năng suất, chất lượng nông sản D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng. Câu 3. Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt là: A. Phục tráng – Nhân dòng – Nguyên chủng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà. B. Phục tráng – Nguyên chủng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà. C. Phục tráng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng – Giống đại trà. D. Phục tráng – Giống đại trà – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng. Câu 4. Tiêu chí giống cây trồng tốt là (Có thể chọn nhiều đáp án). A. Sinh trưởng mạnh B. Chất lượng giống tốt và chống chịu được sâu bệnh. C. Năng suất cao và chất lượng ổn định. D. Chất lượng tốt Câu 5. Các giai đoạn biến thái hoàn toàn của côn trùng gồm: A. Trứng – Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng. B. Trứng – Nhộng – Sâu non – Sâu trưởng thành. C. Trứng – Sâu non – Nhộng – Sâu trưởng thành. D. Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng – Trứng
  6. Câu 6. Nếu dùng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì? A. Tăng vụ gieo trồng trong năm B. Giảm vụ gieo trồng trong năm C. Không tăng cũng không giảm Câu 7. Bộ phận cây trồng bị thối do nguyên nhân: A. Nhiệt độ cao B. Vi khuẩn C. Nấm D. Vi rút Câu 8. Công việc làm đất là (Có thể chọn nhiều đáp án). A. Lên luống B. Thăm đồng C. Thu hoạch D. Cày, bừa II. Phần tự luận Câu 1 . Nêu sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn của kiểu biến thái côn trùng? Câu 2. a) Thế nào là biện pháp hóa học? b) Biện pháp này có những ưu điểm, nhược điểm gì? Câu 3. Trình bày các phương pháp tưới cây? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A,C,D D C B,C C A B A,D II. Phần tự luận Câu Đáp án * Sự khác nhau giữa hai kiểu biến thái của côn trùng: - Biến thái hoàn toàn: 1 + Trải qua 4 giai đoạn: Trứng->Sâu non->Nhộng->Sâu TT + Sâu non phá hại cây trồng nhiều nhất. Hình thái, Cấu tạo thay đổi - Biến thái không hoàn toàn:
  7. + Trải qua 3 giai đoạn: Trứng-> Sâu non-> Sâu trưởng thành + Sâu TT phá hại cây trồng nhiều nhất. Hình thái, Cấu tạo không thay đổi, thay đổi kích thước - Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh - Ưu điểm: Diệt nhanh, ít tốn công 2 - Nhược: Gây độc cho người, động vật, ô nhiễm môi trường(nước, không khí, đất), tốn nhiều chi phí - Các phương pháp tưới cây: + Tưới ngập: Cho nước ngập tràn vào mặt ruộng 3 + Tưới theo hàng: tưới vào gốc cây + Tưới phun mưa: Nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun + Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh luống để thấm dần vào luống