Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

Câu 1. Đánh dấu (+) vào ô chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng có đặc điểm:

A. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày

B. Bộ lông màu nhạt giống màu cát

C. Có bướu mỡ (lạc đà)

D. Cả A, B và C đều đúng.

2. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước là:

A. Đầu dẹp nhọn, mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có màng bơi, da có chất nhầy

B. Đầu dẹp nhọn, mắt ếch lồi, có 2 mi, mi dưới trong suốt cử động được, da có chất nhầy.

C. Đầu dẹp nhọn, da có chất nhầy, mũi là cơ quan khứu giác đồng thời là cơ quan hô hấp.

D. Đầu dẹp nhọn, mũi là cơ quan hô hấp, chi sau có màng nối các ngón.

3. Đặc điểm cá voi thích nghi với đời sống ở nước là:

A. Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt với thân

B. Có vây đuôi nằm ngang, chi trước biến thành vây.

C. Có lớp mỡ dưới da dày nên cơ thể tuy lớn nhưng vẫn nhẹ.

D. Bán cầu não lớn, có nhiều nếp nhăn, thính giác rất phát triển.

pdf 11 trang Thái Bảo 29/07/2024 980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 NGUYỄN DU MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. Đánh dấu (+) vào ô chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng có đặc điểm: A. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày B. Bộ lông màu nhạt giống màu cát C. Có bướu mỡ (lạc đà) D. Cả A, B và C đều đúng. 2. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước là: A. Đầu dẹp nhọn, mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có màng bơi, da có chất nhầy B. Đầu dẹp nhọn, mắt ếch lồi, có 2 mi, mi dưới trong suốt cử động được, da có chất nhầy. C. Đầu dẹp nhọn, da có chất nhầy, mũi là cơ quan khứu giác đồng thời là cơ quan hô hấp. D. Đầu dẹp nhọn, mũi là cơ quan hô hấp, chi sau có màng nối các ngón. 3. Đặc điểm cá voi thích nghi với đời sống ở nước là: A. Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt với thân B. Có vây đuôi nằm ngang, chi trước biến thành vây. C. Có lớp mỡ dưới da dày nên cơ thể tuy lớn nhưng vẫn nhẹ. D. Bán cầu não lớn, có nhiều nếp nhăn, thính giác rất phát triển. 4. Đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất là: A. Đào hang trong đất tìm ấu trùng, sâu bọ và giun đất B. Thị giác kém phát triển nhưng khứu giác rất phát triển C. Chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khoẻ D. Có những lông xúc giác dài trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới, tìm mồi
  2. Câu 2. Tìm những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( ) thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn thiện các câu sau: Nhau thai có (1) dinh dưỡng từ (2) vào phôi qua (3) và cũng qua dày rốn và nhau thai, .(4) từ phôi (5) cơ thể mẹ. Hiện tượng (6) có .(7) được gọi là hiện tượng (8) II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn? Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của lớp thú. Câu 3. Trình bày sự tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01 I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. 1 2 3 4 D A A, B, C, D C Câu 2. (1) - vai trò đưa chất, (2) - cơ thể mẹ. (3) - dây rốn, (4) - chất bài tiết, (5) - được chuyển sang, (6) - đẻ con, (7) - nhau thai, (8) - thai sinh II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1. Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn so với cá chép vì: cá voi thuộc lớp Thú bắt nguồn từ nhánh có cùng gốc với hươu sao, khác hẳn so với cá chép (thuộc lớp Cá xương) Câu 2. Đặc điểm chung của lớp Thú. - Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. - Có lông mao bao phủ cơ thể - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm - Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.
  3. - Bộ não phát triển. Câu 3. Sự tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật: * Hệ thần kinh: từ chưa phân hoá —> hình thành (đơn giản) —> phức tạp hoá —> hoàn chỉnh. * Hệ thần kinh: từ chưa có đến thần kinh hình mạng lưới đến thần kinh hình chuỗi hạch đến thần kinh hình ống với bán cầu đại não ngày càng phức tạp, thể hiện như sau: Động vật không xương sống Động vật có xương sống Ruột Chân khớp, ĐVNS Cá Ếch Bò sát Chim Thú khoang giun Chưa Chuỗi Mạng Thần kinh hình ống (não bộ và tuỷ sống) có hạch Tiểu não Não trước ĐỀ SỐ 2. I. TRẮC NGHIỆM. (2,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là: a. phân đôi cơ thể và mọc chồi; b. tiếp hợp và phân đôi cơ thể; c. mọc chồi và tiếp hợp; d. phân đôi và phân nhiều. Câu 2. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa là đặc điểm của: a. Lớp Lưỡng cư; b. Lớp Bò sát; c. Lớp Chim; d. Lớp Thú. Câu 3. Thích phơi nắng là tập tính của:
  4. a. Ếch đồng; b. Chim bồ câu; c. Thằn lằn bóng; d. Thỏ. Câu 4. Dơi ăn quả thuộc lớp: a. Lưỡng cư; b. Bò sát; c. Chim; d. Thú. II. TỰ LUẬN. (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Nêu đặc điểm chung của lớp thú. Câu 2. (2,0 điểm) Cho biết lợi ích của đa dạng sinh học. Nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. Câu 3. (3,0 điểm) Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở những đặc điểm nào? Tại sao nói Lớp thú có hình thức sinh sản tiến hóa nhất so với các lớp động vật có xương sống khác? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02 I. TRẮC NGHIỆP 1 2 3 4 a d c d II. TỰ LUẬN Câu Nội dung 1 * Đặc điểm chung của lớp thú: - Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, là động vật hằng nhiệt. - Bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm. - Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi.
  5. - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. 2 * Lợi ích của đa dạng sinh học: - Cung cấp thực phẩm → nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. - Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị. - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. - Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc - Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu * Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi. - Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư. - Ô nhiễm môi trường. * Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi - Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài 3 * Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính: - Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong - Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con -Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai -Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → học tập thích nghi với cuộc sống * Thú có hình thức sinh sản tiến hóa nhất so với các lớp động vật có xương sống khác vì: thụ tinh trong, đẻ con, phát triển trực tiếp có nhau thai, đẻ con,nuôi con bằng sữa. ĐỀ SỐ 3. Câu hỏi 1: (2,5 điểm) Trình bày và giải thích những đặc điểm về cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh. Câu hỏi 2: (2,0 điểm) Trình bày ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.
  6. Câu hỏi 3: (3,0 điểm) Ở vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế có loài Sao La, là loài động vật quý hiếm được ghi tên vào danh sách đỏ Việt Nam, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị giảm số lượng. a) Em hiểu thế nào là động vật quý hiếm? b) Nếu em là người quản lý tại vườn Quốc gia Bạch Mã, em hãy đề xuất các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm đó. Câu hỏi 4: (2,5 điểm) So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính. Sự hoàn chỉnh về hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào và có ý nghĩa gì đối với động vật? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03 Câu 1: Những đặc điểm về cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh: - Bộ lông bao phủ cơ thể rậm, dày để giữ nhiệt cho cơ thể, hạn chế thoát nhiệt cơ thể ra môi trường. - Lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét. - Tập tính ngủ suốt mùa đông để tiết kiệm năng lượng. - Tập tính di cư tránh rét để hạn chế tác động của nhiệt độ lạnh lên cơ thể. - Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ là thời điểm nhiệt độ môi trường cao nhất trong ngày để tiết kiệm năng lượng. Câu 2: - Ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học là: + Hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại. + Không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm. + Hạn chế các ảnh hường xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người. + Giá thành rẻ hơn so với sử dụng các loại thuốc hóa học. - Hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học là: + Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém. + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. + Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. + Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại. Câu 3:
  7. a) Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu, và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút. b) Một số biện pháp để bảo vệ Sao La: - Tổ chức các triển lãm vơi nhiều thông tin về đời sống, tập tính của Sao La và các mối đe dọa đến chúng để mọi người được nâng cao hiểu biết về động vật quý hiếm. - Có các biện pháp bảo vệ rừng, môi trường, khu vực sống của Sao La; ngăn cấm, phạt các hình thức săn bắt động vật quý hiếm, tàn phá rừng. - Tiến hành các nghiên cứu về nhu cầu sinh thái của Sao La làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn Sao La. - Báo cáo định kỳ cho cơ quan Nhà nước liên quan về diễn biến tài nguyên rừng, các hoạt động quản lí bảo vệ rừng và việc bảo tồn Sao la trong khu vực bảo tồn Sao La Câu 4: Sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở các mặt sau đây: Sự thụ tinh, đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển phôi có biến thái hay trực tiếp, không nhau thai hoặc có nhau thai. Ngoài ra còn thể hiện ở tập tính chăm sóc trứng, chăm sóc con non. Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non. ĐỀ SỐ 4. Câu 1: (2,5đ) Em hãy cho biết vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
  8. Câu 2: (3đ) Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 3: (2,5đ) Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú? Nêu vai trò của lớp Thú? Câu 4: (2đ) Thú mỏ vịt có đặc điểm gì giống thú? Đặc điểm gì giống bò sát? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04 Câu 1: Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì: - Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể không trao đổi khí được khí thì ếch sẽ chết. - Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi. - Sống gần bờ nước thuận lợi cho hô hấp và sinh sản. Câu 2: Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa thích nghi Thân: hình thoi Giảm lực cản không khí khi bay Chi trước phát triển thành cánh Quạt khi bay, cản không khí khi hạ cánh Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau Bám chặt vào cành cây, hạ cánh Lông bông: có các sợi lông mảnh thành Giữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể chùm lông xốp. Lông ống: các sợi lông làm thành phiến Tạo diện tích rộng quạt không khí khi mỏng bay Đầu chim nhẹ, phát huy tác dụng các Mỏ sừng, cổ dài khớp với thân giác quan, bắt mồi, rỉa lông. Câu 3: - Là ĐVCXS có tổ chức cao nhất.
  9. - Thai sinh và nuôi con bằng sữa. - Có lông mao, bộ răng phân hóa 3 loại. - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, động vật hằng nhiệt. Nêu vai trò của lớp Thú: - Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại. - Lấy thêm ví dụ Câu 4: - Đặc điểm giống thú: Bộ lông mao, nuôi con bằng sữa mẹ - Đặc điểm giống bò sát: Đẻ trứng, chân có màng ĐỀ SỐ 5. I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Động vật nào sau đây có phôi phát triển qua biến thái? A. Chim bồ câu. B. Thằn lằn bỏng đuôi dài. C. Ếch đồng. D. Cá 2. Răng cửa ngắn, sắc; răng nanh lớn dài nhọn; răng hàm có nhiều màu đẹp sắc, là bộ răng của động vật nào dưới đây? A. Bộ ăn thịt B. Bộ ăn sâu bọ C. Bộ gặm nhấm D. Cả A và B. 3. Cá voi xanh có bao nhiêu đốt sống cổ? A. Ít đốt B. Nhiều đốt C. 7 đốt D. 8 đốt
  10. Câu 2. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ dấu chấm ( ) để hoàn chỉnh các câu sau: A. Rắn giun thuộc lớp bộ B. Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như C. Bộ thú ăn sâu bọ có bộ răng gồm II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. Vẽ sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của ếch, dùng mũi tên chỉ chiều vận chuyển máu. Câu 2. Nêu và phân tích những đặc điểm cấu tạo của Hổ thích nghi với chế độ ăn thịt và tập tính bắt mồi của nó. Câu 3. Phân biệt khỉ với vượn. Câu 4. Sự tiến hoá của hệ thần kinh được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1. 1 2 3 C A C Câu 2. A. .bò sát, có vảy B. Sừng nhung (sừng non) của hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu nai ), mật gấu. C các răng đều nhọn, răng hàm cũng có 3 - 4 mấu nhọn để dễ cắn vỏ kitin của sâu bọ. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. Vẽ sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của ếch, dùng mũi tên chỉ chiều vận chuyển máu. - Vẽ đúng (Hình 36.4-A SGK- trl 18) - Chú thích đúng, đầy đủ. Chỉ đúng chiều vận chuyển máu. Câu 2. Nêu và phân tích những đặc điểm cấu tạo của Hổ thích nghi với chế độ ăn thịt và tập tính bắt mồi của nó: * Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: - Răng cửa ngắn, sắc để róc xương - Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi
  11. - Răng hàm nhiều mấu dẹp sắc để cắt, nghiền mồi. * Chân thích nghi với lối rình, vồ mồi: - Các ngón có móng vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm, khi di chuyển chỉ có các ngón chân tiếp xúc với đất nên chạy vồ mồi với tốc độ lớn, các vuốt sắc nhọn thụt vào và thò ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi. Câu 3. Phân biệt khỉ với khỉ hình người Khỉ Vượn - Có chai mông lớn - Có chai mông nhỏ - Túi má lớn - Không có túi má - Có đuôi dài - Không có đuôi Câu 4. Sự tiến hoá của hệ thần kinh được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật - Hệ thần kinh từ chưa phân hoá —> hình thành (đơn giản) —> phức tạp hoá —> hoàn chỉnh - Hệ thần kinh từ chưa phân hoá (ở ĐVKXS) —> Hình thành mạng lưới (ở Ruột khoang) —> Chuỗi hạch (ở Giun đốt có hạch não, hạch dưới hầu và chuỗi hạch bụng; Ở Chân khớp có hạch não lớn, hạch dưới hầu, hạch ngực và hạch bụng) —> Hình ống (ở ĐVCXS có bộ não, tuỷ sống) HẾT .