Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)
Câu 1. Nguyên nhân nào làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam ? Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học ?
Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?
Câu 3. Lớp thú có vai trò như thế nào trong đời sống con người? Cần làm gì để bảo vệ các loài thú có ích?
Câu 4. Hãy nêu đặc điểm chung của lớp cá ?
Câu 5. Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 CHU VĂN AN MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Nguyên nhân nào làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam ? Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học ? Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ? Câu 3. Lớp thú có vai trò như thế nào trong đời sống con người? Cần làm gì để bảo vệ các loài thú có ích? Câu 4. Hãy nêu đặc điểm chung của lớp cá ? Câu 5. Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01 Câu 1 - Nguyên nhân: + Nạn phá rừng, du canh, di dân → làm mất môi trường sống của động vật. + Săn bắt buôn bán động vật hoang dại, sử dụng thuốc trừ sâu, chất thải nhà máy . - Biện pháp bảo vệ: + Cấm: Đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật. + Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Câu 2 * Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn: - Cơ thể hình thoi → giảm sức cản của gió. - Chi trước biến thành cánh → quạt không khí để bay. - Chi sau có bốn ngón, 3 ngón trước và 1 ngón sau → thích nghi sự bay và đậu. - Mình có lông vũ bao phủ, nhẹ, xốp: + Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → tăng diện tích cánh và đuôi. + Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- - Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → đầu chim nhẹ. - Cổ dài, khớp đầu với thân → cử động đầu linh hoạt. Câu 3 * Vai trò của thú: - Làm thực phẩm: trâu, bò, lợn - Làm thuốc: Nhung hươu, nai - Làm đồ mĩ nghệ: da, lông hổ báo - Làm sức kéo: Trâu, bò - Tiêu diệt gặm nhấm: Chồn, cầy - Cung cấp da, lông: bò, cừu * Con người cần: + Cấm: Đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật. + Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Câu 4 - Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước: + Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang. + Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. + Thụ tinh ngoài. + Là động vật biến nhiệt. Câu 5 Vì: + Phổi cấu tạo đơn giản. + Hô hấp qua da là chủ yếu. ĐỀ SỐ 2. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ở thỏ có đoạn ruột tịt có tác dụng gì?
- A. Hấp thụ chất dinh dưỡng B. Tham gia tiêu hóa mỡ C. Tiêu hóa Xelulôzơ D. Tái hấp thu nước Câu 2. Dựa vào thực tế hãy cho biết lớp động vật nào phát triển nhiều nhất về số lượng loài ? A. Cá. B. Sâu bọ. C. Chim. D. Thú. Câu 3. Hệ thống túi khí của chim bồ câu có mấy túi? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 4. Điều nào dưới đây sai khi nói về cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài? A. Hai chi sau dài hơn hai chi trước rất nhiều B. Da khô có vảy sừng. C. Kích thước của các chi không chênh lệch nhiều. D. Cổ, thân và đuôi dài. Câu 5. Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn thằn lằn so với ếch là gì? A. Tâm thất có vách hụt, giảm bớt sự pha trộn máu. B. Tâm thất có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn. C. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha giảm. D. Tâm nhĩ có một vách hụt, máu không bị pha. Câu 6. Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật? A. Ếch đồng. B. Ễnh ương. C. Cóc (nhựa) D. Nhái. Câu 7. Động vật quý hiếm có số lượng giảm sút 20% thì nguy cơ tuyệt chúng ở cấp độ nào? A. Ít nguy cấp. B. Sẽ nguy cấp. C. Nguy cấp. D. Rất nguy cấp. Câu 8. Nơi có sự đa dạng sinh học cao nhất là:
- A. Cánh đồng lúa. B. Đồi trống. C. Biển. D. Rừng nhiệt đới. II. TỰ LUẬN Câu 9. Hãy nêu vai trò của Thú? Cho ví dụ? Câu 10. Ở động vật có mấy hình thức sinh sản? Hãy so sánh các hình thức sinh sản đó, từ đó em có nhận xét gì? Câu 11. Hãy cho biết tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế gì so với tính biến nhiệt ở những động vật khác? Câu 12. Vì sao gọi thằn lằn là bò sát? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02 I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 C B D A B C C D II. TỰ LUẬN Câu 9 *Vai trò của Thú: -Cung cấp thực phẩm: lợn, bò, trâu -Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa, voi -Cung cấp dược liệu quý: sừng, nhung hưu nai, xương hổ , mật gấu -Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ: da, lông của hổ, báo; ngà voi -Vật liệu thí nghiệm: chuột, khỉ -Tiêu diệt động vật gặm nhấm có hại cho nông – lâm nghiệp: chồn, mèo Câu 10 *Ở động vật có hai hình thức sinh sản: vô tính (mọc chồi, tái sinh) và hữu tính. *So sánh:
- - Giống nhau: Có cùng chung mục đích là sinh sản để duy trì nòi giống - Khác nhau: → Nhận xét: sinh sản hữu tính tiến hóa hơn so với sinh sản vô tính Câu 11 Tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở ĐV biến nhiệt: - Con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường. -Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ngủ đông hoặc trú đông. -Cường độ dinh dưỡng sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Câu 12 Vì chân của chúng quá ngắn và bé không thể nâng cơ thể lên được nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất. ĐỀ SỐ 3. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? A. Khai thác quá mức. B. Tích cực trồng rừng. C. Phá rừng làm nương
- D. Sự ô nhiễm. Câu 2. Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là A. đời sống B. tập tính C. bộ răng D. cấu tạo chân Câu 3. Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng? A. Chim, thú, bò sát. B. Thú, cá, lưỡng cư. C. Cá, lưỡng cư, bò sát. D. Lưỡng cư, cá, chim. Câu 4. Túi khí của chim bồ câu tham gia vào hoạt động của cơ quan nào? A. Tuần hoàn B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Bài tiết Câu 5. Cơ quan hô hấp của ếch là A. da và mang B. phổi C. phổi và mang D. phổi và da Câu 6. Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm? A. Rất nguy cấp B. Nguy cấp C. Ít nguy cấp D. Sẽ nguy cấp II. TỰ LUẬN Câu 7. Hãy trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư. Câu 8. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. Câu 9. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
- Câu 10. Vì sao chim có tốc độ tiêu hóa cao hơn bò sát? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03 I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 B C C C D A II. TỰ LUẬN Câu 7 - Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: + Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi. + Hô hấp bằng da và phổi. + Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha. + Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt. Câu 8 - Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. - Có 3 biện pháp: + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. + Gây vô sinh diệt động vật gây hại. * Ưu điểm : - Tiêu diệt những loài sinh vật có hại. - Tránh gây ô nhiễm môi trường. * Hạn chế: - Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. - Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại. - Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. - Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại.
- Câu 9 - Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng. - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã. - Xây dựng các khu bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên. - Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế. Câu 10 - Có sự biến đổi của ống tiêu hóa (thực quản có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề). - Tôc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay. ĐỀ SỐ 4. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Mắt mũi ếch nằm ở vị trí cao trên đầu có tác dụng: A. Bảo vệ mắt, mũi. B. Giúp sự hô hấp trên cạn. C. Giúp ếch lấy được oxi trong không khí. D. Giúp ếch lấy được oxi trong không khí và tăng khả năng quan sát khi bơi. Câu 2. Tim của cá sấu có: A. 1 ngăn B. 2 ngăn C. 3 ngăn D. 4 ngăn Câu 3. Đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của lớp chim khác với lớp bò sát: A. Hô hấp bằng phổi. B. Phổi có mạng ống khí với nhiều túi khí. C. Phổi có nhiều vách ngăn D. Hô hấp bằng da. Câu 4. Cá voi có quan hệ họ hàng gần với động vật nào sau đây hơn ? A. Cá chép B. Hươu sao C. Ếch D. Thằn lằn
- Câu 5. Tai thỏ thính, vành tai dài cử động được theo các phía có tác dụng: A. Che chờ, giữ nhiệt cho cơ thể B. Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù C. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường D. Đào hang dễ dàng. Câu 6. Chim bồ câu có thân nhiệt ổn định nên được gọi là động vật: A. Biến nhiệt. B. Thu nhiệt C. Hằng nhiệt. D. Máu lạnh. Câu 7. Thời gian mang thai của thỏ mẹ là khoảng : A. 20 ngày. B. 30 ngày. C. 25 ngày. D. 40 ngày. Câu 8. Tim của cá sấu có A. 1 ngăn B. 2 ngăn C. 3 ngăn D. 4 ngăn Câu 9. Dơi bay được là nhờ: A. Chi trước biến thành cánh có lông vũ B. Chi trước biến thành cánh da. C. Chi sau to, khỏe. D. Thân ngắn. Câu 10. Các bộ phận của hệ thần kinh thỏ bao gồm: A. Não bộ và các dây thần kinh. B. Não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. C. Não bộ và tủy sống. D. Tủy sống và các dây thần kinh. Câu 11. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh các ngành động vật?: A. Chưa phân hóa, hình mạng lưới, hình chuỗi hạch, hình ống. B. Chưa phân hóa, hình chuỗi hạch, hình mạng lưới, hình ống.
- C. Chưa phân hóa, hình ống, hình mạng lưới, hình chuỗi hạch. D. Chưa phân hóa, hình mạng lưới, hình chuỗi hạch. Câu 12. Những nhóm động vật nào sau đây thuộc bộ guốc chẵn? A. Bò, lợn, dê B. Ngựa, dê, nai C. lợn, bò, voi D. Bò, ngựa, tê giác II. TỰ LUẬN Câu 13. Trình bày đặc điểm chung của lớp thú? Câu 14. So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn và ếch? Câu 15. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn? Câu 16. Dựa vào đặc điểm bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt và bộ gặm nhấm? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04 I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D D B B B C C D B B A A II. TỰ LUẬN Câu 13 Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất: - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể. - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. - Tim 4 ngăn. - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. - Là động vật hằng nhiệt. Câu 14 *Giống nhau:
- - Tim 3 ngăn - Hai vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha. *Khác nhau: - Thằn lằn: tim có vách hụt ở tâm thất, máu pha ít. - Ếch: tim không có vách hụt ở tâm thất, máu pha nhiều. Câu 15 - Da khô, có vảy sừng bao bọc. - Cổ dài. - Mắt có mi cử động,có nước mắt. - Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu. - Thân dài, đuôi rất dài. - Bàn chân có 5 ngón có vuốt. Câu 16 - Bộ ăn sâu bọ: các răng đều nhọn. - Bộ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa lớn, sắc; có khoảng trống hàm. - Bộ ăn thịt: răng cửa sắc để róc xương, răng nanh dài nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi. ĐỀ SỐ 5. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cơ quan vận chuyển chính của thằn lằn là A. Dùng 4 chi B. Thân và đuôi tì vào đất C. Dùng vảy sừng D. Dùng đuôi Câu 2. Hoạt động hô hấp của thằn lằn A. Xuất hiện cơ bên sườn
- B. Xuất hiện vách ngăn C. Xuất hiện cơ hoành D. Xuất hiện phổi Câu 3. Hệ tiêu hóa của chim bồ câu có gì khác với lưỡng cư, bò sát A. Thực quản có diều B. Có dạ dày cơ C. Có dạ dày tuyến D. Cả A, B, C Câu 4. Thân chim hình thoi có tác dụng A. Làm giảm lực cản không khí khi bay B. Giữ nhiệt và làm cho thân chim nhẹ C. Giúp chim bám chặt khi đậu D. Phát huy tác dụng của các giác quan Câu 5. Thỏ kiếm thức ăn vào thời gian nào A. Buổi sáng B. Buổi tối C. Buổi chiều D. Cả A và B Câu 6. Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ bởi vì A. Các ngón chân có vuốt B. Các ngón chân có lông C. Dưới các ngón chân có nệm thịt dày D. Dưới các chân có vuốt Câu 7. Ghép cột A vào cột B và ghi kết quả vào cột C Cột A Cột B Cột C 1. Răng cửa lớn A. Cắt nghiền mồi 1 - 2. Răng cửa ngắn sắt B. Kiểu gặm nhắm 2 - 3. Răng nanh lớn dài, nhọn C. Róc xương 3 - 4. Răng hàm có nhiều mấu sắt, nhọn D. Xé mồi 4 -
- Câu 8. Điền vào chỗ trống: động vật, thực vật, thức ăn, kẻ thù Sự vận động và duy chuyển là đặc điểm cơ bản để phân biệt (1) với (2) Nhờ khả năng duy chuyển mà động vật có thể đi tìm (3) , băt mồi, tìm môi trường sống thích hợp tìm đối tượng sinh sản và lẫn trốn (4) II. TỰ LUẬN Câu 9. Đặc điểm chung của lớp thú Câu 10. Đặc điểm của bộ dơi và bộ cá voi Câu 11. Giải thích vì sao trong dạ dày chim và gà thường có sỏi? Câu 12. Tại sao thân và đuôi của thằn lằn là động lực chính của sự di chuyển? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05 I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 C D D A C C Câu 7 1- B, 2- C, 3- D, 4- A Câu 8 1.Động vật, 2. Thực vật, 3. Thức ăn, 4. Kẻ thù II. TỰ LUẬN Câu 9 - Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm - Tim 4 ngăn và là động vật hằng nhiệt Câu 10 Đặc điểm của Bộ dơi - Chi trước biến đổi thành da - Chi sau ngắn hoặc tiêu biến
- - Các răng đều nhọn Đặc điểm của bộ cá voi - Chi trước biến đổi thành vây bơi - Chi sau tiêu biến - Hàm răng không có răng có tầm sừng mỏng Câu 11 Dạ dày cơ của chim và gà có hạt sỏi vì đó là các động vật ăn hạt. Trong khi ăn dùng mỏ sừng để mổ thức ăn, mổ thêm sỏi giúp dạ dày cơ tiêu hóa tốt thức ăn Câu 12 Vì chi trước và chi sau của thằn lằn còn ngắn và yếu nên dùng thêm đuôi và thân làm động lực chính của sự di chuyển HẾT .