Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Trinh (Có đáp án)
Câu 1. Hệ tuần hoàn chim bồ câu có đặc điểm là .
A. tim có 4 ngăn máu pha riêng biệt.
B. tim có 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
C. tim 3 ngăn máu pha nuôi cơ thể
D. tim 4 ngăn máu đỏ thẩm nuôi cơ thể
Câu 2. Đặc điểm có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi, sống theo đàn là
A. khỉ B. tinh tinh
C. đười ươi D. vượn
Câu 3. Loài có cấp độ tuyệt chủng rất nguy cấp (CR) là
A. voi B. ốc xà cừ
C. khướu đầu đen D. tôm hùm
Câu 4. Môi trường có số lượng cá thể động vật nhiều nhất là
A. môi trường nhiệt đới gió mùa
B. môi trường đới ôn hòa.
C. môi trường đới lạnh.
D. môi trường hoang mạc.
Câu 5. Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều có chức năng
A. định hướng chống trả kẻ thù.
B. định hướng tham gia tìm thức ăn.
C. định hướng âm thanh vào tai giúp thỏ nghe rõ.
D. định hướng cơ thể khi chạy.
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Trinh (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 PHAN CHU TRINH MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hệ tuần hoàn chim bồ câu có đặc điểm là . A. tim có 4 ngăn máu pha riêng biệt. B. tim có 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể C. tim 3 ngăn máu pha nuôi cơ thể D. tim 4 ngăn máu đỏ thẩm nuôi cơ thể Câu 2. Đặc điểm có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi, sống theo đàn là A. khỉ B. tinh tinh C. đười ươi D. vượn Câu 3. Loài có cấp độ tuyệt chủng rất nguy cấp (CR) là A. voi B. ốc xà cừ C. khướu đầu đen D. tôm hùm Câu 4. Môi trường có số lượng cá thể động vật nhiều nhất là A. môi trường nhiệt đới gió mùa B. môi trường đới ôn hòa. C. môi trường đới lạnh. D. môi trường hoang mạc. Câu 5. Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều có chức năng A. định hướng chống trả kẻ thù. B. định hướng tham gia tìm thức ăn. C. định hướng âm thanh vào tai giúp thỏ nghe rõ. D. định hướng cơ thể khi chạy. Câu 6. Phương thức sinh sản nào sau đây được xem là tiến hóa nhất
- A. noãn thai sinh B. đẻ trứng C. thai sinh D. trứng thai Câu 7. Qua cây phát sinh giới động vật, em biết được điều gì: A. Biết được số lượng loài nhiều hay ít, mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật. B. Biết cây sinh ra giới động vật. C. Biết được nguồn gốc chung. D. Cho biết số lượng loài. Câu 8. Biện pháp nào sau đây không phải là đấu tranh sinh học A. dùng ếch bắt và ăn sâu bọ hại lúa. B. sử dụng vi khuẩn gây bệnh. C. dùng mèo bắt chuột trong nhà. D. dùng thuốc trừ sâu. II. TỰ LUẬN Câu 9. Trình bày sự đa dạng của lớp Thú Câu 10. Nêu sự hoàn chỉnh dần của các hình thức sinh sản hữu tính Câu 11. Tại sao gà thường ăn các hạt sỏi? Câu 12. Đa dạng sinh học là gì? Nêu nguyên nhân gây suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01 I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 B D B A C C B D II. TỰ LUẬN Câu 9 +Sự đa dạng của lớp thú: - Lớp thú có 4600 loài, sống ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng rất đa dạng về cấu tạo cơ thể và tập tính. - Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi
- Ví dụ: Bộ thú huyệt: thú mỏ vịt Bộ cá voi: cá voi xanh Bộ dơi: con dơi +Đặc điểm chung: - Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răn cửa,răng nanh và răng hàm. - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não, là động vật hằng nhiệt. Câu 10 Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện: - Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong. - Đẻ trứng nhiều → Đẻ trứng ít → đẻ con. - Con phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai. - Con non không được nuôi dưỡng → nuôi dưỡng bằng sữa diều → nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và học tập thích nghi với cuộc sống. Câu 11 Chú ý khi giải: -Khi ăn chim, gà hay ăn thêm các hạt sạn, sỏi vì khi ăn vào đến dạ dày cơ chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sạn, sỏi nhỏ. - Dạ dày cơ là túi cơ rất dày dưới sự nhu động mạnh mẽ của dạ dày cơ nhào, nghiền, góc cạnh của các viên sạn,sỏi chà, xát thức ăn, một lúc sau thức ăn nhanh chóng bị nghiền nát. Câu 12 Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. * Nguyên nhân: Do ý thức của người dân chưa cao: đốt rừng, săn bắn, làm nương bừa bãi. - Do nhu cầu phát triển xã hội, xây dựng đô thị, nuôi trồng thủy sản. * Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.
- - Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng về loài. - Chống ô nhiễm môi trường. - Nghiêm cấm săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. - Tuyên truyền, vận động ĐỀ SỐ 2. Câu 1. Nêu vai trò của lớp thú Câu 2. Nêu đặc điểm để phân các bộ có vảy, bộ cá sấu, bộ rùa của lớp bò sát? Câu 3. Chỉ ra những đặc điểm tiến hóa hệ tuần hoàn ở động vật ? Câu 4. Vì sao sự đa đạng động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02 Câu 1 - Cung cấp nguồn dược liệu quí - Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ - Làm vật thí nghiệm - Cung cấp nguồn thực phẩm - Cung cấp sức kéo cho NN - Có ích cho nông nghiệp Câu 2 - Bộ có vảy: Hàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên hàm, trứng có màng dai bao bọc - Bộ Cá sấu: Hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi bao bọc - Bộ Rùa: Hàm không có răng, có mai và yếm Câu 3 Chưa có hệ tuần hoàn → Tim đơn giản tuần hoàn kín → tim đơn giản tuần hoàn hở → tim 2 ngăn 1 vòng tuần hoàn → tim 3 ngăn 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể → tim 3 ngăn xuất hiên vách hụt ngăn giữa tâm thất, máu ít pha đi nuôi cơ thể → tim 4 ngăn 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể Câu 4
- * Giải thích: Vì ở đây khí hậu rất khắc nghiệt (rất lạnh, đóng băng quanh năm hoặc khô, nóng) chỉ có những loài động vật nào thích nghi cao mới tồn tại, còn những loài nào ít thích nghi thì không thể tồn tại được nên số lượng loài củng như cá thể của loài rất thấp ĐỀ SỐ 3. Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 2. Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác so với ếch? Câu 3. a. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động ban ngày của chim. b. Vì sao hiện nay động vật có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng? Cần phải có những biện pháp nào để bảo vệ động vật? Câu 4. Chủ nhật tuần qua, gia đình bạn Nam đi chơi sở thú trên Thành phố Hồ Chí Minh, vào sở thú Nam thấy rất nhiều động vật được nuôi, nhốt trong chuồng. Nào là lợn rừng, voi, hổ, báo, ngựa, hươu, tê giác, hà mã trông thật đẹp mắt và chúng rất dễ thương. Em hãy sắp xếp những động vật trên thuộc lớp thú thành 2 nhóm: nhóm thú guốc lẻ và nhóm thú guốc chẵn? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03 Câu 1 Đặc điểm, cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn: - Chim có thân hình thoi làm giảm sức cản của không khí, cơ thể được phủ bằng lông vũ, nhẹ, xốp có hệ thống túi khí làm cho cơ thể chim nhẹ - Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có xương bàn dài thích nghi với đời sống bay lượn. - Các ngón chân có vuốt sắc, ba ngón hướng phía trước, một ngón hướng phía sau thích nghi với sự bám vào cành cây, sự cất cánh và hạ cánh. Câu 2 * Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm giống và khác so với ếch: - Giống: Có 2 vòng tuần hoàn - Khác: Tim 3 ngăn nhưng tâm thất có vách hụt nên máu ít pha hơn.
- Câu 3 a. Nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày vì lưỡng cư bắt sâu bọ (phá hoại mùa màng ) về ban đêm còn chim lại bắt các loại sâu về ban ngày. b. Động vật có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng vì: - Do con người làm mất môi trường sống của động vật, săn bắt, tiêu diệt động vật bừa bãi * Biện pháp: Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, cấm săn bắt động vật, chống ô nhiễm môi trường Câu 4 - Bộ guốc lẻ: Tê giác, ngựa, voi, báo, hổ, hà mã. - Bộ guốc chẵn: Lợn rừng, hươu. ĐỀ SỐ 4. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chim bồ câu có tập tính: A. Sống đơn độc B. Sống theo đàn C. Sống theo cặp D. Sống tập thể Câu 2. Lớp bò sát tiến hóa hơn so với cá bởi: A. 2 tâm thất có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt sự pha trộn B. Tim 4 ngăn có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt máu pha trộn C. 3 tâm thất có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt sự pha trộn D. Máu đỏ tươi nuôi cơ thể Câu 3. Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn: A. Da khô, có vảy sừng bao bọc,mắt có mí cử động thân,đuôi dài,có cổ dài,bàn chân có 5 ngón, có vuốt màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu. B. Da khô, có cổ dài, nước tiểu đặc, có màng nhĩ, thần đuôi ngắn. C. Da trần phủ chất nhày, có cổ dài,màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu thân đuôi rất dài
- D. Di chuyển chủ yếu là bò,bàn chân có 5 ngón có vuốt, đuôi dài thân nhỏ,mắt có mí cử động. Câu 4. Đầu ếch dep, nhọn, khớp với thân thành một khối có tác dụng A. làm giảm ma sát khi bơi B. rẽ nước khi bơi C. giúp ích định hướng D. giúp ích hô hấp Câu 5. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học: A. Tốn ít chi phí, đơn giản, dễ thực hiện, tránh ô nhiễm môi trường B. Không ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích và con người C. Tốn kém nhiều kinh phí D. Cả A&B Câu 6. Động vật quý hiếm là : A. Những động vật có giá trị về dược liệu, dược phẩm, mỹ nghệ, nguyên liệu công nghiệp. B. Làm cảnh C. Xuất khẩu D. A,B,C đều đúng II. TỰ LUẬN Câu 7. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn? Câu 8. Khái niệm động vật quý hiếm? Cho VD cụ thể? Câu 9. Tại sao nói thú là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04 I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 C A A A D D II. TỰ LUẬN Câu 7
- Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn: Da khô, có vảy sừng bao bọc, mắt có mí cử động thân, đuôi dài, có cổ dài, bàn chân có 5 ngón, có vuốt màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu. - Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước - Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng - Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô - Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ. - Thân, đuôi dài → động lực chính của sự di chuyển - Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn Câu 8 Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút. VD: Ốc xà cừ, hươu xạ, rùa núi vàng, gà lôi trắng Câu 9 - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể - Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm - Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não → Thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất. ĐỀ SỐ 5. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Có cơ hoành là đặc điểm của loài nào? A. Ếch đồng. B. Thằn lằn. C. Thỏ. D. Chim bồ câu Câu 2. Chim bồ câu có bao nhiêu túi khí?
- A. 1 B. 5 C. 7 D. 9 Câu 3. Động vật nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần với trâu rừng nhất? A. Thằn lằn bóng đuôi dài. B. Chim bồ câu. C. Ngựa vằn. D. Cá chép. Câu 4. Vì sao nói cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn? A. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao. B. Vì số lần đẻ trứng ít nên mỗi lần phải đẻ nhiều trứng. C. Vì đẻ nhiều trứng sẽ làm tăng nhanh số lượng cá thế. D. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh. Câu 5. Động vật nào dưới đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Thủy tức. D. Giun đất. Câu 6. Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất? A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C. Động vật nguyên sinh. D. Động vật có xương sống. Câu 7. Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới? A. Đà điểu châu phi. B. Chim cánh cụt hoàng đế. C. Bồ nông châu Úc. D. Kền kền. Câu 8. Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật là? A. Do sự phun trào núi lửa.
- B. Do thiên tai, dịch bệnh bất thường. C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. D. Do hoạt động của con người. Câu 9. Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm nào dưới đây? A. Nhanh chóng tiêu diệt hết sinh vật gây hại. B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường. C. Đơn giản, dễ thực hiện. D. Tiết kiệm chi phí. Câu 10. Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “ bưu tá viên”? A. Bồ câu. B. Chim ưng C. Chim đại bàng. D. Chim sẻ. II. TỰ LUẬN Câu 11. So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng Cư, Bò Sát, Chim, Thú? Câu 12. Vì sao nói thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất? Câu 13. Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05 I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D C D B D A D B A II. TỰ LUẬN Câu 11:
- Câu 12 Nói thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất vì: - Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ. - Có lông mao bao phủ cơ thể. - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. - Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt. - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. Câu 13 * Lợi ích của đa dạng sinh học: - Cung cấp thực phẩm → nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người - Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo - Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc - Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu * Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi - Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư - Ô nhiễm môi trường * Bảo vệ đa dạng sinh học:
- - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài. HẾT .