Đề thi học kì I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1: Bón thúc là bón phân trong giai đoạn nào?

A. Bón phân vào đất trước khi gieo trồng.

B. Bón phân ngay sau khi trồng cây.

C. Bón phân sau khi thu hoạch.

D. Bón phân giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển.

Câu 2: Sử dụng loại phân nào khi bón thúc?

A. Phân hữu cơ

B. Phân hóa học

C. Phân vi sinh

D. Cả 3 loại phân trên.

Câu 3: Phân lân dùng bón lót vì có đặc điểm gì?

A. Ít hoặc không tan

B. Không tan hoàn toàn

C. Dễ tan

D. Dễ bay hơi

Câu 4: Bảo quản phân hóa học bằng các biện pháp nào?

A. Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng nilon

B. Để ở nơi cao ráo, thoáng mát

C. Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

D. Tất cả các biện pháp trên

docx 7 trang Thái Bảo 02/08/2024 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.docx

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ THI HK I MÔN CÔNG NGHỆ 7 NHÓM CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2021- 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút – Ngày thi: 20/12/2021 (Hãy chọn 1 đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau) Câu 1: Bón thúc là bón phân trong giai đoạn nào? A. Bón phân vào đất trước khi gieo trồng. B. Bón phân ngay sau khi trồng cây. C. Bón phân sau khi thu hoạch. D. Bón phân giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển. Câu 2: Sử dụng loại phân nào khi bón thúc? A. Phân hữu cơ B. Phân hóa học C. Phân vi sinh D. Cả 3 loại phân trên. Câu 3: Phân lân dùng bón lót vì có đặc điểm gì? A. Ít hoặc không tan B. Không tan hoàn toàn C. Dễ tan D. Dễ bay hơi Câu 4: Bảo quản phân hóa học bằng các biện pháp nào? A. Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng nilon B. Để ở nơi cao ráo, thoáng mát C. Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. D. Tất cả các biện pháp trên
  2. Câu 5: Vai trò của giống cây trồng A. Tăng năng suất B. Tăng chất lượng nông sản C. Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng D. Tất cả các vai trò A, B, C Câu 6: Tiêu chí của một giống cây trồng tốt gồm: A. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. B. Có chất lượng tốt C. Có năng suất cao và ổn định D. Tất cả các tiêu chí trên Câu 7: Hạt giống đem bảo quản phải đạt các điều kiện nào? A. Khô, mẩy, không lẫn tạp chất B. Tỉ lệ hạt lép thấp C. Không bị sâu, bệnh D. Tất cả các điều kiện trên Câu 8: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng B. Tăng năng suất cây trồng C. Tăng vụ gieo trồng D. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng Câu 9. Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  3. Câu 10: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào dễ thực hiện nhất? A. Phương pháp lai B. Phương pháp chọn lọc C. Phương pháp gây đột biến D. Phương pháp nuôi cấy mô Câu 11: Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12: Khi bị sâu, bệnh phá hoại, cây trồng có biểu hiện như thế nào? A. Sinh trưởng, phát triển kém B. Tốc độ sinh trưởng nhanh C. Tăng năng suất D. Chất lượng nông sản không thay đổi Câu 13: Cơ thể côn trùng gồm mấy phần? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do: A. Vi sinh vật gây hại B. Điều kiện sống bất lợi C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
  4. Câu 15: Côn trùng có mấy kiểu biến thái? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16: Kiểu biến thái hoàn toàn trải qua mấy giai đoạn? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 17: Ở kiểu biến thái hoàn toàn, giai đoạn nào côn trùng phá hoại mạnh nhất A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Sâu trưởng thành Câu 18: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng trừ sâu, bệnh? A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học Câu 19: Dùng tay bắt sâu là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh nào? A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp sinh học D. Biện pháp kiểm dịch thực vật
  5. Câu 20: Nhược điểm của biện pháp hóa học diệt trừ sâu, bệnh là: A. Khó thực hiện, tốn tiền B. Gây độc cho con người, vật nuôi C. Gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái D. Nhược điểm gồm cả B và C Câu 21: Nội dung của biện pháp canh tác là: A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu, bệnh B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt trừ sâu, bệnh C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng D. Dùng các sinh vật có ích để diệt sâu, bệnh Câu 22: Trong các biện pháp sau, biện pháp diệt trừ sâu, bệnh nào có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp kiểm dịch thực vật Câu 23: Bệnh cây là do các yếu tố nào gây ra? A. Nấm B. Vi rút C. Vi khuẩn D. Tất cả các yếu tố A, B, C Câu 24: Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng A. Phòng là chính B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ D. Tất cả các đáp án trên
  6. Câu 25: Mục đích của công việc cày đất là gì? A. Làm đất tơi xốp B. Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh C. Tăng độ phì nhiêu cho đất D. Đáp án A và B đều đúng Câu 26: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu bao nhiêu? A. 10 – 20 cm B. 20 – 30 cm C. 30 – 40 cm D. 40 – 50 cm Câu 27: Quy trình lên luống được tiến hành qua mấy bước A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 28: Lên luống trồng cây có tác dụng A. Dễ chăm sóc, chống ngập úng B. Nhìn cho đẹp, dễ chăm sóc C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng D. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng Câu 29: Dùng máy cày, bừa thay cho trâu, bò có ưu điểm là: A. Cần dụng cụ, máy móc phức tạp B. Làm nhanh hơn, ít tốn công sức C. Chi phí cao D. Dụng cụ đơn giản
  7. Câu 30: Bừa và đập đất có tác dụng gì? A. Xáo trộn lớp đất mặt B. Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân, san phẳng mặt ruộng C. Chống ngập úng, tạo tầng đất dày D. Tất cả đều đúng