Đề thi học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề 14 (Có đáp án)

Câu 1. Có thể làm cho các vật  nhiễm điện bằng cách nào ?
A. Hơ nóng vật.                  B. Bỏ vật vào nước nóng .
C. Cọ xát.                           D. Làm cách khác.
Câu 2. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?
A. Lực căng dây.      B. Lực kéo. 
C. Lực đẩy.       D. Lực hút.
Câu 3. Trong các thiết bị dưới đây thiết bị nào có khả năng tạo ra dòng điện?
A. Ấm điện.                         B. Nồi cơm điện.
C. Bàn là.                               D. Máy phát điện.
Câu 4. Tác dụng phát sáng của dòng điện không thể hiện ở hiện tượng nào sao đây:
A.  Khi có dòng điện chạy qua thì bóng đèn nóng lên.
B.  Khi có dòng điện chạy qua thì đèn bút thử điện sáng lên.
C.  Khi có dòng điện chạy qua thì bóng đèn sáng lên.
D.  Khi có dòng điện chạy qua thì quạt điện nóng lên.
Câu 5. Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng để chế tạo ra thiết bị nào:
A. Tủ lạnh.                                    B. Máy bơm.
C. Nam châm điện.                       D. Tivi.
docx 3 trang Thái Bảo 31/07/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề 14 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_vat_li_lop_7_de_14_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề 14 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 14 Môn: Vật Lý 7 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm khách quan ( 5 điểm ) Chọn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất rồi viết vào giấy kiểm tra: Câu 1. Có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách nào ? A. Hơ nóng vật. B. Bỏ vật vào nước nóng . C. Cọ xát. D. Làm cách khác. Câu 2. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào? A. Lực căng dây. B. Lực kéo. C. Lực đẩy. D. Lực hút. Câu 3. Trong các thiết bị dưới đây thiết bị nào có khả năng tạo ra dòng điện? A. Ấm điện. B. Nồi cơm điện. C. Bàn là. D. Máy phát điện. Câu 4. Tác dụng phát sáng của dòng điện không thể hiện ở hiện tượng nào sao đây: A. Khi có dòng điện chạy qua thì bóng đèn nóng lên. B. Khi có dòng điện chạy qua thì đèn bút thử điện sáng lên. C. Khi có dòng điện chạy qua thì bóng đèn sáng lên. D. Khi có dòng điện chạy qua thì quạt điện nóng lên. Câu 5. Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng để chế tạo ra thiết bị nào: A. Tủ lạnh. B. Máy bơm. C. Nam châm điện. D. Tivi. Câu 6. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây: A. Tác dụng sinh lý. B. Tác dụng phát ra âm thanh. C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng phát ra hình ảnh. Câu 7. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là: A. Thanh sắt khô. B. Một đoạn ruột bút chì. C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thuỷ tinh. Câu 8. Vật bị nhiễm điện là vật: A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. Có khả năng hút các vật nhẹ khác. C. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác. D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. Câu 9. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt: A. Êlectron tự do. B. Hạt nhân C. Hạt nhân và êlectron. D. Không có loại hạt nào cả.
  2. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin. C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào. II. Phần tự luận (5 điểm). Câu 11. Cho các thiết bị sau: 1 acquy, 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng, dây dẫn. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm các thiết bị trên. Xác định chiều dòng điện trong mạch? Câu 12. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người sẽ gây ra tác hại gì? Câu 13. a. Tại sao cánh quạt điện hoạt động liên tục mà lại dính rất nhiều bụi bám vào? b. Giải thích sự hình thành sấm sét mỗi khi có trời mưa?
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Câu Đáp án Điểm 1 C 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 A, D 0,5 5 C 0,5 6 B, D 0,5 7 A, B 0,5 8 B 0,5 9 A 0,5 10 A 0,5 + - 11 1,5 k - Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người dòng điện sẽ làm 12 cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh tê 1.5 liệt. Có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. a. Khi quạt điện hoạt động cánh quạt cọ sát với không khí làm 1 13 cho cánh quạt bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí. Dẫn đến dù quay liên tục nhưng cánh quạt vẫn bám bụi. b. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện 1 thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện đó là sự hình thành sấm sét.