Đề thi học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm và biểu điểm)
Câu 1: Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?
A. Đưa thước nhựa vào cực dương của nguồn điện. C. Hơ nóng thước nhựa
B. Cọ xát thước nhựa vào vải khô. D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện.
B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.
C. Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?
A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. C. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin.
B. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo hiệu điện thế ?
A. Vôn kế B. Ampe kế C. Đồng hồ D. Lực kế
Câu 5: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí?
A. Đèn LED C. Đèn dây tóc đui xoáy
B. Đèn dây tóc đui cài D. Đèn bút thử điện.
Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt ?
A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng dây dẫn điện.
D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
A. Đưa thước nhựa vào cực dương của nguồn điện. C. Hơ nóng thước nhựa
B. Cọ xát thước nhựa vào vải khô. D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện.
B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.
C. Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?
A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. C. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin.
B. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo hiệu điện thế ?
A. Vôn kế B. Ampe kế C. Đồng hồ D. Lực kế
Câu 5: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí?
A. Đèn LED C. Đèn dây tóc đui xoáy
B. Đèn dây tóc đui cài D. Đèn bút thử điện.
Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt ?
A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng dây dẫn điện.
D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_vat_li_lop_7_de_1_co_huong_dan_cham_va_bieu.docx
Nội dung text: Đề thi học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm và biểu điểm)
- ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn: Vật Lý 7 Thời gian: 45 phút I. Bài tập trắc nghiệm. ( 3 điểm) Câu 1: Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện? A. Đưa thước nhựa vào cực dương của nguồn điện. C. Hơ nóng thước nhựa B. Cọ xát thước nhựa vào vải khô. D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện. B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện. C. Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện. D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện. Câu 3: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. C. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. B. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo hiệu điện thế ? A. Vôn kế B. Ampe kế C. Đồng hồ D. Lực kế Câu 5: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí? A. Đèn LED C. Đèn dây tóc đui xoáy B. Đèn dây tóc đui cài D. Đèn bút thử điện. Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt ? A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh. C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng dây dẫn điện. D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm. II. Bài tập tự luận ( 7 điểm) Câu 1 (1 điểm): Đổi đơn vị: 1,375A = mA 40mV = V 125mA = A 0,25V = mV Câu 2 (1,5 điểm): Tại sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? Câu 3 (2 điểm ): Thế nào là chất cách điện, vật liệu cách điện ? Nêu ví dụ ? Câu 4 (2,5 điểm): Cho mạch điện gồm nguồn điện (2pin) ; 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp; 1ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch; 1 khóa K; dây dẫn.
- a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và vẽ thêm chốt dương (+), chốt (-) của ampe kế, chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng. b. Dựa vào sơ đồ mạch điện trên; biết số chỉ ampe kế là 1,5A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là UĐ1= 2,4V và hiệu điện thế giữa hai đầu cả 2 đèn là U= 4,9V. Tính : Cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 (UĐ2). HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: VẬT LÝ Khối: 7 I. Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi ý đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đề chẵn B D B A D C II. Tự luận: (7đ) Đề chẵn Câu 1 1,375A=1375mA 125mA = 0,125A 40mV = 0,04V 0,25V = 250V Câu 2 Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. Câu 3 Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện. VD: Nước nguyên chất, không khí, cao su, Câu 4 a, Vẽ đúng sơ đồ mạch điện Ghi đúng chốt + - của ampe kế Xác định đúng chiều dòng điện b, Tính I = I1 = I2 = 1,5A U = UĐ1 + UĐ2 UĐ2 = U - UĐ1 UĐ2 = 4,9 – 2,4 = 2,5 V