Đề thi học kì 2 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cù Chính Lam (Có đáp án)
Câu 1: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí?
A. Đèn pin C. Đèn dây tóc đui xoáy
B. Đèn dây tóc đui cài Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai? | D. Đèn bút thử điện. |
A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện.
B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.
C. Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?
A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh.
B. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin.
D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo hiệu điện thế ?
A. Vôn kế C. Đồng hồ B. Ampe kế D. Lực kế
Câu 5: Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?
A. Đưa thước nhựa vào cực dương của nguồn điện.
B. Cọ xát thước nhựa vào vải khô.
C. Hơ nóng thước nhựa
D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cù Chính Lam (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAM ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 7 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ THI SỐ 1 I. Bài tập trắc nghiệm. ( 5 điểm) Câu 1: Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí? A. Đèn pin C. Đèn dây tóc đui xoáy B. Đèn dây tóc đui cài D. Đèn bút thử điện. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện. B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện. C. Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện. D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện. Câu 3: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. B. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. C. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo hiệu điện thế ? A. Vôn kế C. Đồng hồ B. Ampe kế D. Lực kế Câu 5: Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện? A. Đưa thước nhựa vào cực dương của nguồn điện. B. Cọ xát thước nhựa vào vải khô. C. Hơ nóng thước nhựa D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng. Câu 6: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt ? A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh. C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng dây dẫn điện. D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm. Câu 7: Vật liệu nào sau đây thường được dùng để làm vật dẫn điện? A. Bạc, đồng, nước nguyên chất. C. Nhựa, cao su, vàng. B. Bạc, đồng, vàng D. Thủy tinh, gỗ khổ, gỗ ẩm. Câu 8: Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau. B. Hai thanh nhựa này hút nhau. C. Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau. D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy, sau đó hút nhau.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Liên hệ giữa vôn với miliamvôn là : 1V = 1000mV. B. Liên hệ giữa vôn và kilovon là : 1V = 0,01 kV. C. Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. D. Dụng cụ để đo hiệu điện thế là vôn kế. Câu 10: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào sau đây, khi chúng hoạt động bình thường? A. Công tắc C. Đèn báo của tivi B. Máy bơm nước chạy điện D. Dây dẫn điện ở gia đình. Câu 11: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai? A. 1,28 A = 1280mA C. 32mA = 0,32 A B. 0,35 A = 350 mA D. 425 mA = 0,425 A Câu 12: Điền đúng sai trong các câu sau: Caâu Ñuùng Sai 1) Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. 2) Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. 3) Dòng điện có tác dụng hóa học khi mạ đồng một chiếc đồng hồ. 4) Tác dụng nhiệt có lợi đối với bóng đèn dây tóc đang sáng. 5) Cơ thể người là một vật dẫn điện. Câu 13 : Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh: Cột A Cột B 1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật A. đẩy một thanh nhựa nhiễm điện âm 2. Vật nhiễm điện có khả năng B. hút một thanh nhựa nhiễm điện âm 3. Thanh nhựa nhiễm điện âm C. bằng cách cọ xát 4. Thanh thủy tinh nhựa nhiễm điện dương D. hút các vật khác 1- 2- 3- 4- II. Bài tập tự luận ( 5 điểm) Câu 1 (3 điểm): Cho mạch điện gồm 1 nguồn điện (2pin) ; 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp; 1ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch; 1 khóa K; dây dẫn. a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và vẽ thêm chốt dương (+), chốt (-) của ampe kế, chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng. b. Trong sơ đồ mạch điện trên; biết số chỉ ampe kế là 1,5A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là UĐ1= 2,4V và hiệu điện thế giữa hai đầu cả 2 đèn là U= 4,9V. Tính : Cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 (UĐ2). Câu 2 (2 điểm ): Thế nào là chất cách điện, vật liệu cách điện ? Nêu ví dụ ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi ý đúng 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai D D B A B C B A B C C Câu 12: Đ, S, Đ, S, Đ. Câu 13: 1-C, 2-D, 3-A, 4-B. II. Tự luận: (5đ) Câu 1 a, Vẽ đúng sơ đồ mạch điện Ghi đúng chốt + - của ampe kế Xác định đúng chiều dòng điện b, Tính I = I1 = I2 = 1,5A U = UĐ1 + UĐ2 UĐ2 = U - UĐ1 UĐ2 = 4,9 – 2,4 = 2,5 V Câu 2 Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện. VD: Nước nguyên chất, không khí, cao su, ĐỀ THI SỐ 2 I. Bài tập trắc nghiệm. ( 5 điểm) Câu 1: Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt C. Tác dụng từ B. Tác dụng phát sáng D. Tác dụng hóa học Câu 2: Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế? A. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. B. Giữa hai cực của một acquy trong mạch kín thắp sáng bóng đèn. C. Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện. D. Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn. Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi : A. Máy bơm nước C. Quạt điện B. Nồi cơm điện. D. Ti-vi Câu 4: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo cường độ dòng điện ? A. Vôn kế C. Đồng hồ B. Ampe kế D. Lực kế Câu 5: Vì sao dòng điện có tác dụng từ ? A . Vì dòng điện có làm sáng bóng đèn bút thử điện. B . Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh . C . Vì dòng điện có khả năng làm nóng dây dẫn điện. D . Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 6: Chọn phát biểu sai trong các câu sau: A. Mọi đèn phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn. C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao. D. Đèn điôt phát quang ( đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua một chiều nhất đinh. Câu 7: Ba vật liệu nào sau đây thường được dùng để làm vật cách điện? A. Sơn, gỗ, cao su C. Nhựa, sứ, thủy tinh. B. Nhựa, sứ, không khí D. Nilong, sứ, nước nguyên chất. Câu 8: Hai quả bóng bay được thổi phồng có kích cỡ bằng nhau, được treo bằng sợi chỉ sau khi cọ xát và đưa lại gần nhau. Thấy hai quả bóng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây đúng? A. Một quả bóng bị nhiễm điện, quả kia không. B. Hai quả bị nhiễm điện khác loại. C. Hai quả bóng đều không bị nhiễm điện. D. Hai quả bóng bị nhiễm điện cùng loại. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Liên hệ giữa ampe với miliampe là : 1A = 1000mA. B. Liên hệ giữa miliampe và ampe là : 1mA = 0,01 A. C. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. D. Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế. Câu 10: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Làm tê liệt thần kinh C. Hút các vụn giấy B. Làm quay kim nam châm D. Làm nóng dây dẫn Câu 11: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai? A. 4,7 V = 4700mV C. 70mA = 0,7 A B. 0,31 V = 310 mV D. 475 mA = 0,475 A Câu 12: Điền đúng sai trong các câu sau: Caâu Ñuùng Sai 1) Dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển có hướng. 2) Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. 3) Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người làm cơ co giật, thần kinh bị tê liệt, gây nguy hiểm đến tính mạng 4) Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt khi thắp sáng bóng đèn điện. 5) Cơ thể người là một vật không dẫn điện. Câu 13: Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh: Cột A Cột B 1. Các vật nhiễm điện cùng loại A. Thì hút nhau 2. Các vật nhiễm điện khác loại B. Nhận thêm electron
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 3. Vật nhiễm điện âm nếu C. Mất bớt electron 4. Vật nhiễm điện dương nếu D. Thì đẩy nhau 2- 2- 3- 4- II. Bài tập tự luận ( 5 điểm): Câu 1: ( 3 điểm) Cho mạch điện gồm 1 nguồn điện (2pin) ; 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp; 1ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch; 1 khóa K ; dây dẫn. a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và vẽ thêm chốt dương (+), chốt (-) của ampe kế, chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng. b. Trong sơ đồ mạch điện trên; biết số chỉ ampe kế là 1A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là UĐ1= 1,8V và hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện U= 3V. Tính : Cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 (UĐ2) ? Câu 2: (2 điểm ) Thế nào là chất dẫn điện, vật liệu dẫn điện ? Nêu ví dụ ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. Trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 C C B B D A C D B C C Câu 12: Đ, Đ, Đ, S, S. Câu 13: 1-D, 2-A, 3-B, 4-C. II. Tự luận: (5đ) Câu 1: a, Vẽ đúng sơ đồ mạch điện Ghi đúng chốt + - của ampe kế Xác định đúng chiều dòng điện b, Tính I = I1 = I2 = 1A U = UĐ1 + UĐ2 UĐ1 = U - UĐ2 UĐ1 = 3 – 1,8 = 1,2V Câu 2: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện. VD: Chất dẫn điện là bạc, vàng, sắt, ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1: (1,5 điểm) 1) Khi có dòng điện chạy qua, dụng cụ nào sau đây có tác dụng cơ ? A. Nồi cơm điện. B. Bàn là. C. Máy bơn nước. D. Bếp điện. 2) Vật nào dưới đây là vật dẫn điện ? A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn ruật bút chì
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai B. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh. 3) Vật nào dưới đây có tác dụng từ ? A. Một pin còn mới đặt riêng trên mặt bàn. B. Một mảnh ni lông đã được cọ xát mạnh. C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. D. Một đoạn băng dính. Câu 2: (3,5 điểm) a) Để đo cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ gì? Nhận biết am pe kế bằng cách nào? Cách mắc am pe kế vào mạch ? b) Hãy nêu giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người ? Câu 3: (3,0 điểm) Trên một bóng điện có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn có hiệu điện thế U1 = 3V thì đòng điện chạy qua đèn có cường độ I1. Khi đặt vào hiệu điện thế U2 = 6V thì cường độ dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2 . a. So sánh I1 và I2 b. Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao ? Câu 4: (2,0 điểm) Cho một mạch đèn 2 pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, dây dẫn nối và công tắc. a. Vẽ sơ đồ mạch điện ? b. Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn có đặc điểm gì? Tại sao? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1: (1,5 điểm). Mỗi ý đúng 0,5 điểm. 1) Đáp án: C. Máy bơn nước. 2) Đáp án: B. Một đoạn ruật bút chì. 3) Đáp án: C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. Câu 2: (3,5 điểm) a) Để đo cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ Am pe kế. (0,25 điểm) - Nhận biết trên mặt có ghi chữ: A hoặc mA. (0,25 điểm) - Am pe kế được mắc nối tiếp vào mạch sao cho chốt dương của am pe kế được mắc về phía cực dương (+) của nguồn. Chốt âm (-) của am pe kế được mắc về phía cực âm của nguồn. (1,0 điểm) b) Giới hạn nguy hiểm dòng điện, hiệu điện thế đi qua cơ thể người có: - Cường độ 10mA gây cảm giác khó chịu. (0,25 điểm) - Cường độ 15mA gây đau đớn (0,25 điểm) - Cường độ 25mA đi qua ngực gây tổn thương cho tim. (0,5 điểm) - Cường độ 70mA làm choáng ngất, bỏng nặng và nguy hiểm đến tính mạng. Tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên tim ngừng lập. (1,0 điểm) Câu 3: (3,0 điểm) a. So sánh I1 < I2 (1,0 điểm) - Vì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua đèn càng lớn. (1,0 điểm)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b. Phải đặt hai đầu bóng đèn vào hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường. Vì 6V là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn. (1,0điểm) Câu 4: (2,0 điểm) a. Vẽ sơ đồ mạch điện. (1,0 điểm) b. Cường độ dòng điện chạy qua hai bóng đèn như nhau. Vì mạch mắc nối tiếp nên : I1 = I2 (1,0 điểm) ĐỀ THI SỐ 4 Câu 1: (1,5 điểm) 1) Vật nào dưới đây là vật dẫn điện ? A.Thanh gỗ khô. B. Một đoạn ruật bút chì. C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh. 2) Vật nào dưới đây có tác dụng từ ? A. Một pin còn mới đặt riêng trên mặt bàn. B. Một mảnh ni lông đã được cọ xát mạnh. C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. D. Một đoạn băng dính. 3) Đơn vị nào sau đây dùng để đo cường độ dòng điện ? A. Am pe hoặc mili am pe. B. Am pe kế. C. Vôn hoặc mili vôn. C. Vôn kế. Câu 2: (3,5 điểm) a) Có mấy loại điện tích? Các vật mang điện tích khi đưa lại gần nhau chúng tương tác với nhau như thế nào ? b) Nêu tác dụng nhiệt những của dòng điện? Cho 2 ví dụ minh hoạ ? Câu 3: (3,0 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. a. So sánh I1 và I2. Giải thích ? b. Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Vì sao ? Câu 4: (2,0 điểm) Dùng các kí hiệu đã học (Pin, bóng đèn, công tắc, dây dẫn điện). Vẽ sơ đồ mạch điện của mạch điện cho bởi (hình) dưới đây. Khi đóng công tắc. Xác định chiều của dòng điện chạy trong mạch điện đó? Một bóng đèn có ghi 6V khi mắc vào mạch đèn sáng bình thường được không? Tại sao? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4 Câu 1: Hình 2
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 1) B. Một đoạn ruật bút chì. 2) C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. 3) A. Am pe hoặc mili am pe. Câu 2: a) Các loại điện tích: Có 2 loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-) - Khi đưa các vật mang điện tích lại gần nhau thì chúng tương tác với nhau: Các vật nhiễm điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. b) Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn điện thông thường làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt. * Ví dụ: Khi có dòng điện chạy qua bàn là làm cho bàn là nóng lên. - Khi có dòng điện chạy qua bếp điện làm cho bếp điện đó nóng lên. Câu 3: a. So sánh: I2 > I1 Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn. b. Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường. Vì 6V là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn. Câu 4: - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện: Đ - Xác định đúng chiều của dòng điện. chạy trong mạch (như hình vẽ). - Khi mắc bóng đèn 12V vào mạch điện đèn không sáng. Vì mạch điện chỉ có hiệu điện thế định mức 1,5V nên hiệu thế, cường độK dòng- điệ+n chạy qua đèn chưa đạt tới định mức đã ghi trên đèn để sáng bình thường. Hình v ẽ ĐỀ THI SỐ 5 A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái A,B,C,D câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: (0,5 điểm) Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? A. Cọ xát. B. Hơ nóng vật. C. Bỏ vật vào nước nóng. D. Làm cách khác. Câu 2: (0,5 điểm) Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận: A. Chúng đều bị nhiễm điện âm. B. Chúng nhiễm điện khác loại. C. Chúng đều bị nhiễm điện dương. D. Các nhận định trên đều sai. Câu 3: (0,5 điểm) Vật nào dưới đây là vật dẫn điện: A. Một đoạn ruột bút chì. B. Một đoạn dây nhựa. C. Một thỏi sứ. D. Một mảnh gỗ khô. Câu 4: (0,5 điểm) Nam châm điện có thể hút được các: A. Vụn giấy. B. Vụn nilong. C. Vụn sắt. D. Vụn đồng. Câu 5: (0,5 điểm) Nếu sơ ý chạm vào dây dẫn có dòng điện đi qua cơ thể làm cho: A. Tim ngừng đập. B. Cơ bị co giật.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Ngạt thở, thần kinh tê liệt. D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 6: (0,5 điểm) Sơ đồ mạch điện nào sau đây là sơ đồ xác định đúng chiều quy ước của dòng điện: - + - + + - + - B. Tự luận (7 Điểm): B. C. D. Câu 7: (A3. điểm) Chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ về chất dẫn điện, 3 ví dụ về chất cách điện? Câu 8: (2 điểm) a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Bộ nguồn điện hai pin mắc nối tiếp nhau, công tắc đang đóng, dây nối, bóng đèn. b. Xác định chiều dòng điện theo quy ước trên sơ đồ của mạch điện đó. Câu 9: (2 điểm) Hãy giải thích tại sao càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 A. Trắc nghiệm khách quan 1 2 3 4 5 6 A B A C D D B. Tự luận Câu 7: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Ví dụ: Đồng, nhôm, sắt - Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Ví dụ: Nhựa, sứ, cao su. Câu 8: K + - . . Câu 9: Càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải là vì khi lau do vải bông khô cọ xát vào màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi nên đã làm cho chúng bị nhiễm điện.