Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi (Có đáp án)
Câu 1: Trẻ em Việt Nam có quyền:
A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ
B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ
C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc
D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí
Câu 2: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 2/7/1976
B. Ngày 2/5/1976
C. Ngày 2/7/1975
D. Ngày 2/6/1976
Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải gây ô nhiễm môi trường?
A. Súc rửa bình thuốc trừ sâu trong nguồn nước.
B. Xác động vật được đào hố chôn cất đúng quy định.
C. Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.
D. Xây bể xi măng chôn chất độc hại.
Câu 4: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức?
A. Tôn giáo
B. Mê tín dị đoan
C. Tin vào siêu nhiên
D. Tín ngưỡng
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_2021_202.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: GDCD 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề số 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Em hãy ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 7). Câu 1: Trẻ em Việt Nam có quyền: A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí Câu 2: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 2/7/1976 B. Ngày 2/5/1976 C. Ngày 2/7/1975 D. Ngày 2/6/1976 Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải gây ô nhiễm môi trường? A. Súc rửa bình thuốc trừ sâu trong nguồn nước. B. Xác động vật được đào hố chôn cất đúng quy định. C. Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch. D. Xây bể xi măng chôn chất độc hại. Câu 4: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức? A. Tôn giáo B. Mê tín dị đoan C. Tin vào siêu nhiên D. Tín ngưỡng Câu 5: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường? A. Thả động vật hoang dã về rừng. B. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở C. Phá rừng để trồng cây lương thực. D. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc. Câu 6: Di sản văn hoá nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể?
- A. Cố đô Huế. B. Không gian cồng chiêng Tây Nguyên C. Phố cổ Hội An. D. Thánh địa Mĩ Sơn. Câu 7: Ủy ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào bầu ra? A. Nhân dân bầu ra. B. Chính phủ bầu ra. C. Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra. D. Hội đồng nhân dân bầu ra. Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau Tôn giáo là một hình thức (1) có hệ thống (2) , với những quan niệm, giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái (3) và những (4) thể hiện sự sùng bái ấy. A. (1) Tổ chức; (2) Thần linh; (3) Tín ngưỡng; (4) Hình thức lễ nghi. B. (1) Tín ngưỡng; (2) Tổ chức; (3) Thần linh; (4) Hình thức lễ nghi . C. (1) Hình thức lễ nghi ; (2) Tổ chức; (3) Thần linh; (4) Tín ngưỡng . B. (1) Tổ chức ; (2) Tín ngưỡng; (3) Hình thức lễ nghi ; (4) Thần linh. Câu 9. Hãy ghép nối số thứ tụ đầu ý ở cột A với chữ cái đầu ý ở cột B sao cho đúng. VD: 1- a ; 2 – b ; A – Hành vi B – Hình thức 1. Xem bói 2. Yểm bùa. a. Tín ngưỡng. 3. Hầu đồng (hầu bóng) b. Tôn giáo. 4. Đạo Phật c. Mê tín dị đoan 5. Đạo Thiên Chúa 6. Thắp hương thờ cúng tổ tiên. B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Môi trường là gì? Phân tích vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người? Câu 2 (2,0 điểm). Có ý kiến cho rằng “Người có đạo là người có tín ngưỡng” Em có đồng ý không? Vì sao? Hãy cho biết Tín ngưỡng là gì? lấy 2 ví dụ? Mê tín dị đoan là gì? lấy 2 ví dụ? Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải làm gì?. Câu 3 (3 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi:
- Tình huống: Chị Hiền và gia đình chị đều theo đạo Phật. Đến khi lấy chồng, chị muốn thôi không theo đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa cùng với đạo của chồng chị. Biết tin, mẹ chị Hiền không đồng ý và đã tìm cách cản trở chị theo đạo Thiên Chúa. a. Hành vi của mẹ chị Hiền là đúng hay sai? Vì sao? b. Theo em, chị hiền cần phải làm gì trong tình huống này? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B D C A C B Câu 9: Dạng câu hỏi ghép nối (1 điểm). 1 – c; 2 – c; 3 – a; 4- b; 5 – b; 6 – a. B. PHẦN TỰ LUẬN. Câu Nội dung Điểm * Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. 1,0 * Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người 1 - Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người sẽ không thể tồn tại được. 1,0 - Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 0,25 * Đồng ý: Người có đạo là người có tín ngưỡng . 0,25 Vì tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng. * Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời ví dụ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ông thần tài, ông địa, thờ phật 0,5 2 * Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. Ví dụ như xem bói, chữa bệnh bằng phù phép, coi tướng, coi tay * Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải xóa bỏ, bài trừ, lên án, phê phán những 0,5 hành vi sai phạm, tuyên truyền mọi người phòng chống mê tín dị đoan vì nó làm ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí cả tính mạnh con người. Chú ý: HS có thể lấy ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm. 0,5 a. Hành vi của mẹ chị Hiền là sai. Vì chị Hiền có quyền tự do tín ngưỡng, có thể theo 1,5 3 hay không theo tôn giáo nào, có thể từ bỏ tôn giáo này chuyển sang tôn giáo khác và không ai được quyền cản trở.
- b.Theo em, chị Hiền cần phải thuyết phục mẹ và cho mẹ hiểu thêm về thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 1,5 2. Đề số 2 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 02 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm). * Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.25 điểm/câu) Câu 1: Trẻ em Việt nam có quyền: A.Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ B.Quyền giáo dục, quyền bảo vệ C.Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc D.Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí Câu 2: Ngày môi trường thề giới là A.5/6 B. 6/5 C.15/6 D.16/5 Câu 3: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của? A. của nông dân. B. của cán bộ kiểm lâm. C. của tất cả mọi người. D. của chính phủ. Câu 4: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức? A.Tôn giáo B. Mê tín dị đoan C.Tin vào siêu nhiên D.Tín ngưỡng Câu 5: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường? A. Thả động vật hoang dã về rừng. C. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc. D. Phá rừng để trồng cây lương thực. Câu 6: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
- A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. B. Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập với cộng đồng. C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc. D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2đ) Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 3: (2 điểm) Có ý kiến cho rằng “Người có đạo là người có tín ngưỡng” Em có đồng ý không? Vì sao? Hãy cho biết Tín ngưỡng là gì? lấy 2 ví dụ? Mê tín dị đoan là gì? lấy 2 ví dụ? Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải làm gì? Câu 3: (3 điểm) Bộ máy nhà nước ta bao gồm những loại cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào? Câu 4. (1 điểm) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt mà em biết? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Đáp án 1 2 3 4 5 6 Câu C A C D D C II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2đ) a/ Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. (1 đ). b/ HS nêu được những việc bản thân làm được như sau: (nêu được 4 ý mỗi ý 0.25đ) - Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi ở. - Trồng và chăm sóc cây xanh. - Tuyên truyền vận động bạn bè, người dân bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc các hoạt động do địa địa phương tổ chức. Câu 2: (3 điểm) * Đồng ý: Người có đạo là người có tín ngưỡng (0,25 đ) Vì tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng(0,25 đ) * Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời (0,25 đ) ví dụ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ông thần tài, ông địa, thờ phật (0,25 đ) * Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. (0,25 đ) Ví dụ như xem bói, chữa bệnh bằng phù phép, coi tướng, coi tay (0,25 đ) * Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải xóa bỏ, bài trừ, lên án, phê phán những hành vi sai phạm, (0,25 đ) tuyên truyền mọi người phòng chống mê tín dị đoan vì nó làm ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí cả tính mạnh con người.(0,25đ)
- Chú ý: HS có thể lấy ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm. Câu 3: (2 điểm) Bộ máy nhà nước chia làm 4 cấp: cấp trung ương, (0,25 đ) cấp tỉnh, (0,25 đ) cấp huyện, (0,25 đ) cấp xã (0,25 đ) Bộ máy nhà nước chia làm 4 loại cơ quan: - Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã). (0,25 đ) - Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp. (0,25 đ) - Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự. (0,25 đ) - Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân (Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự). (0,25 đ) Mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động thống nhất với nhau Câu 4. (1 điểm) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt: - Tài nguyên Rừng. Nước 3. Đề số 3 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 03 Câu 1: Nêu bổn phận của trẻ em? Liên hệ việc thực hiện bổn phận đó của bản thân em. Câu 2: Vì sao chúng ta lại phải bảo vệ môi trường? Câu 3: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: - Bổn phận của trẻ em: + Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. + Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác. + Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. + Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. + Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng các chất kính thích có hại cho sức khỏe. - Liên hệ bản thân: Cần làm tốt bổn phận của trẻ em. + Biết yêu quê hương, Tổ quốc mình. + Không làm sai pháp luật, không lấy trộm đồ của người khác. + Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- + Chăm chỉ học tập. + Không rơi vào các tệ nạn xã hội. Câu 2: - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường. - Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. - Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Câu 3: Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. Câu 4: - Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. - Những kinh nghiệm đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. 4. Đề số 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 04 Câu 1: Nêu những qui địnhcủa pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa? Câu 2: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Như thế nào là mê tín dị đoan? Em hãy kể tên một số hoạt động em cho là mê tín dị đoan. Câu 3: Thành nghe Huy nói Quốc hội và chính phủ là hai cơ quan có vị trí ngang nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cao nhất ở trung ương? Thành băn khoăn không biết huy nói có đúng không? Em có thể nói gì để giúp Thành giải tỏa nỗi băn khoăn này? Câu 4: Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Nêu những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa? - Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. - Nghiêm cấm các hành vi: + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá. + Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh. + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
- + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Câu 2: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Như thế nào là mê tín dị đoan? Em hãy kể tên một số hoạt động em cho là mê tín dị đoan. - Tín ngưỡng : là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như : thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo : là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Các tôn giáo cụ thể còn được gọi là đạo. (đạo thiên chúa, đạo tin lành, .) - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: có nghĩa là : công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào ; Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. - Mê tín dị đoan là: tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên(như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, ), dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy cần đấu tranh chống mê tín, dị đoan. Câu 3: Thành nghe Huy nói Quốc hội và chính phủ là hai cơ quan có vị trí ngang nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cao nhất ở trung ương? Thành băn khoăn không biết huy nói có đúng không? Em có thể nói gì để giúp Thành giải tỏa nỗi băn khoăn này? - Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại nhất của quốc gia. - Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, do quốc hội bầu ra , là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Như vậy là bạn Huy nói sai. Câu 4: Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân? - Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên: + Em sẽ khuyên ngăn những người ấy, giải thích cho họ thấy hành vi của họ là không tốt, đáng lên án. + Nếu không được, em báo cáo với chính quyền địa phương, tố cáo hành vi ấy để mọi người học tập, giữ cho môi trường sống luôn trong lành. 5. Đề số 5 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 7- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 05 Câu 1: Em hãy nêu 4 việc làm của mê tín dị đoan? Câu 2: Kể tên 4 di sản văn hoá ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? Câu 3: Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số hình ảnh, bài viết của một nhóm người về mê tín dị đoan. Đây là hiện tượng tiêu cực của xã hội đang được mọi người quan tâm. Em hãy nêu nguyên nhân, hâu quả và trình bày phương hướng hành động để góp phần giảm thiểu hiện tượng tiêu cực trên?
- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Bốn việc làm mê tín dị đoan - Chữa bệnh bằng phù phép. - Cho con uống nước "thánh" để chữa bệnh. - Đi xem bói. - Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao. Câu 2: Bốn di sản văn hóa ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. - Thánh địa Mĩ Sơn. - Vịnh Hạ Long - Cồng chiêng Tây Nguyên. - Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 3: Nguyên nhân: - Do thiếu sự hiểu biết của bản thân. - Do tin một cách mù quáng, nhảm nhí không có thật. - Do bị lôi kéo, lợi dụng, lòng tin của kẻ xấu. Hậu quả: - Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tiền của, thời gian, sức khỏe, ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Khắc phục: - Tích cực học tập; giải thích bạn bè, gia đình biết tác hại của mê tín dị đoan; không nghe theo lời xúi dục của người khác; khi phát hiện hành vi mê tín báo ngay cơ quan công an.