Đề thi học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)
Câu 1. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là
A. Dùi trống. B. Mặt trống. C. Tang trống. D. Viền trống.
Câu 2. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm
A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động.
C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động.
Câu 3. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào
A. Độ căng của mặt trống. B. Kích thước của rùi trống.
C. Kích thước của mặt trống. D. Biên độ dao động của mặt trống.
Câu 4. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là
A. Anh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât.
C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.
D. Ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)
- ĐỀ THI HK1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 QUANG TRUNG MÔN VẬT LÝ 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1. I)Trắc nghiệm(5đ): 1/. Khoanh tròn chöõ caùi đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng nhất. ( 3 điểm ) Câu 1:. Một bóng đèn thắp sáng ở gia đình sáng bình thường với dòng điện có cường độ 0,45 A. Cần sử dụng lọai cầu chì nào để lắp vào mạch điện thắp sáng bóng đèn này là hợp lý ? A. Lọai cầu chì 0,2 A B. Lọai cầu chì 0,5 A C. Loại cầu chì 1A D. Loại cầu chì 3A Câu 2:. Bóng đèn pin Sáng bình thường với dòng điện có cường độ bằng 0,4 A.Dùng Ampe Kế nào sau đây là phù hợp nhất để do cường độ dòng điện qua bóng đèn pin ? A. Ampe kế có GHĐ là 50 m A B. Ampe kế có GHĐ là 500 m A C Ampe có GHĐ là 1 A D. Ampe kế có GHĐ là 4A Câu 3:Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn: A. Bằng không thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ bằng không B.Càng nhỏ thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn C.Càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng nhỏ D. Khác không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. Câu 4: Dòng điện có cường độ tới hạn là bao nhiêu (ở mạng điện sinh hoạt trong gia đình) làm co cơ rất mạnh, không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải: A. 10 mA B.1 mA C . 5 A D . 10 A Câu 5: Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây bị nhiễm điện là do: A. Sự cọ xát mạnh giữa các giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao B. Sự cọ xát mạnh giữa các đám mây C. Gió làm cho các đám mây bị nhiễm điện D. Cả ba câu trên đều đúng Câu 6: Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt thì cuộn dây này có khả năng gì?
- A.Hút các vụn giấy viết. B. Hút các vụn nhôm. C.Hút các vụn đồng. D.Hút các vụn sắt 2/. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống : ( 2 điểm ) 1. Ở trang thái bình thường nguyên tử về điện. 2. Vật dẫn điện nóng lên khi có chạy qua. 3. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua và các thiết bị điện đến của nguồn điện 4.Các vật nhiễm điện thì đẩy nhau, thì hút nhau. II. TỰ LUẬN : (5đ) 1 ( 2 điểm ) . a. Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm: Một ắcquy, hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song và 1 công tắc đóng . b. Trong mạch điện trên , nếu tháo bớt một bóng đèn thì bóng đèn còn lại có sáng hay không? Sáng mạnh hơn hay yếu hơn lúc trước 2.( 3 điểm ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: a. Biết U13 = 9V ; U12 = 6V. Tính : U23 b. Biết I1 = 0,5 A . Tính I2 ( I1 là cường độ dòng điện của bóng đèn 1 I2 là cường độ dòng điện của bóng đèn 2) ĐÁP ÁN I)Trắc nghiệm(5đ): 1/Chọn đáp án đúng 1 2 3 4 5 6 B B A A A D
- 2/. Dùng từ(cụm từ) thích hợp điền vào chổ trống (3đ)?. ( Mỗi câu đúng 0,5 điểm) 1. Trung hoà 2. Dòng điện 3. Dây dẫn Cực âm 4. Cùng dấu .Trái dấu II. Tự luận (4đ) Câu 1(2điểm). a. Sơ đồ mạch điện(1đ): b Bóng đèn còn lại có sáng , sáng mạnh hơn (1đ) Câu 2:(2đ) Vì đây là đoạn mach gồm hai bong đèn mắc nối tiếp nên ta có: a. U13=U12 +U23 suy ra: U23 = U13 – U12 = 9 – 6 = 3 V (1đ) b. I=I1=I2 suy ra: I1 = I2 = 0,5 A (1đ) ĐỀ SỐ 2. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất rồi ghi chữ cái đứng trước đáp án đó vào phần bài làm: Câu 1: Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi: A. Bằng vật; B. Nhỏ hơn vật; C. Lớn hơn vật; D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
- A.Ngôi sao trên bầu trời ban đêm; B. Mặt trời; C. Bếp lửa đang cháy; D. Bóng đèn dây tóc đang sáng. Câu 3: Vật phản xạ tốt là những vật có bề mặt: A. Phẳng và mềm; B. Nhẵn và cứng; C. Gồ ghề và mềm; D. Mấp mô và cứng Câu 4: Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 300 , góc tới bằng: A. 150 ; B. 300; C. 600 ; D. 900 . Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt trời che mặt trăng; B. Mặt trăng che mặt trời C. Trái đất che mặt trời; D. Mặt trời che trái đất Câu 6: So sánh ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng: A. Ảnh ở gương cầu lồi nhỏ hơn; B. Ảnh ở gương cầu lồi lớn hơn C. Bằng nhau; D. Cả A, B, C đều sai Câu 7: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi: A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai cùng một lúc C. Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15giây D. Âm phản xạ gặp vật cản Câu 8: Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn; B. Khi biên độ dao động lớn hơn; C. Khi tần số dao động lớn hơn; D. Cả ba trường hợp trên. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? b) Giải thích vì sao trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp gương phẳng?
- Câu 2 (2,0 đ): Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB và vật sáng BOA đặt trước gương phẳng (hình a; b) Câu 3(2,0 điểm): Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để ta có thể nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 B A B B B A C B II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Mỗi câu đúng (1,0 điểm) a) Phát biểu đúng định luật phản xạ ánh sáng b) Giải thích đúng: trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Câu 2 (2,0 điểm): Vẽ đúng mỗi hình (1,0 điểm) Câu 3 (2,0 điểm): Biết: + Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
- + Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây => Khoảng cách S ngắn nhất từ người nói đến bức tường để ta có thể nghe được tiếng vang được tính 1 340 theo công thức: 2S 340 => S = 11,4(m) 15 30 ĐỀ SỐ 3. Câu 1 (2,0 điểm): Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. Câu 2 (2,0 điểm): a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b) Nêu điểm giống và khác nhau của ảnh tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi. Câu 3 (3,0 điểm): Cho một điểm sáng S và một điểm A đặt trước mặt phản xạ của một gương phẳng (ở hình dưới). a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ đó. b) Vẽ một tia tới SI sao cho tia phản xạ đi qua điểm A và nêu cách vẽ đó. Câu 4 (3,0 điểm): Nguồn âm A phát ra âm với tần số 50 Hz, nguồn âm B phát ra âm với tần số 40 Hz. a) Nguồn âm nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? b) Tính số dao động của mỗi nguồn âm trong 2/3 phút. ĐÁP ÁN Câu 1: - Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng. Ví dụ: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng,
- - Vật sáng là vật hắt lại ánh sáng từ nguòn sáng truyền tới. Ví dụ: tờ giấy, cái bàn, cái ghế, Câu 2: a) Nội dung định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. b) - Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và cùng chiều với vật. - Khác nhau: + Gương cầu lõm: độ lớn của ảnh lớn hơn vật. + Gương cầu lồi: độ lớn của ảnh nhỏ hơn vật. Câu 3: a) Từ điểm S lấy đối xứng qua gương ta được điểm S’ là ảnh của S qua gương phẳng. b)
- * Các bước tiến hành: - Bước 1: Xác định ảnh S’ của điểm sáng S qua gương. - Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh S’ của điểm sáng và điểm A cho trước. Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới I. - Bước 3: Dựng tia tới xuất phát từ điểm sáng S đến điểm tới I ta được tia tới SI cho tia phản xạ đi qưua A. Câu 4: a) Vì: fA=50Hz>fB=40HzfA=50Hz>fB=40Hz nên nguồn A phát ra âm cao hơn nguồn B. b) Đổi 23 phut=40(s)23phut=40(s) Số dao động của nguồn âm A trong 40 giây là: NA=40.fA=40.50=2000NA=40.fA=40.50=2000 (dao động) Số dao động của nguồn âm B trong 40 giây là: NB=40.fB=40.40=1600NB=40.fB=40.40=1600 (dao động) ĐỀ SỐ 4. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Mặt Trời. C. Cục than đang hồng. D. Thanh kim loại sáng dưới nắng. Câu 2: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Góc tới có giá trị là
- A. 200 B. 800 C. 400 D. 600 Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm: A. là ảnh ảo và to bằng vật. B. là ảnh thật và to bằng vật. C. là ảnh ảo và nhỏ hơn vật. D. là ảnh ảo và lớn hơn vật. Câu 4. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1m. Hỏi ảnh người đó cao bao nhiêu? A. 1,6m. B. 3,2m. C. 1m. D. 0,5m. Câu 5. Điều kiện để mắt bình thường trông thấy một vật là: A. khi vật tự phát ra ánh sáng. B. khi có ánh sáng từ vật truyền đi. C. khi vật nằm gần một nguồn sáng. D. khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt. Câu 6. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn. C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Khi tần số dao động lớn hơn. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1. (2 điểm)
- a) Tiếng vang là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? b) Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? Bài 2. (3 điểm) Cho vật AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ: a) Áp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy trình bày cách vẽ và vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng. b) Dùng vòng cung đánh dấu vùng đặt mắt để có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’? Bài 3: (2 điểm) Một vật thực hiện được 200 dao động trong 2 giây. Một vật khác thực hiện được 120 dao động trong 1 giây. Tính tần số dao động của mỗi vật? Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm trầm hơn? Tại sao? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 D A C A D D II. Tự Luận Bài 1. a. – Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây – Ta nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn âm. b. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt Bài 2. a.
- - Lấy A' đối xứng A qua gương. - Lấy B' đối xứng với B qua gương. b. Bài 3. - Tần số dao động của vật thứ nhất: 200 : 2 = 100 (Hz) - Tần số dao động của vật thứ hai: 120 : 1 = 120 (Hz) - Vật thứ hai dao động nhanh hơn vì tần số dao động lớn hơn. - Vật thứ nhất phát ra âm trầm hơn vì có tần số nhỏ hơn vật thứ hai. HẾT .