Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) : Chọn chữ cái A, B, C, D đứng trước câu em cho là đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra.

Câu 1 (0,5 điểm) : Động vật nguyên sinh nào có khả năng tự dưỡng như thực vật

A. trùng giày. B. trùng biến hình.

C. trùng roi xanh. D. trùng sốt rét.

Câu 2 (0,5 điểm) : Hình thức sinh sản không gặp ở thủy tức là

A. mọc chồi. B. tái sinh.

C. tái sinh, mọc chồi, sinh sản hữu tính D. sinh sản hữu tính.

Câu 3 (0,5 điểm) : Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người là

A. gây ngứa ở hậu môn. B. gây tắc ruột, tắc ống mật.

C. hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng. D. làm người bệnh xanh xao, vàng vọt.

Câu 4 (0,5 điểm) : Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người ?

A. ruột non. B. ruột già. C. gan. D. tá tràng.

Câu 5 (0,5 điểm) : Sán lá gan thích nghi với lối sống:

A. ở biển. B. trên cây. C. kí sinh. D. ngoài môi trường

pdf 12 trang Thái Bảo 29/07/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HK1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 NGUYỄN HỮU THỌ MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1. I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) : Chọn chữ cái A, B, C, D đứng trước câu em cho là đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra. Câu 1 (0,5 điểm) : Động vật nguyên sinh nào có khả năng tự dưỡng như thực vật A. trùng giày. B. trùng biến hình. C. trùng roi xanh. D. trùng sốt rét. Câu 2 (0,5 điểm) : Hình thức sinh sản không gặp ở thủy tức là A. mọc chồi. B. tái sinh. C. tái sinh, mọc chồi, sinh sản hữu tính D. sinh sản hữu tính. Câu 3 (0,5 điểm) : Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người là A. gây ngứa ở hậu môn. B. gây tắc ruột, tắc ống mật. C. hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng. D. làm người bệnh xanh xao, vàng vọt. Câu 4 (0,5 điểm) : Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người ? A. ruột non. B. ruột già. C. gan. D. tá tràng. Câu 5 (0,5 điểm) : Sán lá gan thích nghi với lối sống: A. ở biển. B. trên cây. C. kí sinh. D. ngoài môi trường Câu 6 (0,5 điểm): Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người? A. Làm hại cây trồng. B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán. C. Đục phá các phần gỗ và phần đá ủc a thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải. D. Cả A, B và C đều đúng Câu 7 (0,5 điểm): Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần ? A. 2 phần. B. 3 phần. C. 4 phần. D. 5 phần.
  2. Câu 8 (0,5 điểm): Loài nào sau đây thuộc lớp Sâu bọ có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng. A. Bướm. B. Châu chấu. C. Bọ ngựa. D. Dế trũi. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Trùng sốt rét có cấu tạo và dinh dưỡng như thế nào ? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? Em hãy đề ra biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét ? Câu 2 (2 điểm ): Vì sao nói “ Giun đất là bạn của nhà nông” ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ giun đất ? Câu 3 (2 điểm): Cho biết các biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 C C D A C D B A II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Nội dung * Cấu tạo và dinh dưỡng - Kích thước nhỏ, không có cơ quan di chuyển và các không bào. - Dinh dưỡng: Chui vào hồng cầu, sử dụng chất dinh dưỡng trong hồng cầu. * Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì: đây là môi trường thuận lợi (nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp ) nên có nhiều muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét. * Biện pháp Câu - Vệ sinh môi trường: Phát quang bụi rậm, đặc biệt là ao tù nước đọng, phun 1(2.0đ) thuốc diệt muỗi. - Vệ sinh cá nhân, ngủ phải có màn. Nói “ Giun đất là bạn của nhà nông” vì Câu 2(2.0đ)
  3. Trong hoạt động sống giun đất thường xuyên đào hang để ăn đất và các vụn hữu cơ làm đất tơi xốp thoáng khí, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun có cấu trúc hạt tròn làm tăng độ màu mỡ cho đất. Cách bảo vệ giun - Bảo vệ môi trường đất - Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu - Không giết hại giun đất một cách vô tổ chức - Biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh: Câu 3 - Ăn uống vệ sinh: ăn chín, uống sôi, không ăn gỏi, ăn tái, uống nước lã, dùng (2.0đ) lồng bàn - Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay - Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở: diệt ruồi, nhặng, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, ủ phân động vật trước khi sử dụng, ko tưới phân tươi kết hợp với VS XH ở cộng đồng (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 2. I. Trắc Nghiệm Câu 1: Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người? A. Làm hại cây trồng. B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán. C. Đục phá các phần gỗ và phần đá ủc a thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai? A. Thân mềm. B. Hệ tiêu hóa phân hóa. C. Không có xương sống. D. Không có khoang áo. Câu 3: Trai sông và ốc vặn giống nhau ở đặc điểm nào dưới đây? A. Nơi sinh sống. B. Khả năng di chuyển.
  4. C. Kiểu vỏ. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm? A. Có vỏ đá vôi. B. Cơ thể phân đốt. C. Có khoang áo. D. Hệ tiêu hoá phân hoá. Câu 5: Mai của mực thực chất là A. khoang áo phát triển thành. B. tấm miệng phát triển thành. C. vỏ đá vôi tiêu giảm. D. tấm mang tiêu giảm. Câu 6: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì? A. Bắt mồi và bò. B. Lái và giúp tôm bơi giật lùi. C. Giữ và xử lí mồi. D. Định hướng và phát hiện mồi. Câu 7: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ. B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi. D. Giúp trứng nhanh nở. Câu 8: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù. B. Thu hút con mồi lại gần tôm. C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm. D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù. Câu 9: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ. B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục. C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm. D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang. Câu 10: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai? A. Là động vật lưỡng tính. B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau. C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
  5. D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi. II. Tự Luận Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? Câu 2: Em hãy nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh? Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D D A B C B B D C A II. Tự Luận Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là: + Cơ thể có kích thước hiển vi . + Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. + Phần lớn dinh dưỡng là dị dưỡng. + Phần lớn sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. + Phần lớn có cơ quan di chuyển (trừ trùng sốt rét). Câu 2: Em hãy nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh? - Là chất chỉ thị về độ sạch của môi trường nước: Trùng biến hình, trùng giày - Làm thức ăn cho động vật nhỏ đặc biệt là giáp xác nhỏ: Trùng biến hình, trùng roi - Nguyên liệu để chế giấy giáp: Trùng phóng xạ - Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm dầu mỏ: Trùng lỗ - Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh? a. Cấu tạo Kích thước hiển vi (0,05mm), cơ thể hình thoi, đầu tù đuôi nhọn, có roi dài ở đầu, cơ thể có hạt diệp lục (20), có điểm mắt nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp.
  6. b. Di chuyển: Trùng roi di chuyển nhờ roi. c. Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi: - Tự dưỡng (khi có ánh sáng mặt trời) hoặc dị dưõng (khi không có ánh sáng mặt trời). - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng cơ thể. - Bài tiết: Thải các chất thải ra ngoài cơ thể qua không bào co bóp. d. Sinh sản Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc. ĐỀ SỐ 3. I. Trắc Nghiệm Câu 1: Vỏ tôm được cấu tạo bằng A. kitin. B. xenlulôzơ. C. keratin. D. collagen. Câu 2: Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác? A. Truyền bệnh giun sán. B. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt. C. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 3: Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người? A. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt. B. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người. C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng. D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Câu 4: Động vật nào dưới đây không sống ở biển? A. Rận nước. B. Cua nhện. C. Mọt ẩm. D. Tôm hùm. Câu 5: Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Lớp Giáp xác có khoảng loài.
  7. A. 10 nghìn B. 20 nghìn C. 30 nghìn D. 40 nghìn Câu 6: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau : (1): Chăng tơ phóng xạ. (2): Chăng các tơ vòng. (3): Chăng bộ khung lưới. Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí. A. (3) → (1) → (2). B. (3) → (2) → (1). C. (1) → (3) → (2). D. (2) → (3) → (1). Câu 7: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác : (1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. (2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. (3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc. (4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí. A. (3) → (2) → (1) → (4). B. (2) → (4) → (1) → (3). C. (3) → (1) → (4) → (2). D. (2) → (4) → (3) → (1). Câu 8: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Ở phần bụng của nhện, phía trước là (1) , ở giữa là (2) lỗ sinh dục và phía sau là (3) . A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở Câu 9: Cơ thể của nhện được chia thành A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. B. 2 phần là phần đầu và phần bụng. C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi. D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. Câu 10: Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài ? A. 3600 loài. B. 20000 loài. C. 36000 loài. D. 360000 loài. II. Tự Luận Câu 1: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?
  8. Câu 2: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày? Câu 3: Trùng biến hình sống ở đâu? Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi, quá trình thải bã và hô hấp của trùng giày? Nêu đặc điểm sinh sản của trùng giày? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D D C B A C B D C II. Tự Luận Câu 1: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào? a. Giống - Cơ thể trùng roi có chất diệp lục. Nên trùng roi cũng có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng giống như ở thực vật. - Tế bào trùng roi và tế bào thực vật đều có màng xenlulozơ. b. Khác - Trùng roi có khả năng di chuyển. - Trùng roi còn có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng. Câu 2: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày? a. Cấu tạo Cơ thể trùng giày gồm một tế bào có cấu tạo gồm: - Gồm 2 nhân: Nhân lớn và nhân nhỏ. - Không bào co bóp (2), chất nguyên sinh, không bào tiêu hoá. - Miệng. - Hầu, lông bơi. b. Di chuyển Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
  9. c. Quá trình lấy thức ăn tiêu hóa và thải bã - Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng. - Tiêu hoá: Thức ăn-> Miệng -> Hầu -> Không bào tiêu hoá -> Biến đổi nhờ enzim -> chất dinh dưỡng ngấm vào chất nguyên sinh. - Bài tiết (Quá trình thải bã): Chất thải được đưa đến không bào co bóp -> lỗ thoát ra ngoài cơ thể. -> Như vậy ở trùng giày đã có sự phân hóa chức năng ở từng bộ phận. d. Sinh sản Trùng giày có hai hình thức sinh sản: + Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. + Sinh sản hữu tính còn gọi là sinh sản tiếp hợp. Câu 3: Trùng biến hình sống ở đâu? Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi, quá trình thải bã và hô hấp của trùng giày? Nêu đặc điểm sinh sản của trùng giày? - Trùng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng. - Cấu tạo: Trùng biến hình là một cơ thể đơn bào có cấu tạo gồm: Nhân, chất nguyên sinh chất, chân giả, không bào tiêu hoá và không bào co bóp. - Di chuyển: Di chuyển bằng cách hình thành chân giả(do chất nguyên sinh dồn về một phía). - Bắt mồi và tiêu hóa mồi + Trùng biến hình bắt mồi nhờ chân giả. + Trùng biến hình tiêu hóa nội bào. - Hô hấp: Trùng biến hình hô hấp qua bề mặt cơ thể. - Quá trình thải bã: Chất thừa dồn đến không bào co bóp thải ra ngoài ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. - Sinh sản: Trùng biến hình sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể. ĐỀ SỐ 4. I. Trắc Nghiệm Câu 1: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  10. Câu 2: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ? A. Ve bò. B. Nhện nhà. C. Bọ cạp. D. Cái ghẻ. Câu 3: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ? A. Đôi chân xúc giác. B. Bốn đôi chân bò. C. Các núm tuyến tơ. D. Đôi kìm. Câu 4: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng ? A. Các núm tuyến tơ. B. Các đôi chân bò. C. Đôi kìm. D. Đôi chân xúc giác. Câu 5: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện ? A. Cua nhện. B. Ve bò. C. Bọ ngựa. D. Ve sầu. Câu 6: Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào? A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh. C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh. Câu 7: Thức ăn của châu chấu là A. côn trùng nhỏ. B. xác động thực vật. C. chồi và lá cây. D. mùn hữu cơ. Câu 8: Lớp Sâu bọ có khoảng gần A. 36000 loài. B. 20000 loài. C. 700000 loài. D. 1000000 loài. Câu 9: Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh? A. Bọ ngựa. B. Bọ rầy. C. Bọ chét. D. Rận. Câu 10: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm? 1. Tôm hùm 2. Cua nhện 3. Tôm sú 4. Ve sầu Số ý đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. Tự Luận
  11. Câu 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét? Câu 2: Nêu vòng đời của trùng sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chánh bệnh sốt rét? Câu 3: Em hãy nêu sự phát triển của trùng kiết lị? Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Nêu biện pháp phòng tránh? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D C B A B A C D A C II. Tự Luận Câu 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét? a. Giống nhau: - Là cơ thể đơn bào gồm: Nhân và chất nguyên sinh. - Dinh dưỡng qua màng cơ thể và ăn hồng cầu. - Gây bệnh cho người và động vật. b. Khác nhau Trùng kiết lị Trùng sốt rét - Sống ở niêm mạc ruột người. - Sống trong máu người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. - Di chuyển bằng chân giả ngắn. Có không - Không có cơ quan di chuyển và các bào co bóp và không bào tiêu hóa. không bào. - Kích thước lớn hơn hồng cầu. - Kích thước nhỏ hơn hồng cầu. Câu 2: Nêu vòng đời của trùng sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chánh bệnh sốt rét? a. Vòng đời của trùng sốt rét:
  12. Trùng sốt rét qua muỗi anôphen vào cơ thể người -> chui vào hồng cầu -> lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu và sinh sản rất nhanh -> phá huỷ hồng cầu -> chui vào hồng cầu khác. b. Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì: - Khí hậu ở đây ẩm thấp. - ở đây có nhiều muỗi Anôphen. - Điều kiện vệ sinh ở đây không đảm bảo. c. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét: + Vệ sinh sạch sẽ nơi ở. + Đi ngủ thì phải mắc màn. + Diệt bọ gậy, muỗi Câu 3: Em hãy nêu sự phát triển của trùng kiết lị? Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Nêu biện pháp phòng tránh? - Sự phát triển của trùng kiết lị: + Ngoài môi trường: Kết bào xác. + Theo đường ăn uống vào ruột người. ở đây trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột và sinh sản rất nhanh. - Trùng kiết lị gây ra bệnh kiết lị. - Triệu trứng: Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày. - Biện pháp phòng chánh: + Vệ sinh ăn uống sạch sẽ: Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng và thức ăn sống. + Vệ sinh môi trường sạch sẽ. + Vệ sinh thân thể sạch sẽ. HẾT .