Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

Câu 1: (2đ) Em hãy trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh?

Câu 2: (2đ) Em hãy mô tả hình dạng, cấu tạo ngoài của thủy tức? Trình bày đặc điểm dinh dưỡng của thủy tức?

Câu 3: (2đ) Em hãy cho biết cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

Câu 4: (1đ) Ý nghĩa của lớp vỏ đối với tôm sông?

Câu 5: (3đ) Nhiều ao đào thả cá, nhưng trai không thả mà tự nhiên có, tại sao như vậy? Vậy sự có mặt của trai trong ao hồ đó có hại hay có lợi cho con người. Nếu có lợi thì em hãy nêu một số lợi ích của trai đem lại cho con người?

pdf 12 trang Thái Bảo 03/08/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HK1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 HÙNG VƯƠNG MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1. Câu 1: (2đ) Em hãy trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh? Câu 2: (2đ) Em hãy mô tả hình dạng, cấu tạo ngoài của thủy tức? Trình bày đặc điểm dinh dưỡng của thủy tức? Câu 3: (2đ) Em hãy cho biết cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh Câu 4: (1đ) Ý nghĩa của lớp vỏ đối với tôm sông? Câu 5: (3đ) Nhiều ao đào thả cá, nhưng trai không thả mà tự nhiên có, tại sao như vậy? Vậy sự có mặt của trai trong ao hồ đó có hại hay có lợi cho con người. Nếu có lợi thì em hãy nêu một số lợi ích của trai đem lại cho con người? ĐÁP ÁN Câu 1: Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh là: – Cơ thể có kích thước hiển vi. – Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. – Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển. Vai trò của động vật nguyên sinh là: - Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ sống trong nước. - Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước. - Làm sạch môi trường nước. - Là vật chỉ thị cho các tầng đất có dầu lửa. - Có ý nghĩa về mặt địa chất. - Gây bệnh cho người và động vật. Câu 2
  2. Hình dạng ngoài - Cơ thể hình trụ dài. Cấu tạo ngoài: Gồm 2 phần: + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra. + Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể. - Cơ thể đối xứng tỏa tròn. Dinh dưỡng: - Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng khắp xung quanh. Khi chạm phải mồi (chẳng hạn rận nước) thì lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi. Vòi tua có gai dính con mồi đưa vào miệng rồi nuốt vào bụng rồi thực hiện quá trình tiêu hóa ngoại bào. - Thủy tức thải bã ra ngoài qua lỗ miệng. - Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: - Cơ thể dẹp, hình lá → chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh. - Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển → chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh. - Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển → bám chắc vào môi trường kí sinh. - Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn → lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể giúp tiêu hóa nhanh. - Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản → sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi. Câu 4: Cơ thể tôm được bao bởi vỏ cứng màu xám để lẫn với màu đáy nước → giúp tôm dễ lẫn tránh kẻ thù và tìm mồi . Sắc tố có trong thành phần của vỏ kitin ở tôm giúp tôm có thể thay đổi máu sắc bên ngoài cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống, và nhờ vậy tôm có thể tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù. Lớp vỏ cứng → vừa là bộ xương ngoài để bảo vệ cơ thể vừa làm chỗ bám cho hệ cơ bên trong .
  3. Chỗ tiếp giáp giữa các đốt, phần vỏ mềm hơn → tạo khớp động để cơ thể cử động thuận lợi . Dù vậy, tôm phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cấu tạo bằng kitin rất cứng, không đàn hồi: ngăn cản sự phát triển của tôm sông Câu 5: Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi cá được thả vào ao, chúng mang theo ấu trùng trai, sau đó ấu trùng trai phát triển thành trai bình thường. Sự có mặt của trai có lợi cho con người. Ví dụ: - Trai sông giúp làm sạch môi trường nước - Làm thực phẩm cho con người - Làm đồ trang sức, khảm mĩ nghệ có giá trị : ngọc trai, ĐỀ SỐ 2. Phần I. Trắc nghiệm (2đ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây và ghi kết quả vào bài làm Câu 1: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là: A. Thành ruột B. Bạch cầu C. Máu D. Hồng cầu Câu 2: Đặc điểm không có ở động vật là A. Có cơ quan di chuyển B. Có hệ thần kinh và giác quan C. Có thành xenlulozơ ở tế bào D. Lớn lên và sinh sản Câu 3: Trùng sốt rét có lối sống: A. Bắt mồi B. Kí sinh
  4. C. Tự dưỡng D. Tự dưỡng và bắt mồi Câu 4: Động vật nguyên sinh có đặc điểm A. Không gây bệnh cho người và động vật khác B. Di chuyển bằng tua C. Cơ thể chỉ là 1 tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống D. Chỉ sinh sản hữu tính Câu 5: Kiểu đối xứng cơ thể của các động vât thuộc ngành Ruột khoang là: A. Đối xứng 2 bên B. Đối xứng theo chiều lưng bụng C. Đối xứng tỏa tròn D. Đối xứng theo chiều trước sau Câu 6: Cơ thể sứa có dạng A. Hình trụ B. Hình dù C. Hình cầu D. Hình que Câu 7: Môi trường sống của thủy tức là: A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D. Trên cạn Câu 8: Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa? A. Thủy tức B. San hô C. Sứa D. Hải quỳ Phần II. Tự luận (8đ) Câu 1 (3đ) a. Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu. b. Tập tính bắt mồi của nhện được thể hiện qua các thao tác nào? c. Nêu cấu tạo và ý nghĩa của vỏ cơ thể tôm sông?
  5. Câu 2 (2,5đ) Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa. Để phòng chống bệnh giun đũa chúng ta có biện pháp gì? Câu 3 (2,5đ) Hãy kể tên những loài đại diện của ngành Thân mềm và cho biết vai trò của ngành Thân mềm đối với tự nhiên và đời sống con người? ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (2đ) 1A 2C 3B 4C 5C 6B 7A 8D Phần II. Tự luận (8đ) Câu 1: a. Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu là : Cơ thể chia làm 3 phần : đầu , ngực , bụng. + Đầu : có 1 đôi râu , mắt kép , cơ quan miệng. + Ngực : có 3 đôi chân , 2 đôi cánh, + Bụng : gồm nhiều đốt , mỗi đốt có 1 lỗ khí. b. Tập tính bắt mồi của nhện được thể hiện qua các thao tác: Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới) Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay: - Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc. - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi - Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian - Nhện hút dịch lỏng ở con mồi c.
  6. Đặc điểm cấu tạo vỏ tôm: Giáp đầu - ngực cũng như vò cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ thêm canxi nên vò tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thế chứa các sắc tô làm tôm có màu sắc của môi trường. Ý nghĩa: Nhờ có lớp vỏ kitin giàu caxi và sự hiện diện của các sắc tố có khả năng đổi màu, giúp tôm bảo vệ cơ thể, tự vệ trốn tránh kẻ thù và thích ứng tốt với môi trường sống. Câu 2: * Vòng đời giun đũa: Trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng -> Người ăn phải -> Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra > vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy. * Cách phòng chống bệnh giun đũa: - Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt. - Ăn chín uống sôi - Tẩy giun sán định kỳ, nhất là ở trẻ em. - Khi mắc bênh phải dùng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. - Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí(Nhà vệ sinh) phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn, ). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện. Câu 3: Một số đại diện: trai, hến, ốc, sên, bạch tuộc, mực Vai trò: + Làm thực phẩm cho con người + Nguyên liệu xuất khẩu + Làm thức ăn cho động vật + Làm sạch môi trường nước + Làm đồ trang trí, trang sức + Có ý nghĩa địa chất
  7. Tác hại: + Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán + Làm hại cây trồng ĐỀ SỐ 3. Câu 1: (1,5đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của trùng roi xanh? Câu 2 (1,5đ): Nêu đặc điểm chung của động vật? Câu 3 (2đ): Thủy tức, sứa và san hô là 3 loài khác nhau nhưng tại sao lại xếp chung vào một ngành? Câu 4 (1đ): Biết được tác hại của sán dây, ông A rất muốn phòng bệnh sán dây nhưng không biết cách. Bằng kiến thức đã học, em hãy giúp ông A thực hiện điều trên? Câu 5: (1đ) Nhà ông A đào ao thả cá, trai không thả mà tự nhiên có. Vì sao? Câu 6 (3đ): Đọc đoạn văn sau: Cơ thể cua được bao bọc bởi bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ rất cứng cáp. Phần bụng của cua tiêu giảm dẹp mỏng gập vào mặt bụng của mai (gọi là giáp đầu ngực). Cua bò ngang, thích nghi lối sống ở hang hốc. Trước khi lột xác, một con cua thường hấp thụ lượng canxi từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ. Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Cua thuộc lớp, ngành nào? b. Tại sao vỏ của cua rất cứng cáp c. Hiện nay, ở một số nhà hàng có món “cua lột”. Vậy cua lột là gì? ĐÁP ÁN Câu 1: Đặc điểm cấu tạo: - Cơ thê trùng roi xanh là một tế bào có kích thước hiến vi (= 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài
  8. - Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng Di chuyển bằng roi: Roi xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay về phía trước Dinh dưỡng - Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sông được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi á dị dưỡng). - Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể. Câu 2: Đặc điểm chung của động vật - Có khả năng di chuyển - Có hệ thần kinh và giác quan - Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn Câu 3 Thủy tức, sứa, san hô đều có chung các đặc điểm của ngành Ruột khoang: - Cơ thề có đối xứng tỏa tròn; - Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo; - Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã. Câu 4: Để chủ động phòng bệnh sán dây, ông A nên: - Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. - Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). - Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. - Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
  9. Câu 5: Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường. Câu 6: a. Cua thuộc lớp Giáp xác, ngành Chân khớp b. Vỏ cua cấu tạo bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ rất cứng cáp. c. Cua lột là một thuật ngữ trong ẩm thực để chỉ những con cua đã lột xác (lột vỏ) tách đi bộ mai cũ và bộ mai mới vẫn còn mềm. ĐỀ SỐ 4. I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Những thân mềm nào dưới đây có hại ? A. Ốc sên, trai, sò B. Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng. C. Mực, hà biển, hến D. Ốc gạo, mực, sò Câu 2. Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm: A. Bơi lùi, bơi tiến. B. Bơi lùi, bò C. Bơi, bò, nhảy. D. Bơi lùi, nhảy Câu 3. Đặc điểm cơ bản để nhận dạng giun đốt ngoài tự nhiên: A. Cơ thể thuôn nhọn hai đầu. B. Cơ thể hình giun, phân đốt C. Cơ thể dẹp. D. Cơ thể hình trụ tròn Câu 4. Trùng kiết lị vào cơ thể bằng con đường nào ?
  10. A. Trùng kiết lị qua ruồi B. Trùng kiết lị qua con đường tiêu hóa. C. Bào xác qua con đường tiêu hóa. D. Trùng kiết lị qua muỗi đốt. Câu 5. Cơ thể thủy tức có đặc điểm: A. Đối xứng tỏa tròn. B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. C. Không có hình dạng nhất định. D. Đối xứng hai bên Câu 6. Giun đũa kí sinh ở: A. Ruột già người. B. Manh tràng người C. Ruột non người D. Dạ dày người. Câu 7. Nêu đặc điểm cơ thể tôm ? 1. Cơ thể tôm gồm hai phần: Phần đầu - ngực, phần bụng 2. Phần đầu - ngực có các bộ phận: gai nhọn, đôi mắt kép, hai đôi râu, miệng, các đôi chân ngực. 3. Phần bụng có các đôi chân bụng 4. Vỏ bọc cơ thể bằng chất kitin có tẩm canxi nên rất cứng là nơi bám cho các cơ và thành vỏ bảo vệ cơ thể. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5. Câu 8. Cách tính tuổi của trai ? A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai C. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai D. Cả A, B và C đều đúng.
  11. Câu 9. Cách tự vệ của ốc sên ? A. Co rút cơ thể vào trong vỏ. B. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù. C. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 10. Trùng kiết lị có kích thước: A. Lớn hơn hồng cầu B. Bé hơn hồng cầu C. Bằng tiểu cầu D. Câu B, C đúng. II.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tư nhiên và trong đời sống con người. Câu 2. Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu. Câu 3. Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào ? ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B D B C A C D C A A II. Tự Luận Câu 1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tự nhiên và đời sống con người: - Làm thức ăn cho động vật lớn hơn ở trong nước (trùng roi ) - Xác định tuổi địa tầng tìm dầu mỏ (trùng lỗ) - Làm sạch môi trường nước (trùng roi, trùng giày ) - Là nguyên liệu chế giấy (trùng phóng xạ) - Gây bệnh cho động vật và con người (trùng kiết lị, trùng sốt rét ) Câu 2: Cấu tạo ngoài của châu chấu: 3 phần.
  12. + Đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng. + Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh. + Bụng: Có các đôi lỗ thở. Câu 3. - Tên các bộ phận cùa hệ tiêu hóa : Miệng Hầu Diều Dạ dày Ruột tịt Ruột sau Trực tràng Hậu môn. - Thức ăn được tiêu hóa: Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. HẾT .