Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Hồng Phong (Có đáp án)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron.
B. Proton mang điện tích dương, neutron không mang điện tích.
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
Câu 2: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có tính chất hóa học
A. khác nhau. B. giống nhau.
C. giống với tính chất của H. D. tương tự với tính chất của O.
Câu 3: Nguyên tử sodium có 11 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử sodium có số proton là
A. 2. B. 11. C. 12. D. 13.
Câu 4: Nguyên tử phosphorus có 15 proton và 16 neutron. Khối lượng hai nguyên tử phosphorus tính theo đơn vị amu là
A. 60. B. 62. C. 33. D. 31.
Câu 5: Trong hạt nhân nguyên từ carbon có 6 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử carbon
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_ket_noi_tri_thuc.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Hồng Phong (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KNTT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron. B. Proton mang điện tích dương, neutron không mang điện tích. C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm. Câu 2: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có tính chất hóa học A. khác nhau. B. giống nhau. C. giống với tính chất của H. D. tương tự với tính chất của O. Câu 3: Nguyên tử sodium có 11 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử sodium có số proton là A. 2. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 4: Nguyên tử phosphorus có 15 proton và 16 neutron. Khối lượng hai nguyên tử phosphorus tính theo đơn vị amu là A. 60. B. 62. C. 33. D. 31. Câu 5: Trong hạt nhân nguyên từ carbon có 6 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử carbon A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 6: Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, K, N? A. Oxygen, chlorine, potassium, nitrogen. B. Oxygen, carbon, argon, calcium. C. Oxygen, chlorine, aluminium, nitrogen. D. Oxygen, chlorine, argon, calcium. Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 19. Số neutron trong X bằng 20. Tên gọi của nguyên tố X là (Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16) A. Calcium. B. Sulfur. C. Potassium. D. Oxygen.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 8: Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là A. +17. B. +16. C. + 15. D. + 20. Câu 9: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12. Phát biểu sau đây là đúng? A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 12. B. X là một kim loại. C. X là một phi kim. D. X thuộc chu kì 2, nhóm IIA. Câu 10: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 21. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là A. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là kim loại. B. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là phi kim. C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại. D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim. Câu 11: Ghép một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B. A. 1 – d, 2 – b 3 – c, 4 – a. B. 1 – d, 2 – c, 3 – a, 4 – b. C. 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b. D. 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b. Câu 12: Một người đi xe máy trong 2 giờ đi được quãng đường 80 km. Tính tốc độ của người đó. A. 40 km/h. B. 80 km/h. C. 50 km/h. D. 60 km/h. Câu 13: Dụng cụ nào sau đây không được sử dụng trong đo tốc độ? A. đồng hồ hiện số. B. nhiệt kế. C. thiết bị “bắn tốc độ”. D. thước mét. Câu 14: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây? A. Thời gian chuyển động. B. Quãng đường đi được. C. Tốc độ chuyển động. D. Hướng chuyển động.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 15: Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết hai xe gặp nhau lúc nào? A. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 40 giây. B. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 20 giây. C. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 50 giây. D. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 60 giây. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường? A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ. B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định vởi Luật giao thông đường bộ. C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn. D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn. Câu 17: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống. C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 18: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới sông lập tức "lẩn trốn ngay". Hãy giải thích tại sao? A. Vì cá nhìn thấy người đi đến. B. Vì âm thanh truyền trong đất đến nước rồi truyền đến tai cá. C. Vì cá nhìn thấy và nghe thấy âm thanh người đi đến. D. Vì tiếng bước chân tạo sóng trên mặt nước, cá nhìn thấy nên bỏ trốn.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 19: Những môi trường nào dưới đây có thể truyền được âm? Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, chân không, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su. A. Tường gạch, tấm nhựa, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ. B. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su. C. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su. D. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, sắt nóng chảy, sàn gỗ. Câu 20: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm? A. Nước suối chảy. B. Mặt trống khi được gõ. C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi-ta. D. Sóng biển vỗ vào bờ. Câu 21: Máu có màu đỏ sẫm là biểu hiện của A. Máu giàu oxygen. B. Máu giàu carbon dioxigen. C. Máu giàu chất dinh dưỡng. D. Máu nghèo chất dinh dưỡng. Câu 22: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm. B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng. C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn. D. Cả 2 phương án A, B đều đúng. Câu 23: Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C). B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C). C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C). D. Cả hai phương án A, C đều đúng. Câu 24: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản? A. Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố : hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản. B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt. C. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. D. Cả hai phương án A, B đều sai.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 30: Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt, ) lâu ngày trong túi hút chân không? A. Khi hút chân không, lượng CO2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng. B. Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng. C. Cả hai phương án trên đều sai. D. Cả hai phương án trên đều đúng. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 1.B 2.D 3.D 4.A 5.B 6.A 7.A 8.A 9.C 10.A 11.C 12.C 13.B 14.D 15.B 16.D 17.A 18.D 19.D 20.A 21.D 22.D 23.D 24.C 25.B 26.D 27.C 28.D 29.B 30.B
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi hai thành phần chính là A. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. B. hạt electron và vỏ nguyên tử. C. hạt proton và vỏ nguyên tử. D. hạt neutron và hạt nhân nguyên tử. Câu 2: Cho mô hình nguyên tử Aluminium. Số electron, proton của Alumimium lần lượt là: A. 14, 14. B. 12, 13. C. 13, 13. D. 13, 12. Câu 3: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là A. 1, 8, 2. B. 2, 8, 1. C. 2, 3. D. 3, 2. Câu 4: Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi A. số eletron. B. số neutron. C. số proton. D. tổng số hạt electron và proton. Câu 5: (ID: 583340) Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, Al, Ca? A. Oxygen, chlorine, aluminium, calcium. B. Oxygen, carbon, argon, calcium. C. Oxygen, chlorine, aluminium, carbon. D. Oxygen, boron, argon, calcium. Câu 6: Cho bảng sau: Phát biểu nào sau đây là sai? A. X, Z thuộc cùng một nguyên tố hóa học. B. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học. C. Z, T thuộc cùng một nguyên tố hóa học. D. Khối lượng nguyên tử tính theo amu của Z lớn hơn hơn của X. Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 16. Số neutron trong X bằng 16. Tên gọi của nguyên tố X là
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai (Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16) A. Calcium. B. Sulfur. C. Potassium. D. Oxygen. Câu 8: Nguyên tố X (Z = 8) là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra. Kí hiệu hóa học, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. N. chu kì 2, nhóm VA. B. O, chu kì 4, nhóm IA. C. C, chu kì 2, nhóm IVA. D. O, chu kì 2, nhóm VIA. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong nguyên tử, các electron xếp thành từng lớp. B. Khối lượng nguyên tử tập chung ở hạt nhân nguyên tử. C. Khối lượng của proton bằng khối lượng của neutron. D. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ vỏ nguyên tử vào hạt nhân. Câu 10: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Vị trí và tính chất của A trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm IIA, là kim loại. B. chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại. C. chu kì 2, nhóm IA, là phi kim. D. chu kì 3 nhóm IA, là phi kim. Câu 11: Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với tốc độ 12km/h trong 10 phút. Quãng đường AB là: A. 120km. B. 10km. C. 2km. D. 12km. Câu 12: Một con thỏ chạy một quãng đường 1,5km hết 2 phút và một con chuột túi chạy với vận tốc 14m/s. Con nào chạy nhanh hơn? A. Thỏ nhanh hơn chuột túi. B. Chuột túi nhanh hơn thỏ. C. Hai con chạy nhanh như nhau. D. Không so sánh được. Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ? A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 14: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ. Từ đồ thị xác định tốc độ đi bộ của người đó. A. 1,4m/s B. 0,7m/s C. 2,8m/s D. 2,1m/s Câu 15: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến trạm B, cách A 80km. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B: A. 0,5h B. 1,0h C. 1,5h D. 2,0h Câu 16: Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 70 km/h. Khoảng cách tính được này có phù hợp với quy định về tốc độ tối đa trong Bảng 11.1 không?
- A. 58,3 m, có phù hợp. B. 58,3 m, không phù hợp. C. 52,3 m, có phù hợp. D. 52,3 m, không phù hợp. Câu 17: Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động. Câu 18: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm? A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm. B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm. C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm. D. Cả ba lí do trên. Câu 19: Trường hợp nào sau đây chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn? A. Áp tai xuống một đầu bàn gỗ, gõ nhẹ vào đầu còn lại, tai nghe được tiếng gõ. B. Cá heo có thể giao tiếp với nhau ở dưới nước. C. Một người ở đầu phòng nói to, người ở cuối phòng có thể nghe rõ âm thanh của người kia phát ra. D. Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới. Câu 20: Âm thanh không thể truyền trong chân không vì A. chân không không có trọng lượng. B. chân không không có vật chất. C. chân không là môi trường trong suốt. D. chân không không đặt được nguồn âm. Câu 21: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm. B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng. C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn. D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 22: Thức ăn đã tiêu hóa thành chất dinh dưỡng đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng con đường nào? A. Hệ bài tiết. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ hô hấp. Câu 23: Máu có màu đỏ sẫm là biểu hiện của A. Máu giàu oxygen. B. Máu giàu carbon dioxigen. C. Máu giàu chất dinh dưỡng. D. Máu nghèo chất dinh dưỡng. Câu 24: Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau? A. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng đi xuống. B. Dòng mạch gỗ là dòng đi xuống, dòng mạch rây là dòng đi lên. C. Dòng mạch gỗ là dòng hai chiều, dòng mạch rây là dòng đi xuống. D. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng hai chiều. Câu 25: Nước ảnh hưởng thế nào đến quá trình đóng mở khí khổng của cây? A. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại. B. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí khép lại; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí mở ra. C. Nước là tín hiệu hóa học kích thích sự đóng mở của khí khổng. D. Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp, khi cây thiếu nước, khí khổng mở hút các phân tử nước từ không khí. Câu 26: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển? A. Carbon dioxide. B. Hydrogen dioxide. C. Oxygen. D. Nitrogen. Câu 27: Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng ? (1) Tảo lục. (2) Thực vật. (3) Ruột khoang. (4) Nấm. (5) Trùng roi xanh. A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5). Câu 28: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây? (1) Lấy thức ăn.(2) Nghiền nhỏ thức ăn. (3) Biến đổi thức ăn.(4) Thải ra. (5) Tăng nhiệt độ. A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 29: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng? A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính. B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng. C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài. D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi. Câu 30: Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ? A. Các loại thịt. B. Các loại hải sản. C. Các loại rau, củ, quả. D. Các loại sữa. ĐỀ SỐ 4 1.A 2.C 3.C 4.C 5.A 6.A 7.B 8.D 9.D 10.B 11.C 12.B 13.B 14.A 15.D 16.A 17.D 18.C 19.A 20.B 21.C 22.B 23.A 24.A 25.A 26.A 27.A 28.D 29.B 30.B
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân? A. Electron. B. Neutron. C. Proton. D. Neutron và proton. Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo A. chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. chiều tăng dần của nguyên tử khối. D. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Câu 3: Nguyên tử nitrogen có số electron là 7. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen là A. 10. B. 8. C. 9. D. 7. Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của nguyên tử carbon Phát biểu nào sau đây là sai? A. Carbon có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử có 6 electron. C. Có 6 proton trong hạt nhân nguyên tử. D. Điện tích hạt nhân của carbon là +6. Câu 5: Nitrogen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitrogen, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là A. 7. B. 2, 5. C. 2, 2, 3. D. 2, 4, 1. Câu 6: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng A. 9 amu. B. 10 amu. C. 19 amu. D. 28 amu.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 7: Nguyên tử hydrogen, nitrogen, fluorine, potassium có kí hiệu hóa học lần lượt là: A. He, N, F, K. B. H, Ni, F. K. C. H, N, F, K. D. H, N, F, P. Câu 8: Cho bảng sau: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. X1, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học. B. X1, X2, X3 có tổng số hạt mang điện lần lượt là: 17, 16, 12. C. Khối lượng nguyên tử X1, X2, X3 theo đơn vị amu lần lượt là: 17, 15, 12. D. Tổng số hạt của X2 lớn hơn tổng số hạt của X1. Câu 9: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại. B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim. C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại. D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim. Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là A. +12. B. +13. C. +11. D. +10. Câu 11: Một con chuột túi chạy 20 phút với tốc độ không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8 km. Tốc độ của con chuột túi là A. 50,4 km/h B. 84 km/h C. 14 km/h D. 33,6 km/h Câu 12: Hùng đạp xe lên dốc dài 150 m với tốc độ 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 120 m hết 30 s. Hỏi tốc độ trung bình của Hùng trên cả đoạn đường dốc? A. 50m/s. B. 8 m/s. C. 4,67 m/s. D. 2,57 m/s. Câu 13: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và thước cuộn.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 14: Hình dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Dựa vào hình vẽ, hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu sau a) Tốc độ của vật là 2 m/s. b) Sau 2 s, vật đi được 4 m. c) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m. d) Thời gian để vật đi được 8 m là 4 s. A. b, c, d. B. b, d. C. a, b, d. D. a, c. Câu 15: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8s. Tốc độ của vật là: A. 20m/s B. 8m/s C. 0,4m/s D. 2,5m/s
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 16: Xe buýt trên đường không có giải phân cách cứng với tốc độ v nào sau đây là tuân thủ quy định về tốc độ tối đa của Hình 11.1? A. 50 km/h < v < 80 km/h. B. 70 km/h < v < 80 km/h. C. 60 km/h < v < 70 km/h. D. 50 km/h < v < 60 km/h. Câu 17: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm? A. Màng loa. B. Thùng loa. C. Dây loa. D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa. Câu 18: Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm? A. Người ca sĩ phát ra âm. B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm. C. Màn hình tivi dao động phát ra âm. D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm. Câu 19: Âm thanh không thể truyền trong A. chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chân không. Câu 20: Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao? A. Không, vì âm thanh không truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất. B. Có, vì âm thanh truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Không, vì âm thanh không truyền được trong chân không. D. Có, vì âm thanh truyền được trong chân không. Câu 21: Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình nào? A. Hô hấp tế bào. B. Quang hợp. C. Trao đổi khí ở thực vật. D. Hấp thu nước và muối khoáng. Câu 22: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là: A. Nhân tế bào. B. Thành tế bào. C. Lục lạp. D. màng tế bào. Câu 23: Hô hấp tế bào gồm A. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide. B. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước. C. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng. D. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ. Câu 24: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao thì A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong. B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong. C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cưởng độ hô hấp tế bào giảm. D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm. Câu 25: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp? A. Nước là nguyên liệu quang hợp. B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ. C. Điều tiết khí khổng. D. Tất cả các nhận định trên đều sai. Câu 26: Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm. (1) Sử dụng phân bón hữu cơ cho cây lương thực. (2) Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. (3) Khử khuẩn chuồng trại sau mỗi vụ chăn nuôi. (4) Ao, chuồng bị ô nhiễm. (5) Thực phẩm bị tiêm, tẩm hóa chất. (6) Ăn chín, uống sôi.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai (7) Chế biên thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. (8) Điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp. A. (1), (2), (4), (6), (7). B. (2), (4), (6), (7), (8). C. (3), (5), (6), (7), (8). D. (2), (4), (5), (7), (8). Câu 27: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào? A. Carbon dioxide. B. Nhiệt. C. Oxygen. D. Tinh bột Câu 28: Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không? A. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ tươi. Ngược lại, mang cá có màu đỏ sẫm. B. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ sẫm. Ngược lại, mang cá có màu đỏ tươi. C. Vì khi cá còn tươi, mang cá vẫn đóng mở bình thường. Ngược lại mang cá khép kín. D. Vì khi cá còn tươi, mang cá khép lại. Ngược lại, mang cá mang cá vẫn đóng mở bình thường. Câu 29: Thực vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào sau đây? A. Các muối khoáng C, H, O, N, P, B. Carbohydrate (chất bột đường). C. Lipid (chất béo); protein (chất đạm). D. Tất cả các đáp án trên. Câu 30: Đâu không phải là vai trò của nước? A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng. B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể. C. Nước là dung môi hòa tan các chất. D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 1.C 2.B 3.D 4.B 5.B 6.C 7.C 8.A 9.B 10.A 11.A 12.D 13.A 14.C 15.D 16.D 17.A 18.D 19.D 20.C 21.B 22.C 23.C 24.A 25.D 26.D 27.B 28.A 29.A 30.A