Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
Câu 1: Ngưỡng âm thanh làm đau tai là:
A. 120dB B. 130dB C. 70dB D. 60dB
Câu 2: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?
A. Li, Si, Ne B. Mg, P, Ar C. K, Fe, Ag D. B, Al, In
Câu 3: Một xe máy chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Thời gian để xe máy đi từ Hà Nội tới Sơn Tây? Biết khoảng cách từ Hà Nội tới Sơn Tây là 45km.
A. 90 phút B. 45 phút C. 54 phút D. 0,45 giờ
Câu 4: Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?
A. Màng loa trong điện thoại. B. Bạn Hà.
C. Màn hình của điện thoại. D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.
Câu 5: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây?
A. Khuếch tán B. Thẩm thấu C. Bán thấm D. Đối lưu
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chan_troi_sang_t.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CTST ĐOÀN THỊ ĐIỂM NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm Câu 1: Ngưỡng âm thanh làm đau tai là: A. 120dB B. 130dB C. 70dB D. 60dB Câu 2: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì? A. Li, Si, Ne B. Mg, P, Ar C. K, Fe, Ag D. B, Al, In Câu 3: Một xe máy chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Thời gian để xe máy đi từ Hà Nội tới Sơn Tây? Biết khoảng cách từ Hà Nội tới Sơn Tây là 45km. A. 90 phút B. 45 phút C. 54 phút D. 0,45 giờ Câu 4: Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây? A. Màng loa trong điện thoại. B. Bạn Hà. C. Màn hình của điện thoại. D. Nút chỉnh âm trên điện thoại. Câu 5: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây? A. Khuếch tán B. Thẩm thấu C. Bán thấm D. Đối lưu Câu 6: Trong hình sau, đâu là ảnh của S qua gương phẳng? A. S1 B. S2 C. S3 D. S4
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 7: Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hoá trị là: A. Hợp chất cộng hoá trị có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí. B. Hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy kém hơn hợp chất ion. C. Hợp chất cộng hoá trị có có phân cực thường tan được trong nước. D. Hợp chất cộng hoá trị không phân cực dẫn điện ở mọi trạng thái. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản? A. Bảo quản lạnh là phương pháp bảo quản nông sản có hiệu quả cao nhất. B. Các loại thực phẩm đều có nhiệt độ bảo quản thích hợp như nhau. C. Hạt được phơi khô đến khi độ ẩm của hạt còn dưới 13%. D. Các loại thực phẩm, rau, quả thường được bảo quản trong kho lạnh. Câu 9: Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10: Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây? A. Lục lạp B. Ribosome C. Lysosome D. Ti thể Câu 11: Cho các phân tử sau: CO2, H2, CaCl2, Cl2. Phân tử có khối lượng nhỏ nhất là A. CO2. B. H2. C. CaCl2. D. Cl2. Câu 12: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = . km/h. A. 54 km/h. B. 4,167 km/h. C. 540 km/h. D. 360 km/h. Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp? A. Nhiệt độ cao từ 40oC – 45oC thuận lợi cho hầu hết các loài cây quang hợp. B. Cây dừa, cây phi lao, cây thông là những cây cần nhiều ánh sáng. C. Nếu nồng độ CO2 tăng quá cao có thể làm cây chết vì ngộ độc. D. Quang hợp của cây sẽ khó khăn khi tế bào lá cây mất nước. Câu 14: Cho ô nguyên tố nitrogen như hình sau:
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nguyên tử nitrogen có 14 proton. B. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là Ni. C. Nguyên tố nitrogen ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 7 amu. Câu 15: Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây ngập úng? A. Vì để oxygen dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hô hấp. B. Vì để carbon dioxide dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hô hấp. C. Vì để oxygen dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hạn chế hô hấp. D. Vì để tăng lượng carbon dioxide trong đất, giúp rễ cây vận chuyển nước và muối khoáng dễ dàng hơn. Câu 16: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích? A. Cân điện tử. B. Cổng quang điện. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Bình chia độ. II. Tự luận Câu 1 Trình bày những đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp. Câu 2 a) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si hóa trị IV và O. b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất vừa lập ở ý a). Biết khối lượng nguyên tử Si là 28. Câu 3 a) Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h. b) Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là bao nhiêu?
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm 1. B 2. B 3. C 4. A 5. A 6. C 7. D 8. D 9. A 10. D 11. B 12. A 13. A 14. C 15. A 16. D II. Tự luận Câu 1 Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau: Bên ngoài: - Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng. - Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng. - Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. Bên trong: - Tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên của lá. - Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ (con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp) và mạch rây (con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá). Câu 2 a) Oxygen có hóa trị II. Gọi công thức tổng quát của hợp chất là: SxOy (x, y là số dương) Theo quy tắc hóa trị, ta có: x . IV = y . II => x/y = 2/4 = ½ => Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si (IV) và O là: SiO2. b) Công thức tính % nguyên tố trong hợp chất: KLNT( A ). x %A .100% KLPT( ) A x B y => % khối lượng Si trong hợp chất SiO2 là: %Si = 46,67%. => % khối lượng O trong hợp chất SiO2 là: %O = 53,33%
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm 1. C 2. C 3. B 4. D 5. A 6. D 7. B 8. D 9. B 10. A 11. D 12. C 13. D 14. C 15. C 16. C II. Tự luận Câu 1 a) Ô nguyên tử chlorine cho biết các thông tin: + Số hiệu nguyên tử: 17 + Kí hiệu hóa học: Cl + Tên nguyên tố: Chlorine + Khối lượng nguyên tử: 35,5 b) Phân tích: 17 = 2 + 8 + 7 => Nguyên tố chlorine nằm ở ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 2 Câu 3 a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố: C, H và O b) - Nguyên tố C: Có 6 nguyên tử C (khối lượng nguyên tử: 12 amu) => Khối lượng nguyên tố C trong 1 phân tử glucose = 12 amu x 6 = 72 amu - Nguyên tố H: Có 12 nguyên tử H (khối lượng nguyên tử: 1 amu) => Khối lượng nguyên tố H trong 1 phân tử glucose = 1 amu x 12 = 12 amu - Nguyên tố O: Có 6 nguyên tử O (khối lượng nguyên tử: 16 amu) => Khối lượng nguyên tố O trong 1 phân tử glucose = 16 amu x 6 = 96 amu c) Khối lượng phân tử glucose = khối lượng nguyên tố C + khối lượng nguyên tố H + khối lượng nguyên tố O = 72 amu + 12 amu + 96 amu = 180 amu
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm Câu 1: Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm? A. Hydrogen B. Helium C. Nitrogen D. Sodium Câu 2: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố K trong phân bón KNO3 là: A. 38,6% B. 47,5% C. 13,9% D. 27,8% Câu 3: Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây? A. 70,5 km/h. B. 72,3 km/h. C. 74,5 km/h. D. 75,6 km/h. Câu 4: Hàm lượng khi carbon dioxide trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là: A. 0,01% B. 0,03% C. 0,008% D. 0,008 – 0,01% Câu 5: Hóa trị của Aluminium tron hợp chất Al2O3 là A. I B. II C. III D. IV Câu 6: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp B. Tấm gỗ C. Mặt gương D. Đệm cao su Câu 7: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số thứ tự ô nguyên tố A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. 12 B. 24 C. 13 D. 6 Câu 8: Liên kết được hình thành trong phân tử muối ăn là A. liên kết cộng hóa trị B. liên kết ion C. liên kết hydrogen D. liên kết kim loại Câu 9: Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau: A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn. B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh. C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh. D. Cả 3 phương án đúng. Câu 10: Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là A. xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không. B. cung cấp khí carbon dioxide.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. hong khô ống nghiệm. D. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm. Câu 11: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành A. hoá năng. B. nhiệt năng. C. điện năng. D. cơ năng. Câu 12: Để đô tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau: 1) Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật 2) Dùng thước đo độ dài quãng đường s. 3) Xác định vạch xuất phát và vạch đích khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích. 4) Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích. Cách sắp xếp nào sau đây đúng? A. 1 => 2 => 3 => 4 B. 3 => 2 => 1 => 4 C. 2 => 4 => 1 => 3 D. 3 => 2 => 4 => 1 Câu 13: Những loài cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) thì cơ quan thực hiện quá tình quang hợp là: A. Gai B. Thân C. Rễ D. Hoa Câu 14: Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm của vật sẽ biến đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm Câu 15: Cho các chất sau: sodium chloride, hydrogen, carbon dioxide, magnesium oxide, nước. Trong các chất trên, số chất cộng hóa trị là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền. B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau. C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm. D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai II. Tự luận Câu 1: Phân tử calcium carbonate có cấu tạo từ các nguyên tố calcium, carbon và oxygen. Biết khối lượng phân tử calcium carbonate là 100 amu, nguyên tố calcium và carbon lần lượt chiếm 40% và 12% khối lượng phân tử. Hãy xác định công thức hóa học của calcium carbonate. Câu 2: a) Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau: Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh? b) Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào? Câu 3: a) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật b) Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm 1. B 2. A 3. D 4. B 5. C 6. C 7. A 8. B 9. D 10. A 11. C 12. D 13. B 14. A 15. C 16. C II. Tự luận Câu 1: Ta có: %O = 100% - %Ca - %C = 100% - 40% - 12% = 48%. Đặt công thức hóa học của hợp chất của dạng: CaxCyOz. Vậy công thức hóa học của calcium carbonate là CaCO3. Câu 2: a) Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là: Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là: v = s/t = 100/14,25 ≈ 7,02 (m/s) b) Theo đề bài ta có: i + i ' = 900 Mà i = i ' nên 2i = 900 ⇒ i = 900 / 2 = 450 Câu 3: a)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b) Cơ thể của chúng ta luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng. Khi chạy quá trình này diễn ra nhanh hơn, năng lượng và nhiệt tạo ra nhiều hơn, khiến cơ thể nóng lên,cơ thể cần một lượng lớn oxygen để chuyển hóa năng lượng nên nhịp thở và nhịp tim tăng lên, cơ thể toát mồ hôi, nhiệt năng cũng một phần thoát ra ngoài từ đó, giúp điều hòa thân nhiệt. ĐỀ SỐ 4 I. Trắc nghiệm Câu 1: Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn người bệnh bướu cổ ở người? A. Chlorine B. Oxygen C. Helium D. Iodine Câu 2: Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là: A. I B. II C. III D. IV Câu 3: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển? A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 4: Loài thực vật nào sau đây được xếp vào nhóm cây ưa bóng? A. Cây lá lốt B. Cây phi lao C. Cây xương rồng D. Cây phượng. Câu 5: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán? A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương. B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước. C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng. D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len. Câu 6: Phần trăm khối lượng nguyên tố oxygen trong hợp chất N2O là A. 76,19% B. 63,64% C. 36,36% D. 20,19% Câu 7: Quá trình hô hấp có ý nghĩa A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật. C. làm sạch môi trường. D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 8: Cho mô hình nguyên tử nitrogen như sau: Phát biểu nào sau đây là chính xác? A. Nitrogen nằm ở ô thứ 6 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. B. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 14. C. Nitrogen thuộc nhóm kim loại. D. Số lượng electron trong nguyên tử nitrogen là 8. Câu 9: Phân tử hóa học nào sau đây tồn tại liên kết ion trong phân tử? A. Ammonia. B. Carbon dioxide C. Magnesium oxide D. Đường ăn. Câu 10: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch xuất mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s. Tốc độ của ô tô này bằng bao nhiêu? A. 14,3 km/h B. 51,4 km/h C. 18,5 m/s D. 21,1 m/s Câu 11: Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người nông dân thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Mục đích của việc làm này là: A. Duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây quang hợp. B. Tránh cho cây mất nước quá nhiều. C. Tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. D. Duy trì hàm lượng oxygen trong đất. Câu 12: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h Thời gian (h) 1 2 3 4 Quãng đường (km) 60 120 180 240 Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 13: Khối lượng phân tử hợp chất MgO là: A. 16 B. 40 C. 42 D. 60 Câu 14: Trao đổi chất ở sinh vật là A. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển. B. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật đảm bảo duy trì sự sống. C. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống. D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Câu 15: Chiếu một tia sáng tới chếch một góc 20o vào một gương phẳng như hình dưới đây ta được tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc: A. 40o B. 70o C. 80o D. 140o Câu 16: Nguyên tố X có số thứ tự 14 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai II. Tự luận Câu 1: Hợp chất X có công thức FexOy, trong đó O chiếm 30% theo khối lượng. Biết khối lượng phân tử X là 160 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất X. Câu 2: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật. Câu 3: a) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường? b) Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Trắc nghiệm 1. D 2. A 3. D 4. A 5. D 6. C 7. B 8. B 9. C 10. B 11. B 12. D 13. B 14. B 15. D 16. C II. Tự luận Câu 1 %Fe = 100% - %O = 100% - 30% = 70%. Đặt công thức hóa học của X là FexOy. Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử X là: 112 (amu) Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử X là: 160 – 112 = 48 (amu) 56 × x = 112 (amu) => x = 2. 16 × y = 48 (amu) => y = 3. Vậy công thức hóa học của X là: Fe2O3. Câu 2: Khí khổng là cơ quan trao đổi khí ở thực vật. Khí khổng thường tập trung ở mặt dưới của lá. Khí khổng thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước. Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành ngoài mỏng và thành trong dày. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày căng theo và khí khổng mở, thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại, hạn chế sự thoát hơi nước.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 3: a) Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường thứ nhất là: Vận tốc trung bình của người đi bộ trên cả hai đoạn đường là: b) - Vì có vách đá cản nên có âm phản xạ dội trở lại. - Gọi t là thời gian để âm đi tới vách đá. Ta có: t = s/v = 680 : 340 = 2 (s) - Thời gian nghe được âm phản xạ kể từ khi la to là: t1 = 2t = 2.2 = 4 (s) ĐỀ SỐ 5 I. Trắc nghiệm Câu 1: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm? A. O, S, Se B. N, O, F C. Na, Mg, K D. Ne, Na, Mg Câu 2: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o. Khi đó góc phản xạ có giá trị: A. 15o B. 30o C. 45o D. 60o Câu 3: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình A. phân giải. B. tổng hợp. C. đào thải. D. chuyển hóa năng lượng. Câu 4: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn song ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra? A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm. B. Do không khí bên trên bề mặt nước không dao động. C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn. D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 5: Nhà Quang cách nhà Nam 210m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là: A. 4,8 km/h B. 1,19 m/s C. 4,8 m/phút D. 1,4 m/s Câu 6: Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của glycerol là: A. 14 amu B. 29 amu C. 92 amu D. 42 amu Câu 7: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào? A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP. B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen. C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng. D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide. Câu 8: Mặt của miếng bìa trong hình dưới đây được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương? Câu 9: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì: A. Mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron. B. Một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron. C. Proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. D. Mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron. Câu 10: Những vai trò nào sau đây là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cơ thể sinh vật? (1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. (2) Cung cấp nhiệt năng sưởi ấm không khí xung quanh cơ thể. (3) Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai (4) Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. (5) Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (5). Câu 11: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là: A. 1 Hz B. 30 Hz C. 60 Hz D. 120 Hz Câu 12: Cơ quan thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu ở cây là: A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa Câu 13: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào? A. Chất rắn B. Chất rắn và chất lỏng C. Chân không D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị. B. Hợp chất chỉ có liên kết ion là chất ion. C. Một số hợp chất có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. D. Ở điều kiện thường, hợp chất ở thể rắn là chất ion. Câu 15: Tại điểm nào trong hình dưới đây từ trường là mạnh nhất? A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm C D. Điểm D Câu 16: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp. B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào. D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp. II. Tự luận Câu 1: Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình. Em hãy giải thích vì sao. Câu 2: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới đây. a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC, CD. b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất? Câu 3 a) Citric acid là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong tự nhiên, citric acid có trong quả chanh và một số loại quả như bưởi, cam Citric acid có công thức hóa học là C6H8O7. Hãy tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong citric acid. b) Hợp chất được tạo thành từ nguyên tố A và oxygen có khối lượng phân tử là 160 amu. Trong đó, khối lượng của A chiếm 70%. Biết trong hợp chất trên, A có hóa trị III. Hãy xác định nguyên tố A và công thức hóa học của hợp chất.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. Trắc nghiệm 1. A 2. B 3. A 4. D 5. D 6. C 7. D 8. C 9. B 10. A 11. A 12. C 13. C 14. D 15. A 16. B II. Tự luận Câu 1: Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình vì: Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ. Mà quá trình hô hấp tế bào là quá trình giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt năng. Chính nhiệt năng được thải ra trong quá trình hô hấp tế bào của hạt đang nảy mầm là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trong bình. Câu 2: Tốc tốc độ của vật trên đoạn OA 1,5 v 0,15 km / ph A 10 Tốc tốc độ của vật trên đoạn AB vB = 0 Tốc tốc độ của vật trên đoạn BC 4 1,5 v 0,25 km / ph C 10 Tốc tốc độ của vật trên đoạn CD vD = 0 b) Ta thấy vC > vA > vB = vD Vậy giai đoạn BC vật chuyển động nhanh nhất. Câu 3: a) Citric acid gồm: 6 nguyên tử C, 8 nguyên tử H và 7 nguyên tử O Ta có: Khối lượng của nguyên tố C trong C6H8O7 là: mC = 6 x 12 amu = 72 amu Khối lượng của nguyên tố H trong C6H8O7 là: mH = 1 x 8 amu = 8 amu Khối lượng của nguyên tố O trong C6H8O7 là: mO = 7 x 16 amu = 112 amu => Khối lượng phân tử C6H8O7 là: MC6H8O7 = 72 + 8 + 112 = 192 amu
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b) Đặt công thức hóa học của hợp chất là AxOy. A chiếm 70% nên O chiếm 100% - 70% = 30%. Khối lượng nguyên tố O trong hợp chất là: Ta có: y × 16 = 48 ⇒ y = 3. Trong phân tử A có hóa trị III nên: x . III = y . II Lại có y = 3 ⇒ x = 2. Hợp chất là A2O3. Khối lượng A trong hợp chất là: 160 – 48 = 112 Vậy khối lượng nguyên tử A là: 112 : 2=56 (amu) Nguyên tố A là Fe và công thức hóa học của hợp chất là Fe2O3.