Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lương Tân Thịnh (Có đáp án)
Câu 1: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:
A. Mưa lũ
B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ
C. Mưa rào
D. Nắng nóng
Câu 2: Đạm Urê bảo quản bằng cách:
A. Phơi ngoài nắng thường xuyên
B. Để nơi khô ráo
C. Đậy kín, để đâu cũng được
D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát
Câu 3: Tiêu chuẩn nào sau đây được đánh giá là một giống tốt?
A. Sinh trưởng mạnh, chất lượng tốt
B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt
C. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh
D. Có năng suất cao và ổn định
Câu 4: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng:
A. Lai tạo giống
B. Giâm cành
C. Ghép mắt
D. Chiết cành
Câu 5: Khi trồng giống mới ngắn ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 6: Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp:
A. phương pháp canh tác.
B. phương pháp sinh học.
C. phương pháp hóa học.
D. phương pháp thủ công.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lương Tân Thịnh (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 1. ĐỀ SỐ 1 A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C, D đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí: A. Mưa lũ B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ C. Mưa rào D. Nắng nóng Câu 2: Đạm Urê bảo quản bằng cách: A. Phơi ngoài nắng thường xuyên B. Để nơi khô ráo C. Đậy kín, để đâu cũng được D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát Câu 3: Tiêu chuẩn nào sau đây được đánh giá là một giống tốt? A. Sinh trưởng mạnh, chất lượng tốt B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt C. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh D. Có năng suất cao và ổn định Câu 4: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: A. Lai tạo giống B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành Câu 5: Khi trồng giống mới ngắn ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 6: Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp: A. phương pháp canh tác. B. phương pháp sinh học. C. phương pháp hóa học. D. phương pháp thủ công. B. Tự luận: Câu 1: Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?
- Câu 2. Nêu vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt, có những phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào. Theo em phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào thường được tiến hành rộng rãi nhất? Câu 3. Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn, và cẩn thận.Liên hệ địa phương em đã thực hiện như thế nào? Câu 4: Hãy kể tên các loại rau, củ quả thường được sấy khô mà em biết ĐÁP ÁN A. Phần Trắc Ngiệm Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: A Câu 6: D B. Tự luận Câu 1: - Bảo quản nông sản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản. - Bảo quản thông thoáng, bản quản kín, bảo quản lạnh. Câu 2: - Giống cây trồng có vai trò làm tăng năng suất cây trồng, tăng sản lương nông sản và góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng - Phương pháp chọn lọc. - Phương pháp lai - Phương pháp gây đột biến - ( Phương pháp nuôi cấy mô ) -> Phương pháp chọn tạo giống cây trồng thường được tiến hành rộng rãi nhất là phương pháp chọn lọc. Câu 3: + Đúng độ chín chất lượng quả hạt tốt hơn, nhanh tránh được thời tiết không thuận lợi chuẩn bị tốt cho vụ sau, cẩn thận tránh rơi vãi hao hụt số lượng. + Sớm hoặc muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất sản phẩm. VD: lúa chín thu hoạch chậm rụng nhiều, cây bị đổ nhiều ngâm nước chất lượng hạt kém, thu hoạch sớm hạt còn xanh chất lượng không tốt. Câu 4: Sấy khô. Vd: rau, quả ,củ : rau, măng, lúa, ngô, sắn 2. ĐỀ SỐ 2 A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C, D đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Bón thúc là cách bón: A. Bón 1 lần B. Bón nhiều lần C. Bón trước khi gieo trồng D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây Câu 2: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào? A. Bón theo hốc B. Bón theo hàng C. Bón vãi D. Phun lên lá Câu 3: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào sau đây dễ thực hiện nhất ở địa phương em thường áp dụng? A. Phương pháp lai B. Phương pháp gây đột biến C. Phương pháp chọn lọc D. Phương pháp nuôi cấy mô
- Câu 4: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp chọn lọc B. Phương pháp lai C. Phương pháp gây đột biến D. Phương pháp nuôi cấy mô Câu 5: Trong các kết luận dưới đây kết luận nào là đúng: A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh. B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh tốt nhất. C. Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu, bệnh. D. Bón vôi là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh. Câu 6: Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh có ưu điểm: A. diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công. B. không làm ô nhiễm môi trường. C. không gây độc hại cho ngươi và gia súc. D. đơn giản, dễ thực hiện . B. Tự luận: Câu 1: Tiêu chí của một giống cây trồng tốt? Câu 2: Đất trồng là gì? Đất trồng bao gồm những thành phần nào, nêu vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng? Câu 3: Làm đất nhằm mục đích gì? Nêu các công việc lên luống và tác dụng của lên luống. Ở địa phương em lên luống áp dụng cho các loại cây trồng nào? Câu 4: Hãy kể tên các loại rau, củ quả thường được sấy khô mà em biết? ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: A Câu 6: A B. Tự luận Câu 1. - Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. - Có chất lượng tốt. - Có năng suất cao và ổn định. - Chống, chịu được sâu bệnh. Câu 2 - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp cuả vỏ trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. - Đất trồng gồm có 3 thành phần: rắn, lỏng và khí + Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng + Phần lỏng Cung cấp nước để hoà tan chất dinh dương cho cây + Phần khí: Cung cấp khí oxy cho cây trồng Câu 3. + Làm cho đất tơi xốp có đủ ôxi cho cây + Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. + Diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh Lên luống: thẳng phẳng trên mặt có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp với cây trồng. Tác dụng: chống úng, tạo lớp đất canh tác dày để chăm sóc. Lên luống áp dụng cho cây: khoai, rau, đỗ, ngô, Câu 4. * Muối chua : rau, cải, măng, dưa leo, giá, củ cải đỏ
- 3. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Vai trò của trồng rừng? Câu 2: Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào? Câu 3: Cho biết trong trồng trọt thường gặp những khó khăn gì? ĐÁP ÁN Câu 1: Vai trò của trồng rừng: - Cung cấp lương thực. - Cung cấp thực phẩm. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nguyên liệu công nghiệp xuất khẩu. Câu 2: Bảo quản nông sản nhằm mục đích: Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng nông sản. Các biện pháp bảo quản nông sản: - Bảo quản thông thoáng. - Bảo quản kín. - Bảo quản lạnh. Câu 3: Khó khăn trong trồng trọt: - Sâu bệnh phá hoại cây trồng. - Thời tiết thất thường như rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng. - Hạn hán, lũ lụt. - Giá thành nông sản. 4. ĐỀ SỐ 4
- Câu 1: Trình bày các tiêu chí của hạt giống đem gieo? Câu 2: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì? Câu 3: Cho biết trong trồng trọt thường gặp những khó khăn gì? ĐÁP ÁN Câu 1: Các tiêu chí của hạt giống đem gieo là: - Tỉ lệ nảy mầm cao. - Không có sâu, bệnh. - Độ ẩm thấp. - Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại. - Sức nảy mầm mạnh. - Kích thước hạt to. Câu 2: Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng là: - Làm rào bảo vệ. - Phát quang. - Làm cỏ. - Xới đất, vun gốc. - Bón phân. - Tỉa và dặm cây. Câu 3: Khó khăn trong trồng trọt: - Sâu bệnh phá hoại cây trồng. - Thời tiết thất thường như rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng.
- - Hạn hán, lũ lụt. - Giá thành nông sản. 5. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Hãy nêu các điều kiện để lập vườn gieo ươm cây rừng? Câu 2: Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ? Câu 3: Cho biết trong trồng trọt thường gặp những khó khăn gì? ĐÁP ÁN Câu 1: Điều kiện để lập vườn gieo ươm cây trồng: - Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh. - Độ pH từ 6 – 7. - Mặt đất bằng hay hơi dốc. - Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. Câu 2: Người ta thường chế biến nông sản bằng cách: - Sấy khô: vải, nho, chuối, hồng - Chế biến thành tinh bột hay bột mịn: sắn, khoai, ngô, đỗ - Muối chua: bắp cải, cà pháo - Đóng hộp: đào, mận, mơ Câu 3: Khó khăn trong trồng trọt: - Sâu bệnh phá hoại cây trồng. - Thời tiết thất thường như rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng. - Hạn hán, lũ lụt.
- - Giá thành nông sản.