Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1:Nêu sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn của kiểu biến thái côn trùng?
Câu 2:
a) Thế nào là biện pháp hóa học?
b) Biện pháp này có những ưu điểm, nhược điểm gì?
Câu 3: Trình bày các phương pháp tưới cây?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 1. ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn của kiểu biến thái côn trùng? Câu 2: a) Thế nào là biện pháp hóa học? b) Biện pháp này có những ưu điểm, nhược điểm gì? Câu 3: Trình bày các phương pháp tưới cây? ĐÁP ÁN Câu 1: * Sự khác nhau giữa hai kiểu biến thái của côn trùng: - Biến thái hoàn toàn: + Trải qua 4 giai đoạn: Trứng -> Sâu non -> Nhộng -> Sâu trưởng thành + Sâu non phá hại cây trồng nhiều nhất. Hình thái, Cấu tạo thay đổi - Biến thái không hoàn toàn: + Trải qua 3 giai đoạn: Trứng - > Sâu non - > Sâu trưởng thành + Sâu trưởng thành phá hại cây trồng nhiều nhất. Hình thái, Cấu tạo không thay đổi, thay đổi kích thước Câu 2: - Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh - Ưu điểm: Diệt nhanh, ít tốn công - Nhược: Gây độc cho người, động vật, ô nhiễm môi trường(nước, không khí, đất), tốn nhiều chi phí Câu 3: - Các phương pháp tưới cây: + Tưới ngập: Cho nước ngập tràn vào mặt ruộng + Tưới theo hàng: tưới vào gốc cây + Tưới phun mưa: Nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun + Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh luống để thấm dần vào luống
- 2. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Câu 2: Ở địa phương em thường có loại sâu bệnh nào? Sử dụng biện pháp nào để phòng trừ loại sâu bệnh đó? Theo em, người dân đã thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sống của cây trồng chưa? Tại sao? Câu 3: Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào? Em hãy kể tên cách bảo quản nông sản ở địa phương em? Câu 4: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì? Em hãy nêu mục đích, các biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng? ĐÁP ÁN Câu 1: - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó có cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm - Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng có hạn vì vậy phải sử dụng đất trồng hợp lí. Câu 2: - Hs nêu được các loại sâu bệnh ở địa phương. - Nêu được các biện pháp mà người dân sử dụng để phòng trừ loại sâu bệnh đó - Tồn tại còn 1 số người dân thực hiện chưa tốt việc bảo vệ môi trường sống của cây trồng vì sau khi sử dụng các biện pháp chưa sử lí triệt để những loại hoá chất hoặc chai lọ chứa đựng các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ Câu 3: - Mục đích của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản: Tránh thất thoát sản phẩm do sâu bệnh, chim, chuột phá hoại cũng như độ chín của sản phẩm - Nêu được yêu cầu của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản: Tùy vào từng loại nông sản. HS lấy được ví dụ Câu 4: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc: - Mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + cho sản phẩm cao và tốt nhất. - Các biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng: + Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng + Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc. + Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ rừng và phát triển rừng.
- 3. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Nêu vai trò và của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta? Câu 2: Trình bày vòng đời phát triển của sâu, bệnh và giai đoạn nào sâu, bệnh phá hại cây trồng mạnh nhất? Câu 3: Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; phân đạm, Kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc? Câu 4: Đất trồng có nguồn gốc từ đâu? ĐÁP ÁN Câu 1: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người . - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến . - Cung cấp nông sản để xuất khẩu . Câu 2: - Sự biến thái hoàn toàn: + Trứng Sâu Non Nhộng Sâu Trưởng Thành + Sâu non phá hại cây trồng mạnh nhất - Sự biến thái không hoàn toàn: + Trứng Sâu Non Sâu Trưởng Thành + Sâu trưởng thành phá hại cây trồng mạnh nhất . Câu 3: - Phân hữu cơ và phân lân: các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được - > dùng bón lót - Phân đạm, Kali, hỗn hợp: tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay -> dùng bón thúc. Câu 4: Đất trồng là sản phẩm của quá trình phun hoá đất do tác động địa chất, khí hậu, sinh vật, con người. 4. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh có tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại như thế nào?
- Câu 2: Hãy trình bày các phương pháp chọn tạo giống cây trồng? Câu 3: Căn cứ vào đâu để chia thành các cách bón phân cho đất? Phân tích cách bón phân đó? Câu 4: Đất trồng có nguồn gốc từ đâu? ĐÁP ÁN Câu 1: Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sau bệnh có tác dụng: - Vệ sinh đồng ruộng - Làm đất - Gieo trồng đúng thời vụ - Chăm sóc kịp thờ, bón phân hợp lí - Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích - Sử dụng giống chống sâu bệnh Câu 2: Các phương pháp: - Phương pháp chọn lọc. - Phương pháp lai. - Phương pháp gây đột biến. - Phương pháp nuôi cấy mô. Câu 3: - Căn cứ vào thời kì bón và hình thức bón để phân chia thành các cách bón phân - Căn cứ vào thời kì bón: bón lót và bón thúc + Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con nay khi nó mới mọc, bén rễ + Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Nhằm mục đích đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. - Căn cứ hình thức có 4 cách bón: + Bón vãi (rải), bón theo hàng, bón theo hốc, bón phun trên lá Câu 4: Đất trồng là sản phẩm của quá trình phun hoá đất do tác động địa chất, khí hậu, sinh vật, con người. 5. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Trình bày vai trò của ngành trồng trọt ở nước ta ? Cho biết trong trồng trọt thường gặp những khó khăn gì? Câu 2: Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản ? Bảo quản và chế biến có gì giống và khác nhau?
- Câu 3: Ở địa phương em nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? Vì sao? ĐÁP ÁN Câu 1: * Vai trò của trồng trọt : - Lương thực, thực phẩm cho con người, cho chăn nuôi. - Nguyên liệu cho các nhà máy. - Nông sản cho xuất khẩu. *Khó khăn trong trồng trọt : + Sâu bệnh phá hoại cây trồng. + Thời tiết thất thường như rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng. + Hạn hán, lũ lụt. + Giá thành nông sản. Câu 2: * Ảnh hưởng của thu hoạch đến việc bảo quản: - Thu hoạch đạt yêu cầu kỹ thuật tạo thuận lợi cho bảo quản. - Thu hoạch không đạt yêu cầu sẽ khó hoặc không bảo quản được. * Giống nhau: - Bảo quản và chế biến giống nhau cùng một mục đích.: giữ cho sản phẩm được sử dụng lâu dài. * Khác nhau: - Bảo quản khác chế biến là giữ nguyên trạng thái sản phẩm. - Chế biến là biến đổi sản phẩm khác trạng thái ban đầu, tăng giá trị sử dụng. Câu 3: - Ở địa phương em nhiệm vụ trồng rừng sản xuất là chủ yếu: rừng cao su. - Mủ cao su là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao được ví như là “vàng trắng” trong chiến lược kinh tế của việt nam.