Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án)

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Giâm cành là phương pháp

A. nuôi cấy mô

B. nhân giống vô tính

C. nhân giống hữu tính

D. nhân giống vô tính và hữu tính

Câu 2: Theo mục đích sử dụng, rừng được chia làm bao nhiêu loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất?

A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng.

B. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2, thải ra O2, giúp điều hòa khí hậu.

C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người.

D. Khả năng bảo tồn và lưu giữ nguồn gene sinh vật.

Câu 4: Cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng để

A. cây con không bị cây hoang dại chèn ép

B. cây con không gãy đổ khi mưa bão

C. bổ sung dinh dưỡng cho cây con

D. cung cấp đủ nước cho cây con

Câu 5: Cho các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau:

Tạo lô trong hố đất trồng cây

Lấp đất kín gốc cây

Đặt cây con vào giữa hố đất

Vun gốc

Nén đất

Hãy khoanh vào đáp án có thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần đúng.

A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).

B. (1) → (2) → (5) → (3) → (4).

C. (1) → (3) → (2) → (5) → (4).

D. (1) → (3) → (4) → (2) → (5).

docx 5 trang Thái Bảo 02/07/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_7_canh_dieu_nam_hoc_2023_2.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU MÔN THI: CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Giâm cành là phương pháp A. nuôi cấy mô B. nhân giống vô tính C. nhân giống hữu tính D. nhân giống vô tính và hữu tính Câu 2: Theo mục đích sử dụng, rừng được chia làm bao nhiêu loại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất? A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng. B. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2, thải ra O2, giúp điều hòa khí hậu. C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người. D. Khả năng bảo tồn và lưu giữ nguồn gene sinh vật. Câu 4: Cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng để A. cây con không bị cây hoang dại chèn ép B. cây con không gãy đổ khi mưa bão C. bổ sung dinh dưỡng cho cây con D. cung cấp đủ nước cho cây con Câu 5: Cho các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau: Tạo lô trong hố đất trồng cây Lấp đất kín gốc cây Đặt cây con vào giữa hố đất Vun gốc Nén đất Hãy khoanh vào đáp án có thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần đúng.
  2. A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). B. (1) → (2) → (5) → (3) → (4). C. (1) → (3) → (2) → (5) → (4). D. (1) → (3) → (4) → (2) → (5). Câu 6: Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi. B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. C. Cung cấp nguồn phân bón và sức kéo. D. Cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu. Câu 7: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại cây trồng? A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp vật lí, cơ giới C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học Câu 8: Có bao nhiêu bước trong quy trình trồng trọt? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống ghép cây? A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới. B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng. C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới. D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con. Câu 10: Tại sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm cành? A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm. B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm D. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm. Câu 11: Cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng để A. cây con không bị cây hoang dại chèn ép B. cây con không gãy đổ khi mưa bão C. bổ sung dinh dưỡng cho cây con D. cung cấp đủ nước cho cây con
  3. Câu 12: Công việc nào không thể làm để phát triển, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái là A. Tham gia phong trào “Tết trồng cây” ở địa phương B. Chặt cây xanh ở khu đô thị, nơi công cộng C. Tuyên truyền bảo vệ rừng và môi trường sinh thái D. Tận dụng khoảng trống quanh gốc cây xanh đô thị Câu 13: Đâu không phải nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ở nước ta? A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Chăn thả gia súc C. Trồng rừng D. Chặt phá rừng bừa bãi Câu 14: Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành mấy nhóm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Mô tả nào sau đây là đúng với phương thức trồng ngoài trời? A. Kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh. B. Các khâu từ khi gieo trồng đến thu hoạch được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn. C. Là phương thức trồng trọt phổ biến D. Áp dụng cho cây trồng có gia trị kinh tế cao nhưng sinh trưởng khó khăn trong điều kiện tự nhiên. Câu 16: Ý nào không phải là mục đích của việc trồng cây rừng? A. Mở rộng diện tích rừng B. Phủ xanh đất trống, đồi trọc C. Mở rộng diện tích đất trồng trọt D. Tạo việc làm, mang lại thu nhập cho người dân Câu 17: Ưu điểm của trồng cây rừng bằng cây con có bầu? A. Cây có đủ rễ, thân, lá nên có sức đề kháng cao. B. Tốn chi phí vận chuyển cây C. Bộ rễ cây bị tổn thương, cây chậm phát triển D. Tỉ lệ cây sống thấp Câu 18: Năm thứ nhất có số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng là A. Chăm sóc cây rừng từ 1 đến 2 lần B. Chăm sóc cây rừng từ 2 đến 3 lần C. Chăm sóc cây rừng từ 3 đến 4 lần D. Chăm sóc cây rừng từ 4 đến 5 lần
  4. Câu 19: Với cây rừng trồng phân tán, người ta làm rào bảo vệ bằng cách nào? A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu rừng trồng B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu rừng trồng C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây Câu 20: Năm thứ tư có số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng là A. Chăm sóc cây rừng từ 1 đến 2 lần B. Chăm sóc cây rừng từ 2 đến 3 lần C. Chăm sóc cây rừng từ 3 đến 4 lần D. Chăm sóc cây rừng từ 4 đến 5 lần Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu hỏi 1. Nêu những triển vọng phát triển của trồng trọt ở nước ta. Câu hỏi 2. Nêu tác dụng của các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng? ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C B A C C A D C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C B C C A A C D Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu hỏi 1. Nêu những triển vọng phát triển của trồng trọt ở nước ta. Lời giải - Những triển vọng phát triển của trồng trọt là: + Với lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. + Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến ( nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn, ) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. + Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Câu hỏi 2. Nêu tác dụng của các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng? Lời giải
  5. - Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và một số cây khác làm hàng rào bao quanh => Giữ cây đứng thẳng và bảo vệ, tránh sự phá hại của thú rừng - Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng => Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng và để dễ dàng chăm sóc hơn vì không bị vướng bận những cây khác - Làm cỏ: Diệt cỏ mọc xen với cây rừng => Loại bỏ cây dại tranh ánh sáng, dinh dưỡng của cây rừng - Xới đất, vun gốc: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc, vun vào gốc cây => Giữ cho cây vững, cung cấp dinh dưỡng cho cây, cho dễ thoát nước hơn, tránh ngập úng làm chết cây - Bón phân: Cung cấp phân bón lót lúc chuẩn bị trồng và bón khi cây lớn lên => Bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây - Tỉa và dặm cây: Tỉa cây ở hố có nhiều cây, để lại 1 cây/ hố. Trồng vào chỗ cây chết, thưa => Đảm bảo mật độ cây rừng